Lối sống "lạc quan trong cẩn trọng" của người tiêu dùng trở nên phổ biến
Thấy gì từ xu hướng phát triển bền vững của ngành thương mại điện tử? Phát triển hệ sinh thái thương mại điện tử bền vững có thể hỗ trợ, phục vụ các lĩnh vực then chốt như: Chuỗi cung ứng và thanh toán kỹ thuật số; Quản lý tài chính bền vững để tối ưu hoá, bảo vệ tài sản, thu nhập, chi phí và nguồn lực tài chính của doanh nghiệp... |
Chủ tịch VECOM: "Thương mại điện tử thông minh sẽ là xu hướng nổi bật nhất trong năm 2023" “Thương mại điện tử thông minh sẽ là xu hướng nổi bật trong năm 2023 khi AI được xem là một xu hướng phát triển tất yếu. Ứng dụng AI sẽ làm thay đổi toàn diện ngành thương mại điện tử không chỉ ở Việt Nam". |
Ngày 18/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức Sự kiện thường niên: Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2023 (VOBF 2023) với chủ đề “Smart-Ecommerce”.
Theo VECOM, đặt trong bối cảnh của nền kinh tế sau dịch và chịu sự ảnh hưởng của làn sóng khủng hoảng kinh tế thế giới, ngành thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang là một trong những ngành có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ nhất để thích nghi với tình hình mới tại Việt Nam. Khai thác góc nhìn “thông minh” (smart) trong TMĐT, diễn đàn tập trung sâu về các xu hướng TMĐT hiện nay và tương lai, các mô hình kinh doanh, giải pháp cho TMĐT trong thời gian tới.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch VECOM cho biết: TMĐT thông minh sẽ là xu hướng nổi bật trong năm 2023 khi AI được xem là một xu hướng phát triển tất yếu. Ứng dụng AI sẽ làm thay đổi toàn diện ngành TMĐT không chỉ ở Việt Nam.
“Smart E-commerce sẽ là câu chuyện dài mà rất nhiều các chuyên gia và các thương hiệu lớn trong lĩnh vực TMĐT... sẽ chia sẻ tại Diễn đàn toàn cảnh TMĐT Việt Nam năm nay" - ông Nguyễn Ngọc Dũng kỳ vọng.
Bà Lê Minh Trang, quản lý cao cấp của Nielsen IQ tại VOBF 2023. |
Viện dẫn thông tin từ báo cáo về Thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2023 - bà Lê Minh Trang, quản lý cao cấp của Nielsen IQ cho rằng các nhà bán hiện đại đang ngày càng chú trọng và tiến đến đa kênh. Trong đó, vai trò nổi bật của Hệ sinh thái công nghệ số là giúp tổng hợp nhiều nhu cầu của người tiêu dùng và đáp ứng chúng dưới các mức độ tích hợp khác nhau.
Theo bà Trang, hiện xu hướng phổ biến là người tiêu dùng mua sắm theo cách thông minh hơn gắn với lối sống “lạc quan trong thận trọng”. Nghiên cứu của Nielsen cho thấy, người tiêu dùng nói chung hiện chọn mua tại các cửa hàng có mức giá thấp hơn, chuyển sang mua sắm online để tiết giảm chi phí, chủ yếu mua hàng hóa thiết yếu và các nhãn hàng tự sản xuất để có mức giá thấp.
Đồng thời, người tiêu dùng cũng có xu hướng chuyển đổi việc mua sắm từ thứ họ muốn sang thứ thật sự cần. Trong đó, thực phẩm và sản phẩm từ sữa là nhóm tiêu dùng chính. Trong khi, ngành hàng không thiết yếu có thể bị giảm chi khi giá tăng.
Cũng theo bà Trang, làm TMĐT cần thích ứng, nắm bắt tâm lý của người tiêu dùng và từ đó có giải pháp phù hợp. Bởi người tiêu dùng thường đặt niềm tin và mua sắm sản phẩm của các thương hiệu lớn, sản phẩm có tính địa phương cao. Đây là điều nhà bán hàng cần lưu ý.
Ngoài ra, doanh nghiệp, nhà bán hàng cũng cần quan tâm hơn tới khu vực nông thôn, nơi TMĐT vẫn chưa được phổ biến như thành thị...
Bán hàng qua KOL/KOC liệu có còn hấp dẫn trong thời gian tới?
Tại diễn đàn, việc số hóa hoạt động kinh doanh, ứng dụng TMĐT thông minh cũng là giải pháp được nhiều doanh nghiệp đề cập. Theo ông Đỗ Hữu Hưng, CEO của ACCESSTRADE, TMĐT hiện đã không chỉ giới hạn trong bán hàng hóa mà mở rộng tới mảng bán các dịch vụ.
Cùng với đó, việc kinh doanh trên TMĐT đã mở rộng tới nhiều kênh. Trong đó, có 4 kênh chính: Bán hàng qua hoạt động marketing; mở shop trên mạng xã hội; mở cửa hàng trực tuyến trên các sàn TMĐT và điểm bán quét QR…
Ông Đỗ Hữu Hưng, CEO của ACCESSTRADE (ngoài cùng bên trái) tại VOBF 2023. |
Nhận định về vai trò, sức ảnh hưởng của các KOL/KOC (người nổi tiếng) trong hoạt động bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử, ông Đỗ Hữu Hưng cho rằng các đối tượng này vẫn sẽ có sức ảnh hưởng rất lớn trong thời gian tới; tuy nhiên sẽ ngày càng có sự phân hóa.
Do điều kiện kinh tế khó khăn, thời gian gần đây, các nhãn hàng đã phần nào bớt sử dụng kênh này cũng như giảm bớt các hoạt động truyền thông, khuyến mại.
Theo nhận định của ông Hưng, trong quý 2 này, khi kinh tế ấm dần lên, đặc biệt là trong quý 3 và thời điểm cuối năm khi "ngân sách được bung nhiều hơn" thì chúng ta sẽ thấy sự sôi động hơn từ các KOL/KOC trong hoạt động bán hàng.
Từ câu chuyện của Hà Linh, với các nhãn hàng, ông Hưng lưu ý, cần phải có cách thức, quy trình hợp tác với các KOL/KOC một cách hợp lý, chặt chẽ hơn. Bởi CEO của ACCESSTRADE nhìn nhận, làm việc với các KOL/KOC là câu chuyện "tương đối phức tạp và nhức đầu"...
VOBF là sự kiện thường niên được VECOM thực hiện từ 2017 đến nay, quy tụ đông đảo cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và các đơn vị quan tâm tới thương mại điện tử (TMĐT). Sau hai sự kiện tổ chức hôm nay tại Hà Nội và TP.HCM vào 20/4, Diễn đàn năm nay dự kiến sẽ có sự tham dự của 2.000 cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam và quốc tế.VOBF 2023 có sự quy tụ, tham gia của nhiều tên tuổi trong lĩnh vực TMĐT và kinh tế số tại Việt Nam như: Sapo, NielsenIQ, EMS và Tên miền quốc gia Việt Nam (.vn), TIKI Now Logistic, Lazada Việt Nam... |
Chuyên gia "mách nước" cho doanh nghiệp Việt Nam phục hồi sau đại dịch Ngày 8/11/2022, Đại học Hoa Sen cùng Hiệp hội thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) và một số tập đoàn đa quốc gia của Mỹ đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Con đường phát triển kinh tế”. |
Cơ hội để hàng hóa, nông sản Việt Nam đặt chân vào thị trường Hà Lan Ngày 10/1, Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan Phạm Việt Anh đã dự lễ khai trương gian hàng Miss Linh tại Hội chợ quốc tế Horecava 2023 tại Amsterdam. |