Kỳ 3: Yêu Trường Sa từ những hành động cụ thể
Kỳ 2: Hội ngộ nơi đảo xa Cả đoàn kiều bào đặt chân tới Trường Sa, người nào ít nhất cũng một lần rơi nước mắt bởi ở vùng lãnh thổ xa xôi này của Tổ quốc mọi cảm xúc đều đi đến tận cùng: xúc động, cảm phục, lưu luyến, bịn rịn... |
Kỳ 1: Chuyến tàu đại đoàn kết Gần 50 người con nước Việt đang sống ở 22 quốc gia đến một ngày hội tụ trên cùng một chuyến tàu, đặt chân lên phần lãnh thổ thiêng liêng mà cũng xa xôi nhất: Trường Sa. Hải trình đến Quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 từ ngày 18-23/4 sẽ là chuyến đi đáng nhớ nhất trong đời mỗi người. |
Nguyện làm cánh én loan tin
Hải trình 7 ngày đến Trường Sa đã khắc ghi trong tâm trí đoàn kiều bào. Chính vì thế, ai cũng tự nguyện biến mình thành cánh én để loan tin, để lan toả những gì mình mắt thấy tai nghe về chủ quyền thiêng liêng của biển đảo Trường Sa. Để Trường Sa không còn xa.
“Chuyến đi có ý nghĩa đặc biệt với tôi, giúp tôi cảm nhận sâu sắc tình cảm gắn kết keo sơn giữa quân và dân, nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào dân tộc. Chuyến đi là môi trường giáo dục về tinh thần yêu nước, để tôi có thể truyền tải những trải nghiệp này nhiều hơn tới cộng động người Việt tại Mỹ và cả bạn bè quốc tế. Tôi sẽ chia sẻ những hình ảnh của mình cho mọi người biết về Trường Sa”, chị Lê Tú Mỹ Liên chia sẻ.
Kiều bào nguyện làm cánh én loan tin về biển đảo quê hương. |
Còn với bà Hoàng Thị Lai, Việt kiều tại Thái Lan, chuyến đi thăm Trường Sa là một trải nghiệm quý giá trong suốt cuộc đời. Những hình ảnh về biển đảo, về quân và dân Trường Sa sẽ là những câu chuyện cảm động, ý nghĩa để bà kể lại cho con cháu khi về Thái Lan. Đây cũng là cách để lan toả tình yêu biển đảo quê hương với thế hệ trẻ kiều bào.
Sau chuyến thăm Trường Sa, ông Tăng Tuấn Tú cho biết, Hội người Việt Nam tại Vương quốc Anh sẽ ra mắt CLB yêu biển đảo Việt Nam vào tháng 6/2023. Đồng thời sẽ phối hợp với CLB yêu biển đảo châu Âu, Viện Biển Đông - Học viện Ngoại giao... tổ chức hội thảo về Biển Đông tại Paris với sự tham gia của các diễn giả đến từ Pháp, Ba Lan, Đức, Italia.
Xây dựng Trường Sa studio
Nói về chữ "say" sau chuyến đi, kiều bào Nguyễn Hoài Bắc chia sẻ: “Đoàn kiều bào đã về đất liền, tôi nghĩ tất cả chúng tôi vẫn đang "say", say tình người, tình quân dân trên đảo xa ...!”. Theo kiều bào Nguyễn Hoài Bắc, tình yêu nước không thể nói chỉ nói suông bằng lời nói mà phải thể hiện bằng những hành động cụ thể.
“Yêu nước chỉ bằng lời nói không đáp ứng được vấn đề cần thiết của thế giới đang biến động. Mà yêu nước phải bằng hành động. Mỗi người đóng góp một chút”, anh nói.
Khi trở lại UAE, anh Trọng Thư đã kết nối với một số bạn bè đồng nghiệp để tìm giải pháp cho vấn đề các máy lọc nước ở ngoài đảo Trường Sa chỉ dùng được 1 thời gian ngắn. |
Khi trò chuyện với các chiến sĩ Trường Sa, anh Vũ Trọng Thư, kiều bào UAE, được biết tình trạng các máy lọc nước ở ngoài đảo Trường Sa chỉ dùng được một thời gian ngắn. Nguyên nhân do màng lọc bị đóng cặn không sử dụng được. Chính vì vậy, sau khi trở lại UAE, anh Vũ Trọng Thư đã kết nối với một số bạn bè đồng nghiệp kỹ sư để tìm giải pháp cho vấn đề này.
“Tôi sẽ lấy mẫu nước biển ở Trường Sa để cho vào máy phân tích thành phần hóa học; Nghiên cứu tìm cách xử lý phù hợp màng lọc nước biển đã bị đóng cặn không sử dụng được”, anh Thư chia sẻ.
Khi tàu cập bến, anh Etcetera Nguyễn, kiều bào Hoa Kỳ, đi ra ngay sân bay trở về Yên Bái để bắt tay ngay vào hoàn thiện Trường Sa Studio tại nhà mình.
|
Đây lần thứ 6 đến Trường Sa, anh Etcetera Nguyễn, kiều bào Hoa Kỳ vẫn “say”, vẫn lưu luyến về Trường Sa. Mỗi lần trở về dù có gầy đi, nhưng trong ba lô Etcetera Nguyễn đều có lá cờ tổ quốc, những mảnh san hô nhặt từ biển Trường Sa. Tình yêu Trường Sa ấy là động lực để bắt tay vào thiết kế và thi công Trường Sa Studio tại nhà mình ở Yên Bái.
"Trường Sa studio sẽ hình ảnh thu nhỏ về Trường Sa. Ở đó có cột mốc chủ quyền, tên các hòn đảo nổi, đảo chìm, những lá cờ tổ quốc có đóng dấu của các đảo, những viên đá, mảnh san hô ở biển. Đây sẽ là nơi để mọi người có thể đến để chụp ảnh, tìm hiểu về Trường Sa, cũng là nơi lan toả tình yêu biển đảo quê hương, để Trường Sa không còn xa. Dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 5/2023", anh Etcetera Nguyễn chia sẻ.
Bên trong Trường Sa studio. |
Với món quà đem về từ Trường Sa là 1 cây bàng vuông và 1 cây tra , Thượng tọa Thích Minh Nguyệt (Phó Trưởng ban Điều phối Phật giáo Việt Nam tại Lào) mong muốn sẽ đem về Lào trồng tại Chùa Phật Tích, Viêng Chăn, Lào.
“Mong rằng cây bàng vuông, cây tra được trồng tại chùa Phật Tích Lào sẽ ăn sâu bén rễ, vượt qua các trở ngại về khí hậu, thổ nhưỡng sớm đơm hoa, kết trái để cộng đồng người Việt tại Lào có thể nhìn thấy một thoáng Trường Sa thật gần. Và cũng để nâng cao ý thức chủ quyền biển đảo cho cộng đồng người Việt tại Lào cũng như người Lào”, thầy Minh Nguyệt chia sẻ.
Chuẩn đô đốc Phạm Văn Hùng, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng hải quân cho biết, trong tình hình hiện nay, cuộc đấu tranh chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực là cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn, phức tạp và nhạy cảm. Đó là sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị và của thế trận chiến tranh nhân dân trên biển. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực, cố gắng, khắc phục khó khăn, sẵn sàng chiến đấu hy sinh của cán bộ, chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam, rất cần sự quan tâm, động viên, giúp đỡ kịp thời của các cấp Ban, Bộ, Ngành từ trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp và các kiều bào ta ở nước ngoài… "Chúng tôi mong rằng trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của đông đảo, đồng chí cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài vì một Trường Sa ngày càng đàng hoàng hơn, tươi đẹp hơn”, Chuẩn đô đốc Phạm Văn Hùng chia sẻ. |
Khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Gần đây, có nhiều dư luận trong nước và ở nước ngoài đưa ra quan điểm sai trái rằng: “Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm gần 50 năm rồi. Từ đó đến nay Việt Nam chưa gửi bất kỳ kháng nghị, đơn kiện nào lên tòa án công lý quốc tế hoặc tòa án quốc tế. Nếu Việt Nam không có bất kỳ kháng nghị hay đơn kiện nào thì theo luật quốc tế coi như Việt Nam chấp nhận mất Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa vĩnh viễn về tay Trung Quốc…”. |
Cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc phát động chương trình “Hướng về Trường Sa 2023” Cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc vừa phát động chương trình “Hướng về Trường Sa 2023” nhằm chuyển tải tình cảm yêu thương của cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc nói riêng và kiều bào trên thế giới nói chung đến với Trường Sa. |