Nga chờ Đức "gật đầu" để bắt đầu bơm khí đốt qua đường ống Nord Stream 2
Hà Linh (TH) 12/09/2021 07:58 | Thế giới 24 giờ
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, việc bơm khí đốt tự nhiên thương mại thông qua đường ống dẫn khí Nord Stream 2 sẽ chỉ được bắt đầu khi cơ quan quản lý của Đức bật đèn xanh.
![]() |
Nga chờ sự đồng ý của Đức để có thể bắt đầu bán khí đốt qua đường ống dẫn khí Nord Stream 2. Ảnh: Igor Kuznetsov/Nord Stream 2 |
"Thời gian để cho nguồn cung cấp khí đốt thương mại đi vào hoạt động phụ thuộc vào lập trường của cơ quan quản lý của Đức. Chúng tôi hy vọng rằng hàng triệu người tiêu dùng châu Âu sẽ có thể nhận được khí đốt của Nga trong tương lai gần nhất thông qua con đường ngắn nhất, tiết kiệm nhất và sinh thái" - bà Maria Zakharova nhấn mạnh.
Đồng diễn biến, trước đó, cùng ngày, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng, Nga hy vọng "không có gì và không có ai" sẽ ngăn được Nord Stream 2 đi vào hoạt động.
![]() |
Biển chỉ dẫn tới dự án đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 tại Lubmin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN |
Thời gian qua, tuy vấp phải sự chỉ trích từ Hoa Kỳ và Ukraine cùng một số nước Đông Âu khác, dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 trị giá 11 tỷ USD đã hoàn thanh và sẽ tăng gấp đôi khả năng xuất khẩu khí đốt của Nga qua Biển Baltic sang châu Âu.
Nord Stream 2 dự kiến sẽ được phía Đức chứng nhận, trong khi Nga có kế hoạch bắt đầu dòng khí qua đường ống vào cuối năm nay.
Truyền hình
Đáng chú ý
Chủ tịch VECOM: "Thương mại điện tử thông minh sẽ là xu hướng nổi bật nhất trong năm 2023"


Lễ hội Mường Ca Da, Thanh Hóa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Khoảng 800 đại biểu dự hội nghị hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Pháp lần thứ 12

Nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng lớn nhất của Pháp bị phạt hơn 1 tỷ euro
Bài viết mới
Nhật Bản nâng độ tuổi nghỉ hưu đối với công chức nhà nước

Thời kỳ làm việc tại nhà đã kết thúc đối với hàng triệu lao động Mỹ

Chuyên đề

Giao lưu hữu nghị quốc tế năm 2023

Quan hệ Việt Nam-Australia từ góc nhìn đối ngoại nhân dân

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.