Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Trung Quốc ở Biển Đông
"Tại cuộc họp hôm nay, SFRC đã thông qua dự luật về trừng phạt ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Dự luật sẽ được chuyển tới Thượng viện", Thượng nghị sĩ Bob Menendez - Chủ tịch SFRC cho hay.
Dự luật trên với tên gọi đầy đủ "Đạo luật trừng phạt vì Biển Đông và biển Hoa Đông" được Thượng nghị sĩ Marco Rubio và nhóm thượng nghị sỹ lưỡng đảng Mỹ đệ trình năm 2019. Dự luật nhằm vào những cá nhân, tổ chức Trung Quốc tham gia các hoạt động phi pháp của Bắc Kinh tại hai vùng biển này.
Công trình phi pháp của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam |
Theo dự luật, tổng thống Mỹ có thể phong tỏa tài sản, từ chối cấp hoặc tước thị thực đối với cá nhân liên quan đến việc phát triển các dự án phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông; hoặc đối với người có hành động hoặc chính sách đe dọa hòa bình, ổn định tại các khu vực tranh chấp tại Biển Đông hoặc tại khu vực do Hàn Quốc và Nhật Bản quản lý tại biển Hoa Đông.
Dự luật cấm các tổ chức tại Mỹ đầu tư hoặc cung cấp bảo hiểm cho các dự án liên quan đến các bên bị cấm vận.
Dự luật còn yêu cầu bổ sung lệnh trừng phạt tổ chức tài chính nước ngoài hỗ trợ cho người bị trừng phạt, nếu Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ xác định Trung Quốc đã có những hành động như: tuyên bố vùng nhận diện phòng không tại Biển Đông, bồi đắp tại một khu vực tranh chấp khác tại Biển Đông, chiếm quyền kiểm soát bãi Cỏ Mây, triển khai tên lửa đất đối không đến các đảo nhân tạo Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), lập đường cơ sở lãnh thổ quanh chuỗi đảo Trường Sa, quấy nhiễu tàu thuyền Philippines liên tục hoặc khiêu khích lực lượng Nhật, Mỹ tại biển Hoa Đông.
Dự luật yêu cầu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ báo cáo quốc hội mỗi 6 tháng, xác định bất kỳ cá nhân hoặc công ty Trung Quốc nào dính líu đến việc xây dựng hoặc phát triển các dự án bất hợp pháp ở Biển Đông. Các hoạt động trái phép được đề cập trong dự luật gồm cải tạo đất, xây đảo nhân tạo, xây hải đăng và cơ sở hạ tầng liên lạc di động.
Trong tuyên bố đưa ra mới đây, Thượng nghị sĩ Marco Rubio - một trong những người đề xuất dự luật nói trên bày tỏ hoan nghênh trước quyết định của SFRC.
"Mỹ cần các công cụ bổ sung để đối đầu với Trung Quốc khi nước này tiếp tục nỗ lực khẳng định quyền kiểm soát bất hợp pháp đối với các lãnh hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Việc ủy ban thông qua dự luật lưỡng đảng là bước đi quan trọng đầu tiên và tôi kêu gọi toàn thể Thượng viện nhanh chóng thông qua đạo luật này", ông Rubio cho hay.
Ngoài ra theo dự luật, Văn phòng Xuất bản chính phủ Mỹ không được xuất bản những tài liệu miêu tả vùng tranh chấp tại hai vùng biển trên là một phần của Trung Quốc, trừ một số ngoại lệ. Bộ Tư pháp và Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ không được có những hành động ngụ ý công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các khu vực tranh chấp. Dự luật cấm một số khoản viện trợ cho các nước công nhận yêu sách của Trung Quốc ở những vùng tranh chấp tại Biển Đông.
Trung Quốc thêm một lần thách thức quốc tế trên Biển Đông Luật giao thông hàng hải của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1.9.2021 yêu cầu tàu nước ngoài vào "vùng lãnh hải" Trung Quốc phải báo cáo thông tin về tàu và hàng hóa cho các cơ quan quản lý hàng hải của Trung Quốc. Đây được cho là một bước tiến trong âm mưu độc chiếm Biển Đông của nước này. |
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cơ sở hạ tầng cho lưỡng đảng Ngày 10/8, Thượng viện Mỹ đã thông qua thỏa thuận cơ sở hạ tầng trị giá 1.000 tỷ USD và đây là bước đầu tiên trong ưu tiên lập pháp hàng đầu của Tổng thống Mỹ Joe Biden. |
Trung Quốc yêu cầu làm rõ động cơ Đức đưa tàu chiến qua Biển Đông Một tàu chiến của Đức đã lên đường đến Biển Đông lần đầu tiên sau 2 thập kỷ trong khuôn khổ sứ mệnh kéo dài 6 tháng. |