Trung Quốc thêm một lần thách thức quốc tế trên Biển Đông
Đảo nhân tạo trong UNCLOS1982 và hoạt động sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông Thời gian qua, Trung Quốc liên tục xây dựng bồi đắp một số thực thể, thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà họ dùng vũ lực cưỡng chiếm, thành các căn cứ quân sự. Để có cái nhìn đầy đủ hơn, chúng tôi xin cung cấp những tư liệu về thực trạng xây dựng bồi đảo nhân tạo trên thế giới cũng như việc làm trái công pháp quốc tế của Trung Quốc. |
Phán quyết của tòa trọng tài: Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế chỉ trích Dịp kỷ niệm 5 năm ra đời phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế (PCA) được Liên Hợp Quốc ủng hộ, các quan chức Philippines làm rõ việc tòa bác bỏ yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc. Trong khi đó, cộng đồng quốc tế chỉ trích Bắc Kinh không tuân thủ phán quyết mang tính chung thẩm này, và gây nguy hiểm cho hòa bình trên Biển Đông. |
Nhiều động thái cho một mưu đồ
Trong điều 54 Luật Giao thông hàng hải Trung Quốc quy định “các phương tiện tàu ngầm, tàu hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ và tàu chở dầu, hóa chất, khí đốt hóa lỏng và các chất độc hại khác phải báo cáo thông tin chi tiết khi đến lãnh hải Trung Quốc.”
Đáng nói là trong điều 117, giải thích các từ ngữ của Luật này, lại cũng không giải thích rõ “lãnh hải” của Trung Quốc được quy định như thế nào?
Hồi đầu năm nay, khi Trung Quốc cho thông qua Luật Hải cảnh sửa đổi, dư luận thế giới đã cảm thấy lo ngại. Câu chữ trong Luật Hải cảnh của Trung Quốc cũng được thể hiện một cách mập mờ.
Trong Luật Hải cảnh, phạm vi áp dụng cho “Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc tiến hành các hoạt động bảo vệ quyền hàng hải và thực thi pháp luật trong và trên vùng biển thuộc quyền tài phán của CHND Trung Hoa”. Trong dự thảo Luật Hải cảnh được công bố vào tháng 11/2020, đại Điều 74, “vùng biển thuộc quyền tài phán” được giải thích là “vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và các vùng biển khác thuộc quyền tài phán của CHND Trung Hoa”.
Tuy nhiên, đến khi Luật Hải cảnh được chính thức thông qua, thì việc giải thích về “vùng biển thuộc quyền tài phán của CHND Trung Hoa” đã không còn. Điều này khiến thuật ngữ “vùng nước thuộc thẩm quyền của CHND Trung Hoa” không được xác định. Và phía Trung Quốc sẽ tuỳ thích giải thích vấn đề này như thế nào theo ý định của họ.
Trong một văn bản khác là Luật Lãnh hải và Vùng tiếp giáp lãnh hải của Trung Quốc ngày 25/2/1992, điều 2 quy định: “Lãnh hải của nước CHND Trung Hoa là vùng biển tiếp giáp với lãnh thổ của Trung Quốc. Và lãnh thổ của CHND Trung Hoa bao gồm đất liền và các đảo ngoài khơi, Đài Loan và các đảo liên quan khác nhau bao gồm đảo Điếu Ngư, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), quần đảo Nam Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và các đảo khác thuộc CHND Trung Hoa. Vùng nội thủy của CHND Trung Hoa là vùng nước dọc theo đường cơ sở của lãnh hải về phía đất liền.” Theo đó, cách giải thích lãnh hải của Trung Quốc có thể chiếm gần hết biển Đông. Điều này vi phạm nghiêm trọng đến quy định về lãnh hải trong Công ước Luật biển năm 1982 của LHQ (UNCLOS). Đây cũng chính là “đường lưỡi bò” bị dư luận quốc tế lên án, bác bỏ. |
Trung Quốc cũng đã úp mở nhắc tới tuyên bố quyền tài phán đối với 3 triệu km vuông không gian hàng hải, thường được gọi là “lãnh thổ quốc gia xanh” của họ. Khu vực này bao gồm Vịnh Bột Hải; một phần lớn của Hoàng Hải; Biển Hoa Đông đến tận vùng biển phía Đông của Vùng lõm Okinawa, bao gồm các vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp; và tất cả các vùng nước trong “Đường 9 đoạn” ở Biển Đông. Theo tính toán riêng của Bắc Kinh, “hơn một nửa” không gian này đang bị các nước khác tranh chấp.
Tàu hải cảnh Trung Quốc (trái) đi gần một tàu không rõ quốc tịch trên Biển Đông ngày 14/4/2021. Ảnh: Reuters. |
Sự mập mờ này của Trung Quốc không chỉ riêng đối với Luật Hải cảnh, mà còn xuất hiện ở rất nhiều văn bản luật khác của Trung Quốc.
Và nếu như Luật Hải cảnh trao vũ khí cho lực lượng Hải cảnh Trung Quốc thì lần này Luật Giao thông hàng hải tạo “cơ sở pháp lý” hay nói đúng hơn là cái cớ để để lực lượng này được quyền nổ súng vào tàu nước khác trong vùng lãnh hải vốn rất mập mờ theo cách giải thích của họ.
Vi phạm UNCLOS 1982
Điều đáng lo ngại là khi trả lời báo chí, chuyên gia Tống Trung Bình từ Quân đội Trung Quốc cho rằng: “Yêu cầu thông báo trước này sẽ tiêu chuẩn hóa việc quản lý lãnh hải của đất nước, cải thiện khả năng bảo vệ chủ quyền và đảm bảo an toàn của Trung Quốc”.
Tống Trung Bình cũng cho biết: “Quy định mới áp dụng cho lãnh hải của Trung Quốc - bao gồm Biển Hoa Đông, Biển Đông và các đảo và đá ngầm của Trung Quốc - để điều chỉnh việc quản lý của Trung Quốc đối với các vùng lãnh hải đó”.
Ngoài ra, Luật này cũng quy định bất kỳ tàu nào bị xem là “gây nguy hiểm cho an toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc” cũng sẽ phải báo cáo thông tin, bao gồm tên, biển báo, vị trí hiện tại, cảng đến kế tiếp và thời gian đến dự kiến. Các tàu cũng sẽ phải cung cấp thông tin về hàng hóa và tải trọng của tàu. "Sau khi đi vào lãnh hải của Trung Quốc, nếu hệ thống nhận dạng tự động của tàu hoạt động tốt thì không cần phải báo cáo. Tuy nhiên, nếu hệ thống nhận dạng tự động không hoạt động tốt thì tàu đó phải báo cáo hai giờ một lần cho đến khi rời khỏi lãnh hải Trung Quốc".
Đường lưỡi bò của Trung Quốc luôn bị quốc tế bác bỏ và lên án |
Báo chí Trung Quốc lưu ý rằng Cục An toàn hàng hải Trung Quốc “có quyền xua đuổi hoặc từ chối cho phép tàu tiến hành vào vùng biển của Trung Quốc nếu tàu đó bị cho là đe dọa an ninh quốc gia của Trung Quốc”.
Theo luật pháp quốc tế được pháp điển hóa trong Công ước Luật biển UNCLOS 1982, tàu của tất cả các quốc gia - bao gồm cả tàu chiến - được hưởng quyền đi lại vô hại qua lãnh hải này.
Luật pháp quốc tế không cho phép đơn phương áp đặt bất kỳ yêu cầu cấp phép hoặc thông báo trước nào đối với việc đi lại vô hại. Công ước cũng định nghĩa việc đi lại vô hại là "liên tục và nhanh chóng", "miễn là không phương hại đến hòa bình, trật tự hoặc an ninh của quốc gia ven biển". Do đó, nếu một tàu nước ngoài đang thực hiện việc đi qua vô hại, các quốc gia ven biển “sẽ không cản trở việc tàu thuyền các nước khác đi qua vô hại trong lãnh hải trừ, khi phù hợp với UNCLOS”. Theo thông báo mới từ Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc, ngoài các “tàu lặn, tàu hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ và tàu chở dầu, hóa chất, khí đốt hóa lỏng và các chất độc hại khác vật liệu xây dựng" còn một đối tượng nữa cũng được đề cập rất mơ hồ là những tàu “gây nguy hiểm cho an toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc”.
Sẽ “chết yểu” như tuyên bố của Bắc Kinh về ADIZ
Một số nhà quan sát quốc tế cho rằng quy định mới của Trung Quốc đối với tàu nước ngoài có khả năng sẽ không được những quốc gia, thách thức các tuyên bố đó tuân theo, như đã từng xảy ra khi Bắc Kinh tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông.
Collin Koh, chuyên gia nghiên cứu của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho rằng những “bên chơi” chủ chốt, trong đó có Mỹ, sẽ không tuân theo quy định của Trung Quốc. Phản ứng này giống như phản ứng đối với tuyên bố của Trung Quốc về ADIZ ở Biển Hoa Đông năm 2013, từng gây ra phản ứng dữ dội từ nhiều quốc gia, bao gồm Nhật Bản và Mỹ.
Chuyên gia Collin Koh cho rằng quy định mới của Trung Quốc có mưu đồ nhằm củng cố quan điểm của Trung Quốc về các vùng lãnh hải và sẽ làm gia tăng nguy cơ kích động một cuộc tranh chấp với một bên khác có tuyên bố chủ quyền: “Nó sẽ không chỉ là lãnh hải 12 hải lý (mọi quốc gia đều có quyền tuyên bố) xung quanh đường bờ biển của Trung Quốc - mà còn là về việc các đường cơ sở thẳng quá đáng của Trung Quốc được vẽ dọc theo bờ biển đất liền của họ. Điều đó sẽ liên quan đến việc Bắc Kinh thực thi một luật mà nó không thuộc Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).”
Các nhà quan sát ngoại giao và pháp lý Trung Quốc cũng cho rằng khó có thể thực hiện được các quy định trong luật này. Thời Ân Hoằng, chuyên gia về quan hệ quốc tế của Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh, nói: “Bất kỳ quốc gia nào có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc ở các vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông cũng như các nước phương Tây như Mỹ và Anh, vốn bác bỏ hầu hết các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc, sẽ không tuân theo quy định này.”
Tôi không chắc luật mới này có hiệu lực thi hành như thế nào - điều mà tôi nhớ lại là những gì đã xảy ra sau khi Trung Quốc tuyên bố ADIZ. Tốt nhất, một số bên hoặc một số quốc gia có lẽ cố gắng tuân thủ. Tuy nhiên, những bên chịu hậu quả lớn nhất và nhiều nhất nhiều khả năng sẽ không tuân thủ, đặc biệt là Mỹ - quốc gia sẽ coi đó là một ví dụ khác về âm mưu leo thang dần dần của Trung Quốc đối với quyền tài phán trên biển. Chúng ta có thể trông đợi các cường quốc khác ngoài khu vực cũng không đếm xỉa đến nó. Collin Koh, chuyên gia nghiên cứu của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) |
ASEAN - Trung Quốc nhất trí tăng cường và thúc đẩy an ninh trên Biển Đông ASEAN và Trung Quốc nhất trí thực hiện kiềm chế trong triển khai các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc gia tăng tranh chấp ở Biển Đông. |
Philippines tiếp tục gửi công hàm phản đối Trung Quốc trên Biển Đông Philippines đã gửi thêm 2 công hàm phản đối Trung Quốc sau khi Bắc Kinh không rút hết các tàu thuyền 'gây đe dọa' đang tập trung với số lượng lớn tại một khu vực trên Biển Đông. |