Từ vụ nước mắm và arsen, là người tiêu dùng bạn có biết 8 điều cấm sau để bảo vệ quyền lợi của mình?
Mới đây, Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinatas) công bố kết quả khảo sát nước mắm trên toàn quốc. Kết quả thử nghiệm của Vinatas tho thấy có đến 101/150 mẫu khảo sát (chiếm 67,33%) không đạt tiêu chuẩn QCVN theo quy định QCVN 8-2:2011/BYT, hàm lượng Arsen (Thạch tín) cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1,0 mg/l.
Điều đáng chú ý là các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao, tỷ lệ các mẫu có hàm lượng Arsen tổng vượt ngưỡng quy định càng tăng. Cụ thể, 95,65% số mẫu khảo sát có độ đạm từ 40 độ trở lên được đánh giá có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định.
Song song với công bố 67% mẫu nước mắm Việt Nam có hàm lượng Thạch tín vượt ngưỡng nhiều lần, một danh sách được cho là danh tính của 150 thương hiệu nước mắm được khảo sát cũng được công khai. Mặc dù vậy phía hội Vinatas cho biết đây không phải là danh sách của hội. Dù thông tin này chưa biết đúng hay sai nhưng ngay lập tức ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu dùng. Không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà việc rò rỉ bản danh sách này còn có thể xem là vi phạm pháp luật theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại điều 10:
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua các hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp;
b) Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng háo, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
c) Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ép buộc người tiêu dùng thông qua việc thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực, đe doạn dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng;
b) Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để ép buộc giao dịch.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân dự.
5. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu người tiêu dùng thanh toán hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước với người tiêu dùng.
6. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
7. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng.
8. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.