Hội nghinh Ông là gì? Vì sao hội này được coi là lễ hội nước lớn nhất của ngư dân?
Hàng trăm chiếc đèn lồng Hội An "chu du" tới Đức Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc 2019: Sẽ thi tìm kiếm tài năng và có 20 gian hàng ẩm thực Trở về tuổi thơ với lễ hội thả diều màu sắc ở Huế |
Đoàn tàu ra biển rước "nghinh Ông" (Ảnh: Thanh niên) |
Lễ hội nghinh Ông là gì?
Lễ hội nghinh Ông hay còn gọi là lễ cầu ngư, lễ này được các ngư dân thực hiện hàng năm với mong muốn cầu cho biển lặng gió hòa, ngư dân làm ăn phát đạt.
Theo tín ngưỡng dân gian phổ biến được truyền từ đời này sang đời khác ở các thế hệ như dân thì cá "Ông" (cá voi) được coi là là một vị thần biển, là sinh vật cứu tinh đối với ngư dân nói riêng và người làm nghề biển nói chung.
Các tỉnh ven biển đều có lễ hội nghinh Ông, mỗi nơi sẽ diễn ra vào các thời điểm khác nhau, nơi thì làm lễ nghinh Ông từ tháng 2, có nơi lại làm vào tháng 8.
Ngư dân Vĩnh Thịnh (Bạc Liêu) đang làm lễ nghinh Ông, họ thắp hương và cầu xin "Ông" biển lặng gió hòa, ngư dân được mùa tôm cá (Ảnh: Thanh niên) |
Hội nghinh Ông còn có các tên gọi khác như: lễ rước cốt Ông, lễ tế cá Ông, lễ cúng Ông, lễ nghinh Ông Thủy Tướng.
Nghi thức của lễ nghinh Ông
Lễ rước Ông ở Cà Mau (Ảnh: Văn hóa doanh nghiệp) |
Lễ hội nghinh Ông có hai phần: Phần lễ và phần hội.
Ở phần lễ sẽ có lễ rước và lễ tế truyền thống. Lễ rước sẽ do trai làng khỏe mạnh đảm nhiệm, rước kiệu Ông đi từ đền ra biển, hai bên đường sẽ có ngư dân bày lễ, khói nhang để nghinh đón Ông. Sau khi đến bờ biển, sẽ có thuyền để nghinh kiệu, được gọi là thuyền rồng, cùng với hàng trăm nghe lớn nhỏ được trang trí màu sắc rực rỡ, tháp tùng thuyền rồng ra biển, trước các mũi ghe sẽ là hương án và mâm lễ, trên ghe sẽ có các ngư dân tháp tùng. Sau khi đi một vòng, đoàn rước sẽ rước kiệu Ông về lại đền và tổ chức các hoạt động, nghi thức văn hóa như hát bội, múa sư tử để đón rước kiệu Ông.
Đoàn múa lân rồng nghinh đón kiệu Ông trở về đền sau khi rước kiệu ra biển ở Ninh Thuận (Ảnh: Báo Ninh Thuận) |
Ở phần hội, ngư dân sẽ tổ chức ăn uống, thỉnh mời hàng xóm, bạn phương xa đến ăn uống, vui chơi và tham gia các hoạt động chung do địa phương tổ chức trong ngày này. Lễ hội nghinh Ông là một trong những hoạt động văn hóa được bảo tồn và gìn giữ hàng trăm năm, là một nét văn hóa của ngư dân miền biển, đậm thuần phong mĩ tục và góp phần giữ gìn, làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Êm đềm cuộc sống nơi làng chài Bảo Ninh Nằm lọt giữa núi đồi và hướng nhìn ra biển, làng chài ấy là nơi hàng trăm ngư dân mưu sinh trong sự bình yên ... |
Cảnh quăng lưới đẹp ngoạn mục của ngư dân trên biển Phú Yên Không chỉ sở hữu khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, các món ăn ngon, Phú Yên còn làm say lòng người bởi vẻ đẹp ngoạn ... |
Ngư dân cần tuân thủ nghiêm quy định để khắc phục "thẻ vàng" IUU trong tháng 10/2019 Trong thông báo mới nhất của Tổng cục Thuỷ sản và VASEP cho biết tháng 10/2019 đoàn công tác của EC sẽ sang Việt Nam ... |
“Biển đói” do ai? “Biển đói” là một cụm từ cửa miệng của ngư dân. Nguồn lợi thủy sản không phải vô tận, mấy chục năm qua, tình trạng ... |
Đón bình minh cùng ngư dân trên Đầm Chuồn ở Huế Khi mặt trời ửng hồng cũng là lúc nhịp sống Đầm Chuồn trở nên sinh động với tiếng khua mái chèo đập nước chở cá ... |
Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân xã đảo vươn khơi bám biển Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4 vừa tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” tại xã đảo Thổ ... |
Ngư dân Lý Sơn trúng đậm mẻ cá hơn nửa tỷ đồng ở Hoàng Sa Sau 15 ngày ra khơi, thuyền trưởng Nguyễn Lộc cùng nhóm ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) trở về với mẻ lưới cá bè và ... |
Nghề "vớt vàng trắng" trên biển thu nhập cao hơn đánh bắt cá Ngư dân vốn gắn bó với biển bao đời nay. Do đó, dù có được hỗ trợ về tài chính, hay chuyển đổi nghề mới, ... |