Lý do hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su của Masan bị thu hồi tại Nhật
Theo thông cáo báo chí của phát đi vào hồi 16h40 ngày 2/4/2019 của chính quyền TP Osaka (www.city.osaka.lg.jp) về việc thu hồi thực phẩm vi phạm cho biết Trung tâm Y tế cộng đồng thành phố này đã ra lệnh thu hồi toàn bộ 757 thùng (18.168 chai) tương ớt Chin-su của Masan có nguồn gốc nhập khẩu từ Việt Nam.
Về phía hàng hóa vi phạm bị thu hồi, trang thông tin của chính quyền thành phố Osaka ghi rõ: "Tên sản phẩm: tương ớt Chin-su, xuất xứ: Masan Việt Nam, hạn dùng: 10-6-2019, 17-6-2019, 6-7-2019".
Lý do thu hồi toàn bộ số chai tương ớt (ngọt) Chin-su của Masan: Vi phạm khoản 2 điều 11 Luật An toàn vệ sinh thực phẩm; Sử dụng thành phần Benzoic Acid, là thành phần không được sử dụng trong tương ớt tại Nhật Bản.
Cụ thể, thông cáo cho biết ngày 8/3/2019, từ Cục Sức khỏe và Phúc lợi thành phố Tokyo : Bộ phận kiểm tra giám sát thực phẩm, Khoa Vệ sinh của Trung tâm Y tế Shinjuku, sau khi tiến hành kiểm tra giám sát, đã phát hiện ra các chất phụ gia thực phẩm không được liệt kê trên nhãn mác mô tả sản phẩm của Chin-su (bao gồm benzoic acid và sorbic acid).
Ngay lập tức các cơ quan chức năng đã cho thu hồi sản phẩm tương ớt (Chin-su) từ các cửa hàng đang bán loại sản phẩm này trên toàn khu, vì nghi ngờ vi phạm các phương thức dán nhãn sản phẩm và Luật An toàn Vệ sinh thực phẩm của nước này.
Ngay sau khi yêu cầu điều tra đối với bên bán là Công ty TNHH Công nghiệp ISSC tại Thành phố Kobe và đã phát hiện rằng các mặt hàng tương ớt Chin-su được nhập khẩu từ Công ty Cổ phẩn Javis (Osaka).
Hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su của Masan bị thu hồi tại Nhật Bản |
Ngay sau đó, Trung tâm Y tế Thành phố Osaka đã tiến hành điều tra đối với Công ty Cổ phần Javis, phát hiện tình trạng sử dụng của các chất phụ gia thực phẩm (Benzoic acid và sorbic acid) trong sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 9/10/2018 đến ngày 7/12/2018.
Đơn vị nhập khẩu trên đã bán lại cho Công ty TNHH Công nghiệp ISC để phân phối ra thị trường với số lượng 18.168 chai tương ớt Chin-su được chứa trong 757 thùng và bán từ tháng 10/2018. Ngay sau khi phát hiện có thực tế sai phạm, Giám đốc trung tâm Y tế thành phố Osaka, Nhật Bản đã ra lệnh thu hồi toàn bộ các mặt hàng liên quan đối với nhà nhập khẩu này.
Mức độ ảnh hưởng sức khỏe của tương ớt Chin-su
Theo thông cáo của chính quyền thành phố Osaka, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cùng với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đồng thành lập Ủy ban Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm FAO/WHO (FAO/WHO Joint Expert Committee on Food Additives (JECFA)), đã đưa ra đánh giá tính an toàn của các chất phụ gia thực phẩm.
Theo đó, chỉ số ADI của chất Benzoic Acid là 5mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày (tương đương với 0,005g/kg trọng lượng cơ thể/ngày).
Theo kết quả điều tra lần này từ phía Nhật Bản cho thấy, lượng Benzoic Acid tối đa là 0,45g/kg, có nghĩa là một lượng tiêu thụ mà không được coi là có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi một người có trọng lượng 50kg ăn liên tục mỗi ngày trong suốt cuộc đời sẽ tương đương với việc ăn liên tục 0.56kg chất phụ gia thực phẩm (tương đương khoảng 2.2 chai), và tương đương với việc một người có trọng lượng 30kg ăn liên tục 0.33kg chất phụ gia thực phẩm (tương đương 1.3 chai).
|
Tại Nhật Bản, Benzoic Acid và Natri Benzoat là các chất phụ gia thực phẩm được chấp nhận sử dụng trong các loại thực phẩm như: trứng cá muối (tiêu chuẩn sử dụng: 2.5g/kg đối với Benzoic Acid), trong bơ thực vật (tiêu chuẩn sử dụng: 1.0g//kg đối với Benzoic Acid), trong các loại nước ngọt, si-rô hay nước tương (tiêu chuẩn sử dụng: 0.60g/kg đối với Benzoic Acid); Natri Benzoat được sử dụng làm bột trái cây hoặc nước ép trái cây trong sản xuất bánh kẹo (tiêu chuẩn sử dụng: 1.0g/kg).
Masan nói gì?
Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) vừa chính thức lên tiếng về thông tin Nhật Bản thu hồi lô hàng hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su nhập khẩu từ Việt Nam. "Nhiều khả năng đây là sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam", thông cáo của Masan cho biết.
Masan khẳng định chưa từng xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp tương ớt Chin-su cho Công ty Javis Co., Ltd hoặc Công ty ISC Industrial Co., Ltd.
“Hiện chúng tôi chỉ chính thức xuất khẩu trực tiếp sản phẩm tương ớt Chin-Su sang các thị trường Mỹ, Canada, Úc, Nga, Cộng hòa Séc, Trung Quốc, Đài Loan”, thông cáo của Masan nêu rõ.
Cách nào phân biệt nước mắm truyền thống và nước chấm công nghiệp? Nước mắm nguyên chất theo phương pháp truyền thống cần qua quy trình nghiêm ngặt từ 9-12 tháng. Nhiều chuyên gia cho rằng nước mắm ... |
Doanh thu nước chấm công nghiệp tăng vọt, Masan tiếp tục lãi lớn Lợi nhuận sau thuế của cổ đông CTCP Tập đoàn Masan (MSN) đạt 4.916 tỷ đồng, tăng trưởng 58%. Trong dó, doanh thu từ nhóm hàng gia ... |
Thanh tra toàn diện nước mắm của Masan và Khải Hoàn TĐO - Theo thông tin từ Bộ Y tế, sau Tết Nguyên đán Bộ Y tế sẽ tiến hành thanh tra toàn diện về an ... |
Rà soát tiêu chuẩn, mức giới hạn an toàn cho nước mắm TĐO - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tổ chức rà soát, làm rõ khái niệm về nước mắm truyền thống, phân ... |
Từ vụ nước mắm và arsen, là người tiêu dùng bạn có biết 8 điều cấm sau để bảo vệ quyền lợi của mình? Các hành vi cấm như: lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua các hoạt động quảng cáo, quấy rối người ... |