Thấy gì từ xu hướng phát triển bền vững của ngành thương mại điện tử?
Quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Australia phát triển mạnh Chuyên gia đánh giá kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tốt bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và nhiều công ty Australia đang thực sự coi Việt Nam là một trung tâm của ASEAN, khu vực châu Á. |
Thúc đẩy tiềm năng hợp tác thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và Kazakhstan Ngày 16/3, tại Hà Nội, đã diễn ra buổi gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam – Kazakhstan trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của phái đoàn thương mại-kinh tế, các nhà sản xuất Cộng hòa Kazakhstan tại Việt Nam (15-17/3). |
Đó là một điểm nhấn được đề cập tại Báo cáo ngành Thương mại điện tử (TMĐT) năm 2023 với chủ đề: “TMĐT phát triển bền vững: Động lực thúc đẩy nền kinh tế số” vừa được Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Lazada Việt Nam công bố.
Về báo cáo này, ông Đặng Anh Dũng, Phó Tổng giám đốc Lazada Việt Nam kỳ vọng: “Báo cáo sẽ trở thành nguồn tham khảo hữu ích và thiết thực cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân quan tâm tìm hiểu về ngành TMĐT, giúp họ kịp thời nắm bắt xu hướng phát triển bền vững của ngành và áp dụng hiệu quả cho định hướng phát triển của mình trong thời gian tới”.
Bày tỏ đánh giá cao bản báo cáo, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI cũng khẳng định: TMĐT theo hướng bền vững thích ứng với bối cảnh thị trường nhiều biến động như hiện nay là “con đường” tất yếu giúp cho các doanh nghiệp TMĐT xây dựng những giá trị vững bền lâu dài, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và vì sự phát triển thịnh vượng của Việt Nam.
Ông Đặng Anh Dũng, Phó Tổng giám đốc Lazada Việt Nam tại Lễ công bố báo cáo. |
4 trọng tâm của TMĐT phát triển bền vững
Tại Việt Nam, tỷ lệ người sử dụng TMĐT ngày càng gia tăng, đạt 52 triệu người vào năm 2022, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2021. Sự phát triển này có một phần tới từ những đặc điểm nổi trội của thế hệ người tiêu dùng mới (Gen Z), cùng những thay đổi trong hành trình mua sắm.
Người tiêu dùng cũng có xu hướng mua sắm thông minh hơn, tìm kiếm thêm nhiều trải nghiệm tinh tế hơn và mong chờ nhận được thêm nhiều giá trị hơn thay vì chỉ tìm kiếm các ưu đãi giảm giá đơn thuần; họ cũng tìm kiếm các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Trong báo cáo mới công bố, Lazada đã đưa ra một số nhận định chuyên môn dựa trên 4 trọng tâm chính của TMĐT để phát triển bền vững.
Thứ nhất, về Phát triển kinh doanh bền vững, báo cáo chú trọng việc xây dựng mô hình kinh doanh bền vững trên cả 3 phương diện môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Điều này giúp doanh nghiệp xác định được tầm nhìn và định hướng chiến lược phát triển trong thời kì kỹ thuật số.
Việc phát triển hệ sinh thái TMĐT bền vững sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực phục vụ cốt lõi của mình, cho phép mở rộng các lĩnh vực then chốt như chuỗi cung ứng và thanh toán kỹ thuật số; Quản lý tài chính bền vững để quản lý, tối ưu hoá, bảo vệ tài sản, thu nhập, chi phí và nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.
Thứ 2, về Phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, báo cáo đánh giá tính ổn định và an toàn thông tin là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống logistics hiệu quả sẽ là “chìa khoá” cho các doanh nghiệp TMĐT giúp kết nối đầu cuối trong toàn bộ hệ thống chuỗi cung ứng và gia tăng trải nghiệm mua sắm TMĐT của khách hàng.
Để tối ưu chi phí logistics của ngành TMĐT (chiếm tỷ trọng dao động 10%-20% trong giá thành sản phẩm) và hoạt động logistics, các doanh nghiệp TMĐT đang tăng cường đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống logistics bằng cách áp dụng các công nghệ tiên tiến như học máy (machine learning), trí tuệ nhân tạo AI, Internet of Things (IoT) và blockchain.
Trong quản lý giao vận, giao vận hiệu quả, doanh nghiệp cần phải tập trung hơn phát triển các giải pháp công nghệ xử lý nghiệp vụ sau giao hàng như đổi trả, thu hồi, xử lý hàng… Bên cạnh đó, áp dụng công nghệ AI và công nghệ chuyển đổi sang các giải pháp carbon thấp cũng đang được áp dụng rộng rãi trong ngành logistics và thương mại kỹ thuật số.
Thứ 3, về Phát triển nguồn nhân lực số chất lượng cao, báo cáo cho rằng mấu chốt của ngành TMĐT Việt Nam là sự chênh lệch và thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng của nhân lực số so với nhu cầu từ thị trường.
Vì vậy, để đáp ứng được tính cấp thiết trong việc đào tạo nhân lực, việc xây dựng mô hình quản lý và phát triển nguồn nhân lực bền vững đảm bảo ba yếu tố: đa dạng, công bằng và hoà nhập, đối với các doanh nghiệp TMĐT là vô cùng quan trọng. Vì vậy, doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư phát triển nguồn lực nhân sự thông qua các chương trình đào tạo chuyên ngành công nghệ, TMĐT, kỹ năng lãnh đạo, hợp tác, sáng tạo trong giải quyết vấn đề.
Thứ 4, về Phát triển và ứng dụng công nghệ nâng cao trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp cần nâng cao trải nghiệm sản phẩm từ cải thiện trải nghiệm mua sắm thông qua đẩy nhanh tốc độ giao hàng và tăng cường nguồn cung sản phẩm nhờ hệ thống cung ứng vững chắc; liên tục tung ra các chiến dịch khuyến mại lớn, tối ưu hiệu quả truyền thông, thanh toán và nền tảng... Đồng thời, kết hợp với việc đo lường và quản lý trải nghiệm khách hàng để gia tăng trải nghiệm cho khách hàng trên TMĐT.
Báo cáo khẳng định, muốn đạt được hiệu quả nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng, việc ứng dụng công nghệ là điều không thể bỏ qua. Trong đó, các công nghệ hiện nay được đánh giá là hiệu quả cho trải nghiệm người tiêu dùng trên nền tảng TMĐT bao gồm: shoppertainment, cá nhân hoá và công nghệ thực tế ảo.
Đầu tư có chọn lọc và tối ưu chi phí là "chìa khóa" quan trọng
Từ việc phân tích và đánh giá trên về các khía cạnh trọng tâm của TMĐT phát triển bền vững, VCCI và Lazada Việt Nam đã tổng hợp và đưa ra dự báo 6 xu hướng phát triển bền vững của ngành TMĐT thời gian tới. Trong đó, nhóm nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh sự tập trung cho phát triển bền vững dựa trên sự kết hợp giữa thị trường và công nghệ thông qua việc đầu tư có chọn lọc và tối ưu chi phí trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế.
Thứ nhất, về đầu tư, TMĐT bền vững sẽ tiếp tục hướng đến các đầu tư dài hạn về cơ sở hạ tầng, công nghệ, logistics, con người…
Thứ 2, về kinh doanh, TMĐT bền vững tạo ra nhiều giá trị hơn cho các bên liên quan thông qua việc xây dựng cộng đồng với các giá trị được cộng hưởng từ đối tác (thanh toán, vận hành, logistics…), doanh nghiệp (nhà bán hàng và thương hiệu) và người tiêu dùng.
Thứ 3, về công nghệ, TMĐT bền vững ưu tiên đầu tư cho các công nghệ hỗ trợ độ mở của sàn, sử dụng API (Application Programming Interface – Giao diện lập trình ứng dụng) ở mọi điểm tiếp xúc của TMĐT với đối tác, kết nối và tận dụng triệt để nhiều dịch vụ của đối tác trên nền tảng TMĐT
Thứ 4, về trải nghiệm khách hàng, TMĐT bền vững kết nối các hành vi mua sắm riêng lẻ của người tiêu dùng, hướng đến xu hướng mua sắm toàn diện và lâu dài từ giai đoạn tìm kiếm, lựa chọn, mua hàng, thanh toán, đổi trả.
Thứ 5, về thanh toán, thanh toán trên TMĐT sẽ ngày càng mở rộng kết nối với đa dạng đối tác tài chính và chuyển hướng “buy now, pay later” (Mua trước, trả sau), đáp ứng nhu cầu chi trả của người tiêu dùng và giúp cho việc mua sắm trên TMĐT trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn
Thứ 6, về xã hội, TMĐT bền vững trở thành cầu nối thúc đẩy phổ cập hiểu biết về TMĐT đến với doanh nghiệp và người tiêu dùng toàn quốc, góp phần thực hiện chủ trương phổ cập TMĐT đến các địa phương trong Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT Quốc gia giai đoạn 2021 – 2025.
Theo thống kê từ Kepios, năm 2022, trong số 72 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số tại Việt Nam thì có đến 52 triệu người đang sử dụng TMĐT, tăng 13,5% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, chi tiêu hàng năm cho TMĐT là 12,4 tỷ USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng ấn tượng và vững chắc của nền kinh tế số Việt Nam trong những năm vừa qua có một phần không nhỏ đến từ sự bùng nổ của lĩnh vực TMĐT khi ngành này chiếm tới hơn 60% giá trị nền kinh tế số của Việt Nam. |
Khai thác dư địa hợp tác thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và EU Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh EU - ASEAN và Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam. |
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Nhật Bản Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio. |