Tàu khảo sát mới của Trung Quốc bắt đầu hoạt động ở Biển Đông
Con tàu này mang tên Thực nghiệm 6, sẽ thực hiện “những nhiệm vụ khoa học quan trọng” ở cửa sông Châu Giang thuộc tỉnh Quảng Đông và vùng biển ở phía bắc Biển Đông.
Tàu khảo sát Thực nghiệm 6 của Trung Quốc CHỤP MÀN HÌNH SCMP |
Công trình đóng tàu Thực nghiệm 6 được bắt đầu vào tháng 11.2018 với vốn đầu tư 500 triệu nhân dân tệ (77 triệu USD). Ước tính tàu có thể chở 60 thủy thủ, lượng giãn nước là 3.990 tấn và có thể hoạt động trên biển liên tục 60 ngày.
Cũng theo tờ South China Morning Post, tàu này có thể tiến hành các cuộc nghiên cứu ở vùng biển gần các đảo nhỏ và bãi đá ở Biển Đông.
Giới chức trách Trung Quốc cho rằng tàu Thực Nghiệm 6 là lực lượng chủ chốt trong đội tàu nghiên cứu của Trung Quốc ở Biển Đông và các vùng biển lân cận. Đây được xem là tàu nghiên cứu cỡ trung tối tân ở Trung Quốc. Những phòng thí nghiệm trên tàu cho phép các nhà nghiên cứu xử lý, phân tích các mẫu thu thập được và gửi dữ liệu về cho các đồng nghiệp trong đất liền thông qua vệ tinh.
Theo ông Batongbacal, Trung Quốc công khai thừa nhận việc phát triển công nghệ hải dương và việc thực hiện nghiên cứu khoa học hải dương (MSR) là phương tiện bảo vệ yêu sách trên biển của nước này. Trung Quốc đã không ít lần triển khai tàu khảo sát đến vùng biển của nước khác ở Biển Đông, theo Philippine Daily Inquirer.
Trước đó, vào tháng 7, giới truyền thông Trung Quốc đưa tin Đại học Trung Sơn dự định triển khai tàu nghiên cứu cùng tên tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để khảo sát khí tượng vào tháng 10.
Truyền thông Trung Quốc gọi tàu nghiên cứu Đại học Trung Sơn là "phòng thí nghiệm di động cỡ lớn trên biển". Tàu dài 113 m, rộng 19,4 m với lượng giãn nước 6.880 tấn, là tàu nghiên cứu lớn nhất của Trung Quốc.
Trung Quốc nói rằng các nghiên cứu hàng hải sẽ phục vụ lợi ích cộng đồng, song các nước ven Biển Đông nghi ngờ điều này. Trung Quốc đơn phương vẽ ra cái gọi là "đường 9 đoạn" nhằm nêu yêu sách chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích Biển Đông. Trung Quốc còn chiếm đóng trái phép nhiều thực thể thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Mưu đồ của Trung Quốc khi điều 300 tàu ở Biển Đông Những ngày qua, Trung Quốc đang khiến dư luận quốc tế "dậy sóng" khi điều hàng loạt tàu đến gần một bãi đá ngầm trên biển Đông, được gọi là đá Ba Đầu, rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, thuộc quyền quản lý và chủ quyền của Việt Nam. |
Hàng chục tàu dân quân biển Trung Quốc đã trở lại Biển Đông Tờ Philippine Daily Inquirer ngày 13/5 đưa tin tàu dân quân biển Trung Quốc đã trở lại Biển Đông và tuyên bố chủ quyền với số lượng nhiều hơn trước. |
Hội nghề cá Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông Hội Nghề cá Việt Nam vừa gửi công văn đến Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao và Ban Đối ngoại trung ương Đảng, bày tỏ quan điểm phản đối Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông năm 2021. |