Trung Quốc cáo buộc Mỹ là “kẻ phá hoại lớn nhất đối với hoà bình và ổn định ở Biển Đông"
Ngày 8.9, Trung Quốc nói rằng tàu khu trục tên lửa Mỹ USS Benfold đi vào đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép. Tuy nhiên, phía Mỹ nói rằng Trung Quốc đã xuyên tạc các hoạt động tự do hàng hải hợp pháp của họ.
Tàu chiến Mỹ USS Benfold. (Ảnh: US Navy) |
Thượng tá Tian Junli, phát ngôn viên Quân khu miền nam thuộc quân đội Trung Quốc, nói rằng nước này đã “triển khai các hoạt động trên biển và trên không để theo dõi, giám sát và xua đuổi tàu Mỹ", đồng thời cáo buộc Mỹ là “kẻ phá hoại lớn nhất đối với hoà bình và ổn định ở Biển Đông".
Trong khi đó Hạm đội 7 của Mỹ nói rằng tàu USS Benfold “khẳng định tự do hàng hải” ở quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trong tuyên bố cập nhật sau đó, Hạm đội 7 nói rằng tuyên bố của Trung Quốc là “sai lầm”. “Mỹ sẽ tiếp tục bay, đi tàu và hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật quốc tế cho phép, như USS Benfold đã làm”, tuyên bố nêu rõ.
Tuyên bố cũng khẳng định phát biểu của phía Trung Quốc “là hành động mới nhất trong hàng loạt hành động nhằm xuyên tạc các hoạt động hợp pháp trên biển của Mỹ, và khẳng định yêu sách thái quá và trái phép trên biển, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các quốc gia Đông Nam Á”.
Biển Đông trở thành một trong những điểm nóng nhất trong quan hệ Mỹ - Trung hiện nay.
Trước đó, ngày 27/8, Cục an toàn hàng hải Trung Quốc ra thông báo nói rằng 5 loại tàu nước ngoài, bao gồm tàu ngầm, tàu chạy bằng nhiên liệu hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ, tàu chở dầu thô, hoá chất, khí hoá lỏng và những chất độc hại khác, cũng như các tàu có thể đe doạ an toàn hàng hải của Trung Quốc, thuộc phạm vi tác động của luật mới.
Các tàu nước ngoài sẽ phải khai báo thông tin về tên, số hiệu, vị trí gần đây của tàu, số điện thoại vệ tinh và các hàng hoá nguy hiểm, thông báo cho biết.
Nếu hệ thống nhận dạng tự động của tàu không hoạt động bình thường thì cứ hai giờ một lần, chủ tàu phải báo cáo với cơ quan quản lý hàng hải của Trung Quốc về vị trí và tốc độ cho đến khi rời khỏi khu vực Trung Quốc coi là “lãnh hải” của họ. Luật này có hiệu lực từ ngày 1/9.
Như vậy, đến thời điểm này, trong khi Trung Quốc liên tục có những hành động phớt lờ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế, còn Mỹ thì thể hiện rõ sự thách thức những hành động của Trung Quốc bằng cách liên tục triển khai các hoạt động tự do hàng hải.
Chuyên gia Mỹ cáo buộc tàu Trung Quốc xả thải làm chết san hô ở Trường Sa của Việt Nam Theo chuyên gia Mỹ, hàng trăm tàu cá Trung Quốc đã xả thải trực tiếp xuống biển nhiều năm nay khi neo đậu dài ngày ở Trường Sa, làm hư hại rạn san hô. |
Mỹ đẩy mạnh hoạt động ở Biển Đông, thách thức Trung Quốc Ngày 16/3, hãng tin AP đưa tin, hoạt động của Hải quân Mỹ trong chiến dịch nhằm thách thức nỗ lực của Trung Quốc ở Biển Đông. |
Mỹ tuyên bố sẽ đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông Tạp chí Newsweek ngày 9.3 đưa tin Hải quân Mỹ bày tỏ quan ngại về sự trỗi dậy nhanh chóng của lực lượng quân sự biển của Trung Quốc, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục thách thức hoạt động của Bắc Kinh khắp châu Á - Thái Bình Dương. |