e magazine
Kỳ 1: Đối ngoại nhân dân trong lịch sử Việt Nam

09:05 | 25/06/2023

Đối ngoại nhân dân đã được hình thành từ thuở bình minh của lịch sử dân tộc, và thực sự đã được phát huy hiệu quả trong các thời đại sau này, với đỉnh cao là đối ngoại nhân dân thời đại Hồ Chí Minh ngay từ khi Người bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước.
Kỳ 1: Đối ngoại nhân dân trong lịch sử Việt Nam
Đối ngoại nhân dân đã được hình thành từ thuở bình minh của lịch sử dân tộc, và thực sự đã được phát huy hiệu quả trong những thời đại sau này, với đỉnh cao là đối ngoại nhân dân thời đại Hồ Chí Minh ngay từ khi Người bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước.


Kỳ 1: Đối ngoại nhân dân trong lịch sử Việt Nam

Trong lịch sử bang giao của dân tộc, các hoạt động đối ngoại nhân dân đã được thực hiện từ rất sớm với các hình thái giao lưu chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tôn giáo, văn hóa, giao thương,... Thuở các nhà nước còn chưa thành lập cho đến khi các triều đại phát triển phồn vinh, các hoạt động mang tính chất giao lưu giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước láng giềng như Chân Lạp, Xiêm, Trung Quốc cổ đại luôn tạo nên những dấu ấn riêng và góp phần mở mang sự phát triển về kinh tế, văn hoá trong từng thời đại. Nhìn về mặt địa lý, Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược của vùng Đông Nam Á, trên đầu mối các tuyến đường thủy, bộ quan trọng và thuận lợi từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Vì vậy, cư dân trên lãnh thổ Việt Nam đã sớm có điều kiện tiếp xúc, giao lưu với nhiều nền văn minh lớn của nhân loại, trong đó có văn minh Trung Hoa và Ấn Độ ở phương Đông cổ đại. Có thể nói, đối ngoại nhân dân qua từng thời kỳ có nội hàm phong phú và ngoại diện rộng, song đều nhằm mục tiêu tiếp nhận tinh hoa của nhân loại để xây dựng quốc gia hưng thịnh, độc lập.

Kỳ 1: Đối ngoại nhân dân trong lịch sử Việt Nam
Ảnh minh họa

Bắt đầu từ những năm 200 (năm Canh Thìn), nước Nam ta đã có người sang du học và đỗ đạt ở Trung Quốc như Lý Ông Trọng, Lý Tiến, Lý Cầm, Trương Trọng, Khương Công Phụ, Khương Công Phục, Tinh Thiều(1). Các ông là những người nước Nam thành danh trên đất Bắc và được lịch sử hai nước ghi nhận. Trong đó, hai ông Lý Tiến, Lý Cầm đã ở ngay giữa triều đình nhà Hán mà đòi lấy quyền được ngang hàng, bình đẳng giữa nhân tài nước ta và nhân tài Trung Hoa xưa trong việc tuyển cử làm quan(2). Không chỉ vậy, người nước Nam còn được nhân dân đất Bắc quý trọng, như Lý Ông Trọng người huyện Từ Liêm (bây giờ là phủ Hoài Đức) sống tại thời Hùng Vương thứ 18 (cuối đời Hùng Duệ Vương)(3). Khi ông mất đã được Tần Thủy Hoàng sai đúc tượng đồng, đặt ở cửa Hàm Dương mà vô cùng kính nể. Hay như hai anh em ông Khương Công Phụ và Khương Công Phục, người xã Sơn Ổi, huyện Yên Định, quận Cửu Chân (tức Thanh Hóa bây giờ) đều đỗ đại khoa trong kỳ thi tuyển nhân tài của nhà Đường vào năm Canh Tý 780. Riêng ông Khương Công Phụ là người Việt duy nhất đỗ trạng nguyên rồi làm tể tướng Trung Hoa (nhà Đại Đường)(4). Ông có tài văn hay, chữ tốt, bài Bạch Vân Chiếu xuân hải (Mây trắng chiếu bể xuân) được đời Đường tôn làm kiệt tác.

Các hoạt động đối ngoại nhân dân còn được các sứ thần nước ta vận dụng linh hoạt, chủ động trong các chuyến đi sứ. Có thể thấy, giao lưu nhân dân thời kỳ này mang một số dấu ấn, tiêu biểu là hình thái giao lưu học hỏi các nghề truyền thống, phục vụ đời sống nông nghiệp, lúa nước, phát triển kinh tế. Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan trong khi đi sứ sang nhà Minh cũng đã chủ động giao thiệp với nhân dân địa phương, học các nghề dệt the lượt mỏng và đem hạt giống ngô, vừng về dạy nhân dân nước Nam ta trồng trọt. Nhờ đó, ông cũng được tôn là ông tổ của các nghề này. Trên đường đi sứ, ông luôn tìm hiểu cách làm ăn của người dân ở mỗi địa phương đi qua để giúp cho dân mình khi trở về nước. Nhờ quan sát và hỏi han, ông đã biết đến loại “ngọc mễ” (tức gạo ngọc) rồi tìm cách đem về nước; học được kỹ thuật kéo tơ từ kén tằm sao cho nhỏ, kĩ thuật làm sợi tơ thêm bóng, mềm và mượt của các vùng dệt lụa ở Trung Quốc để về dạy lại người dân nước mình.

Đó còn là câu chuyện về sứ bộ Phan Thanh Giản được vua Tự Đức cử sang Pháp năm 1863 để điều đình xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông. Trong thời gian ở Pháp, Chánh sứ Phan Thanh Giản đã mời đại sứ nước Áo và Thổ Nhĩ Kỳ đến để tìm hiểu về các loại thuế hàng hoá ở hai nước này với hi vọng làm cho nền tài chính đất nước thoát khỏi khó khăn. Cũng chính trong dịp đi sứ này, Phó sứ Phạm Phú Thứ đã học hỏi người dân Ai Cập cách lấy nước tưới ruộng bằng xe trâu và đã phổ biến ở miền Trung khi ông về nước, mọi người đều làm theo vì thấy rất có lợi so với dùng sức người. Không chỉ vậy, sứ thần Việt Nam cũng để lại nhiều tình cảm tốt đẹp với sứ thần các nước lân bang. Ở thời Hiến Tông, Mạc Đĩnh Chi - lưỡng quốc Trạng Nguyên làm Nhập nội hành khiển Hữu ty lang trung rồi thăng Tả ty lang trung. Trong thời gian ở Yên Kinh, ông kết thân với sứ thần Cao Ly. Mến mộ tài năng của Mạc Đĩnh Chi, vị sứ thần này mời ông sang Cao Ly chơi và gả cháu gái cho.

Đối ngoại nhân dân trong lịch sử dân tộc không chỉ được thể hiện thông qua những mối quan hệ hoà hảo đó mà càng được khắc họa thông qua cách người dân nước Nam ứng xử với kẻ thù xâm lược. Nhìn lại lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, chính tư tưởng hòa hiếu, “tương thân tương ái”, lối ứng xử đậm chất nhân văn, bác ái, nước Nam ta đã mau chóng xóa bỏ thù hận, “mở đường hiếu sinh” để quân giặc về nước, giúp nối lại hoà hiếu bang giao giữa hai dân tộc. Đại thi hào Nguyễn Trãi đã từng nói “mưu phạt tâm công”, “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, đây chính là nền tảng đầy tính nhân văn để hai nước xây dựng mối quan hệ hòa hiếu, hữu nghị và cùng phát triển. Lịch sử đã chứng kiến những hành động cao cả của những người con đất Việt đối với kẻ thù xâm lược, như: vua Trần bảo đảm an toàn cho quân Nguyên; Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi cung cấp lương thảo, phương tiện cho quân Minh;... Với những hành động trên, dân tộc ta đã thể hiện nguyện vọng thiết tha, cháy bỏng về xây dựng hòa bình, hữu nghị và ổn định với các quốc gia, dân tộc trên thế giới, nhất là đối với các nước láng giềng lân bang.

Kỳ 1: Đối ngoại nhân dân trong lịch sử Việt Nam

Bước sang thế kỷ XX, trong bối cảnh đất nước trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đối ngoại nhân dân đã kế thừa tinh hoa truyền thống dân tộc, tiếp tục phát huy vai trò trong công cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Với chủ trương đối ngoại rộng mở và phương châm “thêm bạn bớt thù”, phải làm cho nước mình ít kẻ thù hơn hết và nhiều bạn đồng minh hơn hết, có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho công tác đối ngoại nhân dân. Người đã làm công tác đối ngoại nhân dân từ khi ra đi tìm đường cứu nước, trực tiếp chỉ đạo, định hướng và triển khai công tác này, đưa đối ngoại nhân dân trở thành một mặt trận, đóng góp to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Kỳ 1: Đối ngoại nhân dân trong lịch sử Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn đại biểu Hội Trung – Việt hữu hảo do đồng chí Dương Tư Phong, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Hội Trung – Việt hữu hảo dẫn đầu

Điểm nhấn của các hoạt động đối ngoại nhân dân thời kỳ này là “lấy ngòi bút thay giáp binh”, dùng chính nghĩa để cảm hóa lòng người, giương ngọn cờ chung vì sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức trên thế giới để tranh thủ sự ủng hộ cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Trong thời gian hoạt động tại Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng linh hoạt, khéo léo phương thức đối ngoại nhân dân bằng cách viết báo hoặc truyền tải nội dung thông qua các buổi diễn thuyết tại các cuộc biểu tình và diễn đàn quốc tế. Thậm chí, Người đã đẩy mạnh vận động quốc tế bằng cách rải truyền đơn tới những người cùng cảnh ngộ trên thế giới về nỗi thống khổ của những người Việt Nam đang bị áp bức. Nhờ hoạt động tuyên truyền tài tình đó, nhân dân Việt Nam đã giành được sự đồng cảm và ủng hộ của đông đảo nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.

Kỳ 1: Đối ngoại nhân dân trong lịch sử Việt Nam

Những ngày cuối tháng 12 năm 1920, Đảng Xã hội Pháp tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII ở thành phố Tours, Người tham dự Đại hội với tư cách là đại biểu Đông Dương. Đây là lần đầu tiên có một người Việt Nam tham gia Đại hội đại biểu của một chính đảng Pháp và là người bản xứ duy nhất trong số đại biểu các nước thuộc địa có mặt trong Đại hội. Tại đây, Người tuyên bố đoàn kết với giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới, gắn cách mạng ở thuộc địa với cách mạng ở chính quốc. Tư tưởng gắn cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Pháp là một tư tưởng lớn và tiến bộ thời bấy giờ. Sau đó tháng 10/1921, Người cùng một số bạn bè quốc tế đến từ Algeria, Maroc, Tunisia... đã tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa, tập hợp và đoàn kết với nhiều nhân dân ưu tú của các thuộc địa Pháp để đấu tranh.

Kỳ 1: Đối ngoại nhân dân trong lịch sử Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII

Đảng xã hội Pháp

Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã rất chú trọng đến việc tranh thủ tình cảm hữu nghị, sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân các nước đối với cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam, xây dựng quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước. Đồng thời, Đảng ta cũng thể hiện rõ sự ủng hộ đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Nhờ đó, các Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đều được các nước trong hội nghị đoàn kết Á - Phi, đoàn kết Á - Phi - Mỹ Latinh đồng tình, ủng hộ. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hơn 200 tổ chức, ủy ban, phong trào đoàn kết được lập ra ở hầu hết các nước trên thế giới với nhiều hoạt động tích cực ủng hộ Việt Nam.
Kỳ 1: Đối ngoại nhân dân trong lịch sử Việt Nam

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, hàng triệu người thuộc nhiều nước trên thế giới đã ghi tên tình nguyện sang giúp nhân dân Việt Nam đánh Mỹ và hàng loạt phong trào tại các nước trên thế giới đã diễn ra để ủng hộ Việt Nam(5). Nổi bật là cuộc tổng bãi công của hơn 5 triệu công nhân thuộc 91 tổ chức công đoàn Nhật Bản trong năm 1965 hay sự kiện “Đêm thức vì hòa bình ở Việt Nam” của Hội Liên hiệp Phụ nữ Pháp,... Giữa lòng Thủ đô Stockholm, xuất hiện các “chiến khu giải phóng” của thanh niên Thụy Điển lấy cờ Mặt trận và bài hát Giải phóng miền Nam làm cờ và bài ca chính thức, lập ra nhóm hành động ủng hộ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Đồng thời, ở Châu Mỹ và Châu Phi xa xôi, các nước Argentina, Uruguay, Costa Rica, Congo, Somali... đã tổ chức giới thiệu cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam và vang lên những tiếng thét phẫn nộ phản đối chiến tranh.

Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam bước vào giai đoạn khốc liệt nhất trên chiến trường và phong trảo phản chiến ở Mỹ phát triển rất mạnh mẽ, vào tháng 9/1967, tại thủ đô Bratislava của Tiệp Khắc đã diễn ra cuộc gặp gỡ lịch sử giữa nhân dân tiến bộ hai nước Việt - Mỹ(6). Đây là cuộc gặp gỡ có ý nghĩa quan trọng, đem đến cho nhân dân Mỹ niềm tin vào cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, và là bước ngoặt trong phong trào hòa bình, đoàn kết, ảnh hưởng sâu sắc tới mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.

Kỳ 1: Đối ngoại nhân dân trong lịch sử Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Thị Bình tham gia biểu tình với nhân dân Anh trên đường phố đòi “Mỹ phải rút khỏi Việt Nam”.

Trong các hoạt động đối ngoại nhân dân nhằm vận động nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước, bên cạnh nhiều nhà ngoại giao kỳ cựu và có tầm ảnh hưởng, bà Nguyễn Thị Bình là một trong số những người đã để lại hình ảnh ấn tượng nhất trong lòng cộng đồng quốc tế. Trong hơn 5 năm hoạt động cho cuộc hòa đàm ở Paris, bà Nguyễn Thị Bình cùng các đồng chí trong đoàn đàm phán đã dành rất nhiều thời gian đi thăm các nước, dự các hội nghị, mít tinh đoàn kết với Việt Nam. Bất cứ nước nào, tổ chức nào mời là đoàn tranh thủ đi, dù ở Pháp, Ý, châu Phi, hay châu Mỹ, tận dụng mọi cơ hội để tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, các đảng phái chính trị ủng hộ Việt Nam. Đặc biệt nhờ công cuộc vận động của bà Nguyễn Thị Bình, nhân dân Pháp rất có cảm tình với Việt Nam, phong trào đoàn kết giữa Pháp với Việt Nam đã thu hút mọi tầng lớp nhân dân. Một số tầng lớp trí thức lớn tầm cỡ thế giới như nhà văn và triết gia Jean-Paul Sartre, nhà toán học Laurent Schwartz, Chủ tịch Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế Joe Norman… đều lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của Việt Nam. Điều đặc biệt là các nhân vật lớn này có nhiều quan điểm chính trị khác nhau, thậm chí chống đối nhau, nhưng họ đều gặp nhau trong vấn đề Việt Nam.
Kỳ 1: Đối ngoại nhân dân trong lịch sử Việt Nam

Có thể thấy, cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam đã lay động hàng triệu cá nhân, tổ chức trên thế giới. Họ không tiếc góp sức mình vào công cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do của Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau như: biểu tình, lên tiếng nói phản đối, quyên góp,... thậm chí là hy sinh tính mạng để phản đối cuộc chiến phi nghĩa của đế quốc Mỹ. Tất cả họ dù màu da, tôn giáo, sắc tộc khác nhau nhưng đều chung một lý tưởng, mục đích cao đẹp là ủng hộ cho hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội của Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung.

Để nhận được sự tin tưởng và yêu mến của nhân dân thế giới đối với đất nước, con người Việt Nam trong thời kỳ giải phóng dân tộc, đối ngoại nhân dân đã góp phần không nhỏ bằng công cuộc vận động quốc tế, vận động quần chúng các nước. Những tinh hoa của nền đối ngoại nhân dân đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước vận dụng triệt để trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, mở đường cho cuộc giải phóng dân tộc, sau đó là thống nhất đất nước, tiếp là công cuộc đổi mới và quá trình kiến thiết đất nước, phát triển kinh tế - xã hội sau này.

----------------------------------------

(1) Ứng Hòe - Nguyễn Văn Tố (1889 - 1947) viết trong cuốn Đại Nam dật sử - Sử ta so với sử Tàu.
(2) Đại Việt sử ký toàn thư, ngoại kỷ, quyển 3.
(3) Theo Truyền thuyết Trung Quốc, ông tên là Nguyễn Ông Trọng, đến từ Nam Hải, đời vua Tần Thủy Hoàng.
(4) Đại Việt sử ký toàn thư, tập 5.
(5) 16 nước có phong trào hiến máu; trên 50 nước có phong trào quyên góp ủng hộ Việt Nam, trong đó: Ở Pháp có các phong trào quyên góp “100 triệu Frăng ủng hộ Việt Nam”; ở Nhật Bản có chiến dịch quyên góp “100 triệu Yên cho Việt Nam”; ở Thụy Điển có phong trào “Một triệu Cuaron ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”; Nhân dân Cộng hòa Liên bang Đức đã sôi sục biểu tình tại hơn 50 thành phố phản đối Mỹ ném bom Hà Nội, Hải Phòng;...
(6) Đoàn Mỹ có 41 người là các đại diện các trí thức, tôn giáo, tổ chức cộng đồng người da đen, phụ nữ, thanh niên công đoàn. Hai đoàn Việt Nam từ miền Bắc do ông Nguyễn Minh Vỹ, Phó Trưởng ban Ban Tuyên huấn Trung ương dẫn đầu. Trong đoàn có ông Nguyễn Khánh, Đỗ Xuân Oanh, Trịnh Ngọc Thái… Đoàn đại biểu nhân dân miền Nam do bà Nguyễn Thị Bình, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam dẫn đầu. Trong đoàn có bà Nguyễn Thị Định; các ông Nguyễn Văn Hiếu, Lê Mai, Đinh Bá Thi, Phạm Văn Chương, Huỳnh Xuân Ẩn, Trần Văn An.

Hải Long - Mỹ Lệ

Hải Long - Mỹ Lệ

Tin bài liên quan

[INFOGRAPHIC] Kỳ 4: Tình cảm của nhân dân thế giới dành cho Việt Nam

[INFOGRAPHIC] Kỳ 4: Tình cảm của nhân dân thế giới dành cho Việt Nam

Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đối ngoại nhân dân cùng với đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước đã "chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả" và phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc.
Kỳ 2: Đối ngoại nhân dân thời kỳ đầu Đổi mới

Kỳ 2: Đối ngoại nhân dân thời kỳ đầu Đổi mới

Những năm đầu đổi mới, trong bối cảnh đất nước đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách từ việc xóa thế bao vây cấm vận, phục hồi, xây dựng đất nước cho đến thiết lập quan hệ ngoại giao nhằm củng cố môi trường hòa bình, phát triển, đối ngoại nhân dân đã có những bước chuyển mình quan trọng, góp phần thúc đẩy bình thường hòa quan hệ, vận động bạn bè quốc tế hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội.
Kỳ 3: Yêu Trường Sa từ những hành động cụ thể

Kỳ 3: Yêu Trường Sa từ những hành động cụ thể

Chuyến đi Trường Sa của đoàn Việt Kiều đã kết thúc, nhưng dư âm của chuyến hải trình ấy như còn mãi vang cùng tiếng sóng vỗ. Khi chia tay, nhiều kiều bào đã hô vang: “Kiều bào yêu Trường Sa” rồi các anh lính đảo đã hồi đáp: "Trường Sa yêu kiều bào". Câu khẩu hiệu tuy chỉ ngắn gọn với năm chữ nhưng chứa đầy tình cảm của những người con xa xứ gửi tặng những người lính đang thực hiện nhiệm vụ giữ vững chủ quyền của đất nước.
Thanh niên là lực lượng tiên phong trong hoạt động đối ngoại nhân dân

Thanh niên là lực lượng tiên phong trong hoạt động đối ngoại nhân dân

Đây là tinh thần được các đại biểu tham dự Diễn đàn Không gian văn hóa Hồ Chí Minh - Chủ đề "Nhân dân làm ngoại giao, việc nhỏ ý nghĩa lớn" ngày 11/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thống nhất. Diễn đàn do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM phối hợp với Thành đoàn TP.HCM tổ chức, nằm trong khuôn khổ Đại hội Thanh niên tiên tiến TP.HCM làm theo lời Bác lần thứ VIII năm 2024,
VUFO thông tin về hoạt động đối ngoại nhân dân đến giảng viên, sinh viên khu vực phía Nam

VUFO thông tin về hoạt động đối ngoại nhân dân đến giảng viên, sinh viên khu vực phía Nam

Ngày 26/4/2024, tại thành phố Hồ Chí Minh, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tổ chức Hội nghị Chia sẻ thông tin về công tác đối ngoại, đối ngoại nhân dân và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam với hàng trăm lãnh đạo, giảng viên và sinh viên các trường đại học, học viện, cao đẳng khu vực phía Nam.
Nhiều cơ hội cho nhà trường và sinh viên tham gia hoạt động đối ngoại

Nhiều cơ hội cho nhà trường và sinh viên tham gia hoạt động đối ngoại

Hàng trăm lãnh đạo, giảng viên và sinh các trường đại học, học viện, cao đẳng khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã được gợi mở và đóng góp ý tưởng, mong muốn tìm hiểu, tham gia hoạt động đối ngoại trong hội nghị chuyên đề được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) tổ chức ngày 24/4 tại Hà Nội.

Tin mới

Du xuân hữu nghị - ngày hội trải nghiệm văn hóa Việt của bạn bè quốc tế

Du xuân hữu nghị - ngày hội trải nghiệm văn hóa Việt của bạn bè quốc tế

Tham dự chương trình Du xuân hữu nghị 2024 do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội (HAUFO), Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với huyện Sóc Sơn tổ chức ngày 9/3, các vị đại sứ cùng phu nhân, phu quân và cán bộ ngoại giao tại các đại sứ quán; đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam đã có cơ hội trải nghiệm những nét đẹp văn hóa Việt Nam.
Tết ở vạn chài

Tết ở vạn chài

Ở mỗi vùng miền của Tổ quốc, Tết Nguyên đán cổ truyền có những bản sắc riêng biệt. Vùng núi cao, đồng bằng hay miền biển gắn cùng dòng chảy văn hóa xa xưa đến hiện đại mang đậm dấu ấn, hơi thở đời sống nhân dân. Tết về, những vạn chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, đình làng, lăng vạn thờ tự thần Nam Hải, những bậc tiền hiền có công ở cõi, gìn giữ vùng biển bao la qua trăm năm.

Tin khác

Nghệ nhân cuối cùng ở làng đồ chơi dân gian Hậu Ái

Nghệ nhân cuối cùng ở làng đồ chơi dân gian Hậu Ái

Những ngày này, căn nhà nhỏ của Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến lại ngập tràn màu sắc. La liệt những thanh tre nứa, những tờ giấy bóng kính đủ màu, những chiếc đèn ông sao vừa hoàn thiện, cả vô vàn những đèn con tôm, con công, hình nộm tiến sĩ giấy… Căn nhà tuy có chút lộn xộn nhưng ngập tràn không khí, màu sắc vui tươi. Theo lời bà Tuyến, cả làng Hậu Ái chỉ còn duy nhất gia đình bà còn làm nghề này.
Người Việt gốc Lào trên đất Bản Đôn

Người Việt gốc Lào trên đất Bản Đôn

Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 một số thương nhân ở đất nước triệu voi (Lào) đến vùng đất Bản Đôn (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk ngày này) để buôn bán, trao đổi hàng hóa. Thấy nơi đây phong cảnh hữu tình, người dân đầy lòng mến khách nên họ quyết định dừng chân lập làng sinh sống.
Từ điển chủ đề Bồ - Việt là kết tinh của tình hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Brazil

Từ điển chủ đề Bồ - Việt là kết tinh của tình hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Brazil

Trả lời phỏng vấn phóng viên tạp chí Thời Đại, Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil cho biết, Từ điển chủ đề Bồ - Việt ra đời sau 12 năm kể từ khi thai nghén đến lúc hoàn thành. Đây là đóng góp lâu dài của Hội vào mục tiêu tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau về lịch sử, chính trị, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao... giữa hai nước Việt Nam - Brazil cũng như giữa Việt Nam với cộng đồng các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha trên toàn thế giới.
“Đây là thời cơ đưa Vĩnh Phúc bứt phá lên một tầm cao mới”

“Đây là thời cơ đưa Vĩnh Phúc bứt phá lên một tầm cao mới”

Sau khi Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Bộ Chính trị ban hành vào cuối năm 2022 thì dường như các chiều kích để phát triển kinh tế trong vùng đã được các địa phương nhận thức lại một cách sâu sắc, đa diện với tầm nhìn xa hơn. Vậy với Vĩnh Phúc, một tỉnh nằm kế bên thủ đô, sẽ tận dụng những lợi thế do Nghị quyết này đưa lại thế nào và trong tâm thế ra sao? Thời Đại đã có cuộc trao đổi với bà Hoàng Thị Thuý Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về chủ đề trên.
Phiên bản di động