Nghề "vớt vàng trắng" trên biển thu nhập cao hơn đánh bắt cá
Quảng Bình: Ngư dân chủ động ứng phó với bão số 10 sắp đổ bộ |
Ngư dân lão làng tóm gọn con cá ngừ nặng nhất thế giới |
Giám sát ngư dân không sử dụng các nghề khai thác hải sản tầng đáy |
Khai thác thủy hải sản là nghề truyền thống mang lại thu nhập lớn cho dân miền biển. Ngoài đánh bắt cá, dân biển còn mưu sinh bằng nghề theo mùa. Mùa nào thức ấy, từ tháng chạp đến tháng 3 là mùa vớt sứa, từ tháng 3 đến hết tháng 6 câu mực kết hợp đánh lưới cá đục, sang tháng 7 lại là mùa lưới ghẹ, đãi dắt, đập hà...
Dưới đây là một số nghề phổ biến mà dân miền biển thường làm theo mùa vụ:
Nghề đánh bắt cá
Khai thác thủy hải sản là nghề truyền thống ở vùng biển Việt Nam bao đời nay, mang lại thu nhập lớn cho dân miền biển. Nếu giăng lưới được mẻ hàng trăm tấn, đặc biệt là ngừ đại dương (giá khoảng 130.000 đồng mỗi kg tại bến), cá thu (900.000 đồng mỗi kg), cá bè xước (60.000 đồng mỗi kg)...
Nghề cào ngao
Một số ngư dân Nam Định cào ngao với dụng cụ đơn giản là chiếc bồ cào bằng sắt, cào dọc bãi ngao khi gặp vật cản hoặc nghe thấy tiếng kêu có nghĩa là đã chạm vào con ngao. Trung bình mỗi người có thể bắt được từ 5 đến 10kg ngao to nhỏ, được bán với giá dao động từ 25-60 ngàn đồng/1kg
Nghề "vớt vàng trắng" trên biển
Nghề vớt sứa còn được dân biển gọi là nghề "vớt vàng trắng" trên biển vào mỗi dịp tháng 3 ở Nghệ An. Mỗi ngày đi vớt sứa trên biển, một ngư dân cũng kiếm được từ 2 – 3 triệu đồng. Công việc vất vả nhưng thu nhập cao gấp nhiều lần đánh bắt cá, bởi những năm gần đây, thị trường trong và ngoài nước chuộng mua sứa để chế biến thực phẩm.
Mùa ruốc biển là vào những tháng đầu năm, các ngư dân lại có thêm thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày tại Quảng Ngãi. Giá của 1kg ruốc là từ 30.000 - 40.000 đồng/kg. Khi nắng vừa lên, nhiều người ở các làng cá ven biển đã tiến hành phơi ruốc.
Nghề muối khá lâu đời, có truyền thống từ hàng trăm năm qua, hiện chỉ phát triển ở vùng ven biển Nam Trung Bộ. Giá muối quá thấp dao động từ 110.000 đồng/tạ. Mặc dù cho thu nhập thấp, lại vất vả, song nhiều hộ gia đình vẫn gắn bó với nghề.
Nghề đan lưới
Còn ở Quảng Ninh, lớp học dạy nghề đan lưới là một mô hình dạy nghề được đánh giá cao. Bên cạnh đó, những kiến thức về bảo dưỡng, sửa chữa tàu cá, cứu nạn trên biển… cũng góp phần tạo nên những thay đổi tích cực cho đời sống người dân.
Nghề lưới ghẹ
Ngư dân hành nghề bắt ghẹ quanh năm, chỉ trừ những ngày biển động, sóng lớn. Mùa được nhiều ghẹ nhất vào tháng 7. Với giá bán từ 140.000 - 150.000 đồng/kg ghẹ sống, nghề bủa lưới săn ghẹ đã mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều ngư dân.
Nghề đập hà
Một ngày đập hà nhiều được 2-3kg, ít từ 1 đến 2kg. Với giá từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng/kg, cũng được coi là khấm khá. Thế nhưng, không bù đắp được bao nỗi vất vả, nhọc nhằn và hiểm nguy. Vì cuộc sống, vì yêu quê hương, bám biển, hàng chục, hàng trăm người ở Đồ Sơn, Cát Bà… vẫn hằng ngày ra thu hoạch “lúa” của biển.
Để việc chuyển đổi nghề cho ngư dân đánh bắt gần bờ, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và các ngành có liên quan của tỉnh, địa phương ven biển cần có giải pháp trong việc tạo nguồn vốn để ngư dân có điều kiện chuyển đổi nghề. Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho ngư dân khai thác hải sản ven bờ.
Ngoài những lớp học về nghề biển giúp ngư dân gia tăng sản lượng, những lớp nghề khác cũng có ý nghĩa không kém phần quan trọng ở những vùng ven biển. Đặc biệt, đối với những ngư dân có đời sống bấp bênh, việc được học nghề giúp họ có “cần câu” vững chắc ngay cả khi lên bờ. Nếu như trước đây, ngư dân chỉ có duy nhất nghề đi biển, thì nay họ đã có thêm các nghề chăn nuôi lợn, gà, trồng ném, sả, mướp đắng... cho thu nhập ổn định. Những lớp dạy nghề chăm sóc cây cảnh, tiếng Anh, lễ tân, kỹ thuật nấu ăn hay nghiệp vụ nhà hàng đã mở ra không ít cơ hội cho những gia đình trước đây từng đi biển ở Hàm Tiến, Mũi Né (Bình Thuận). Với chứng chỉ hoàn thành các lớp học này, đông đảo hội viện đã nhanh chóng tìm được việc làm tại các resort, khách sạn ngay ở địa phương với mức thu nhập ổn định như làm lễ tân, chăm sóc cây cảnh… |
Xem thêm
Ghé Lạng Sơn mà không thưởng thức vịt quay, phở chua, khâu nhục thì như chưa từng đến Lạng Sơn là vùng địa đầu của Tổ quốc, với nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, nhiều di tích văn hóa đậm ... |
Thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), nơi chạy trốn xô bồ để tìm về cõi an yên Cách Nha Trang 50km, thị xã Ninh Hòa đang trở thành điểm đến tiềm năng với khách du lịch. Sự yên tĩnh và lặng lẽ ... |
Mùa này Lý Sơn Đến đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vào những ngày cuối tháng 3, người ta có thể cảm nhận được bầu không khí sôi động của ... |
Đến Phú Quốc, không thể không mua thứ này mang về làm quà! Phú Quốc được thiên nhiên ban tặng cho một phong cảnh đẹp hiếm có, không những thế, đặc khu này còn có nhiều sản vật ... |
Triển lãm hơn 200 bức ảnh nghệ thuật về “Biển đảo, quê hương” Những tác phẩm xuất sắc được tuyển chọn từ Cuộc thi ảnh nghệ thuật về đề tài “Biển đảo, quê hương” năm 2018 sẽ được trưng ... |
Cam go “cuộc chiến” chống tội phạm ma túy ở biên giới Nghệ An, Hà Tĩnh Với chiều dài hơn 600km đường biên giới giáp với các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay và Khăm Muộn của nước ... |
Có gì hay ở đảo Lý Sơn, hòn đảo được mệnh danh là Maldives của Việt Nam? Đảo Lý Sơn không chỉ nổi tiếng với món tỏi đen được coi là “thần dược” cho sức khỏe, hòn đảo này còn đang là ... |
Đồng Đăng không chỉ có phố Kỳ Lừa Lạng Sơn đâu chỉ có ải Chi Lăng, đỉnh Mẫu Sơn mùa có tuyết... Những mặc định check-in khiến du khách chọn cách khám phá như nhau, ... |
Đảo ngọc Phú Quốc nhìn từ trên cao Đảo ngọc Phú Quốc từ lâu làm xiêu lòng du khách bởi biển xanh, gió mát, hoàng hôn tuyệt đẹp. Nhìn từ trên cao hòn ... |