Trang chủ Hữu nghị Bốn phương kết bạn
14:24 | 14/11/2022 GMT+7

Hội đồng Hòa bình thế giới-hơn 70 năm vì hòa bình và công lý

aa
Nhân loại trong nửa đầu thế kỷ 20 đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới với quy mô và mức độ hủy hoại, tàn sát chưa từng có trong lịch sử. Đặc biệt, chiến tranh thế giới thứ hai đã giết hại hàng chục triệu người và đánh dấu sự ra đời của vũ khí hạt nhân-loại vũ khí có khả năng xóa bỏ sự tồn tại của con người trên trái đất.
Ủy ban Hòa bình Việt Nam đóng góp thiết thực, trách nhiệm vào hòa bình thế giới Ủy ban Hòa bình Việt Nam đóng góp thiết thực, trách nhiệm vào hòa bình thế giới
Các hoạt động của Ủy ban Hòa bình Việt Nam đã đóng góp chung cho công tác đối ngoại nhân dân của Việt Nam, cho việc thúc đẩy, bảo vệ hình ảnh, lợi ích quốc gia dân tộc của Việt Nam cũng như cho phong trào nhân dân khu vực và quốc tế.
Việt Nam tích cực chuẩn bị cho Đại hội Hội đồng Hòa bình thế giới lần thứ 22 Việt Nam tích cực chuẩn bị cho Đại hội Hội đồng Hòa bình thế giới lần thứ 22
“Đại hội Hội đồng Hòa bình thế giới" là sự kiện quan trọng, lần đầu tiên diễn ra ở Việt Nam. Việc tổ chức Đại hội cần được chuẩn bị chu đáo, qua đó nhằm góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, truyền thống hòa hiếu yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam cũng như trách nhiệm của Việt Nam trước những vấn đề của phong trào hòa bình thế giới.
Hội đồng Hòa bình thế giới-hơn 70 năm vì hòa bình và công lý
Hội nghị Ban Chấp hành Hội đồng Hòa bình thế giới năm 2017.

Lịch sử hình thành và phát triển

Trong bối cảnh đó, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, nhất là chiến tranh thế giới thứ ba, chiến tranh hạt nhân, đã trở thành yêu cầu cấp bách và là nhiệm vụ quan trọng nhất của tất cả các lực lượng có lương tri và yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Rất nhiều tổ chức quần chúng đấu tranh vì hòa bình ra đời, tập hợp các nhà hoạt động hòa bình từ mọi tầng lớp xã hội.

Trong đó, nổi bật là Hội nghị các trí thức thế giới vì hòa bình diễn ra ngày 6/8/1948 tại Wroclaw, Ba Lan. Hội nghị đã thành lập Ủy ban phối hợp các hoạt động hòa bình, đóng vai trò nòng cốt trong triển khai các hoạt động đấu tranh bảo vệ nền hòa bình chung của nhân loại.

Ngày 25/2/1949, Ủy ban phối hợp các hoạt động hòa bình đã kêu gọi tất cả các tổ chức dân chủ hoạt động vì hòa bình tiến bộ, các cá nhân trên toàn thế giới chung tay ngăn chặn nguy cơ chiến tranh và tham gia Đại hội nhân dân thế giới bảo vệ hòa bình. Chưa đầy 60 ngày kể từ khi phát động, đã có 18 tổ chức dân chủ quốc tế, hàng nghìn tổ chức hòa bình quốc gia và 2.900 nhân vật nổi tiếng đăng ký tham dự. Không khí đó đã tạo nên niềm cảm hứng cho nhà thơ cộng sản Pháp Louis Aragon sáng tác bài thơ “Trẩy hội hòa bình”.

Từ ngày 20 đến 26/4/1949, hơn 1.000 đại biểu từ 75 nước đại diện cho nhiều tổ chức quần chúng quốc tế và nhiều nhân vật nổi tiếng đã tham dự Đại hội nhân dân thế giới bảo vệ hòa bình tại Paris. Cùng con số đại biểu và thời gian tương tự, các đoàn đại biểu từ Đông Âu và châu Á, do không được cấp thị thực đến Pháp, đã đến Praha, Tiệp Khắc tham gia Đại hội để hưởng ứng phong trào hòa bình. Ngày Đại hội diễn ra, trong hội trường tại Paris có treo bức tranh chim bồ câu của danh họa Picasso. Từ đó, chim bồ câu đã trở thành biểu tượng bất hủ của hòa bình.

Ngày 25/4/1949, Đại hội đã ra tuyên bố về những mục đích cơ bản, nguyên tắc hoạt động, điều kiện thiết yếu của tự do và hòa bình là tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc; phấn đấu vì hòa bình, vì quyền tự quyết của các dân tộc; thủ tiêu vũ khí hạt nhân, dành chi phí quân sự để giảm nghèo, hạn chế năng lực quân sự của các cường quốc; cùng tồn tại hòa bình và phát triển; phản đối và lên án mọi hành động hiếu chiến, phá hủy các quyền tự do dân chủ, reo rắc hận thù giữa các chủng tộc và dân tộc; kêu gọi vô hiệu hóa các luận điệu tuyên truyền cho một cuộc chiến tranh mới.

Người chủ trì Đại hội-nhà bác học Pháp Frédéric Joliot-Curie đã phát biểu: “Hòa bình là công việc của tất cả mọi người”. Phát biểu của ông đã trở thành lời hiệu triệu và lan tỏa nhanh chóng trên thế giới trong bối cảnh tình hình thế giới lúc đó, đặc biệt ngay sau khi Hiệp ước an ninh Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời ngày 4/4/1949 tại Washington.

Đại hội cũng quyết định thành lập Ủy ban phối hợp (Ban Chấp hành) đặt trụ sở tại Paris do Frédéric Joliot-Curie đứng đầu. Tháng 3/1950, Ủy ban đã họp tại Stockholm, Thụy Điển ra lời kêu gọi cấm vũ khí hạt nhân. Lời kêu gọi đã được hơn 600 triệu người trên toàn thế giới ký tên hưởng ứng.

Tiếp đó, cuối tháng 10 đầu tháng 11/1950, Đại hội lần thứ 2 tại Warsaw, Ba Lan đã quyết định đổi tên thành Hội đồng Hòa bình thế giới, cử Ban Chấp hành do ông Frédéric Joliot-Curie làm Chủ tịch. Đại hội đã ra tuyên bố ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân Triều Tiên chống Mỹ xâm lược và ủng hộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam. Đây là nghị quyết ủng hộ Việt Nam đầu tiên của Hội đồng.

Trong hai ngày 25 và 26/2/1951, Hội nghị Ban Chấp hành Hội đồng Hòa bình thế giới lần thứ nhất đã họp tại Berlin, Cộng hòa Dân chủ Đức. Hội nghị đã ra lời kêu gọi 5 nước lớn bao gồm Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ký công ước hòa bình. Lần đầu tiên Việt Nam đã cử đoàn từ chiến khu kháng chiến trong nước tham dự Hội nghị.

Báo Cứu quốc số 1765 ra ngày 2/3/1951 đã đăng tin: 162 đại biểu của 46 nước đã ký vào bản hiệu triệu của Hội đồng Hòa bình thế giới. Trong số các đại biểu, người ta thấy ông Nguyễn Văn Hưởng, đại biểu Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam tham gia ký tên (Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Y tế).

Trong những năm 1950, nhiều tổ chức dân chủ và hòa bình quốc tế ra đời, là thành viên hoặc đối tác liên kết của Hội đồng Hòa bình thế giới. Trong những năm 1960-1980, Hội đồng hòa bình thế giới là một trong những tổ chức quốc tế đóng vai trò nòng cốt trong phong trào nhân dân thế giới đấu tranh cho hòa bình, chống chiến tranh đế quốc, vũ khí hạt nhân, đoàn kết và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Á-Phi-Mỹ Latinh.

Ngày nay, trước bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường với những chuyển biến rất cơ bản và sâu sắc, Hội đồng Hòa bình thế giới vẫn luôn giữ vững mục tiêu từ khi ra đời: Hòa bình là công việc của tất cả, là đấu tranh và ủng hộ đoàn kết với nhân dân các nước trên thế giới vì hòa bình, công lý, độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ.

Hội đồng Hòa bình thế giới luôn phản đối các hành động chạy đua vũ trang, nhất là vũ khí hạt nhân; ủng hộ các nạn nhân chiến tranh, kêu gọi chấm dứt xung đột vũ trang, đặc biệt là xung đột giữa Nga và Ukraine; khuyến khích xu thế hòa bình hợp tác và phát triển và tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Hội đồng Hòa bình thế giới hiện đã phát triển với hơn 100 thành viên, gồm các tổ chức hòa bình quốc gia, tổ chức quần chúng dân chủ tiến bộ, có tư cách là tổ chức tư vấn phi chính phủ của Hội đồng Kinh tế-Xã hội của Liên hợp quốc, là đối tác tin cậy của phong trào không liên kết.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng Hội đồng vẫn luôn là ngọn cờ tập hợp các lực lượng hòa bình tiến bộ trên toàn thế giới; tạo diễn đàn mở để đối thoại, hợp tác kết nối ủng hộ lẫn nhau giữa các tổ chức và cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu chung, tạo nên sức mạnh đấu tranh vì hòa bình và công lý như tuyên bố của Hội đồng khi ra đời.

Hội đồng Hòa bình thế giới với Việt Nam

Ngay từ đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã thấy rõ vai trò quan trọng của Hội đồng Hòa bình thế giới và sự cần thiết kết nối Việt Nam với tổ chức quốc tế này. Ta đã cử 11 đại biểu Việt Nam tham gia Đại hội thành lập Hội đồng Hòa bình thế giới năm 1949, trong đó có giáo sư Phạm Huy Thông và nhà toán học Lê Văn Thiêm. Như vậy, Việt Nam là một trong những nước đã tham gia sáng lập Hội đồng Hòa bình thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo việc thành lập Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam (nay là Ủy ban Hòa bình Việt Nam) ngay trong những ngày ta kháng chiến chống Pháp. Ngày 17/11/1950, Người đã gửi thư cho Đại hội thành lập Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam - được khai mạc vào ngày 19/11/1950. Đại hội đã suy tôn Chủ tịch Hồ Chí Minh là chiến sĩ “Hòa bình số 1” và Chủ tịch danh dự của Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam.

Năm 1950, ta đã cử đoàn đại biểu từ chiến khu đi tham dự Đại hội lần thứ 2 của Hội đồng Hòa bình thế giới tại Warsaw, Ba Lan năm 1950. Tại Đại hội này, Hội đồng đã lần đầu tiên ra tuyên bố ủng hộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam. Cũng trong năm này, dù trong điều kiện khó khăn của kháng chiến, ta vẫn thu được gần sáu triệu chữ ký để hưởng ứng Lời kêu gọi Stockholm về cấm vũ khí hạt nhân.

Hơn 70 năm qua, Hội đồng Hòa bình thế giới đã luôn đồng hành cùng Việt Nam, đoàn kết và ủng hộ Việt Nam trong mọi giai đoạn lịch sử, từ cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Việt Nam cũng luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm của Hội đồng Hòa bình thế giới, được tín nhiệm bầu giữ vị trí Phó Chủ tịch và thành viên Ban Thư ký của Hội đồng trong nhiều nhiệm kỳ qua.

Nhiều lần Việt Nam đã đón các đoàn lãnh đạo của Hội đồng, tổ chức các cuộc họp Ban Chấp hành và nhiều sự kiện của Hội đồng Hòa bình thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo cao nhất của ta đều đã tiếp và gặp gỡ các lãnh đạo Hội đồng trong các chuyến thăm đến Việt Nam.

Gần đây nhất, năm 2017, Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Ban Chấp hành của Hội đồng tại Hà Nội, đồng thời nhân dịp đó ta đã cùng Hội đồng Hòa bình thế giới tổ chức kỷ niệm 100 năm kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga. Đối với các tổ chức thành viên của Hội đồng, Việt Nam luôn là biểu tượng của niềm tin, của khát vọng hòa bình, công lý, chính nghĩa và lẽ phải, của tình đoàn kết quốc tế và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tinh thần đoàn kết đó luôn có vị trí, vai trò đặc biệt trong mặt trận đoàn kết quốc tế nói chung, và trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam nói riêng.

Việc Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới trong tháng 11/2022 sẽ tiếp tục là dấu mốc quan trọng, thể hiện sinh động tình đoàn kết quốc tế, vai trò, trách nhiệm và đóng góp tích cực của Việt Nam vào phong trào hòa bình chung của toàn nhân loại, vì một thế giới hòa bình, công bằng, dân chủ, tiến bộ và văn minh.

Lễ Cầu Quốc thái dân an, hoà bình thế giới - lan tỏa những giá trị của hòa bình Lễ Cầu Quốc thái dân an, hoà bình thế giới - lan tỏa những giá trị của hòa bình
Ngày 16/10/2022, tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình, Ủy ban Hòa bình (UBHB) Việt Nam phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức “Lễ cầu Quốc thái dân an, hòa bình thế giới” và “Buổi chia sẻ thông tin về hòa bình”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Chương trình Giáo dục Hòa bình của UBHB Việt Nam với mục đích cầu cho thế giới thanh bình, quốc gia hưng thịnh, nhân dân an lạc, cuộc sống ấm no. Đồng thời tuyên truyền tới người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nước, qua đó giáo dục về văn hóa và tư tưởng hòa bình của dân tộc Việt Nam.
Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước trong hoạt động gìn giữ hòa bình Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước trong hoạt động gìn giữ hòa bình
Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) đã tham gia thảo luận về vấn đề gìn giữ hòa bình tại Ủy ban Chính trị đặc biệt và Phi thực dân hóa (Ủy ban 4).
Uông Chu Lưu, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam
Nguồn:

Tin bài liên quan

Quảng Trị tổ chức chương trình hòa nhạc quốc tế tôn vinh giá trị hòa bình thế giới

Quảng Trị tổ chức chương trình hòa nhạc quốc tế tôn vinh giá trị hòa bình thế giới

Chương trình Hòa nhạc quốc tế - Giai điệu Hòa Bình là chương trình nghệ thuật đặc sắc quy tụ nhiều quốc gia, tôn vinh giá trị hòa bình thế giới thông qua âm nhạc.
Ngoại giao nước - một giải pháp cho hòa bình và thịnh vượng

Ngoại giao nước - một giải pháp cho hòa bình và thịnh vượng

Ngoại giao nước rất quan trọng đối với nền hòa bình, sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh lương thực, hệ sinh thái lành mạnh và sản xuất năng lượng của một quốc gia.
Việt Nam nỗ lực giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và mất an ninh lương thực

Việt Nam nỗ lực giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và mất an ninh lương thực

Ngày 14/2, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), Hội đồng Bảo an (HĐBA) tiếp tục phiên thảo luận mở cấp cao về “Tác động của biến đổi khí hậu và tình trạng mất an ninh lương thực đối với việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế” dưới sự chủ trì của Tổng thống Cộng hoà Guyana, nước Chủ tịch HĐBA tháng 2/2024, với sự tham dự và phát biểu của đại diện gần 90 nước, Tổng Thư ký LHQ và lãnh đạo một số tổ chức quốc tế liên quan.

Các tin bài khác

TP.HCM tổ chức nhiều hoạt động đối ngoại nhân dân

TP.HCM tổ chức nhiều hoạt động đối ngoại nhân dân

Từ đầu tháng 4/2024, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc TP.HCM, Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.HCM đã tổ chức nhiều hoạt động đối ngoại nhân dân.
Lưu học sinh Lào tại Trường Hữu nghị T78 rộn ràng đón Tết cổ tuyền Bunpimay

Lưu học sinh Lào tại Trường Hữu nghị T78 rộn ràng đón Tết cổ tuyền Bunpimay

Ngày 16/4, hơn 200 lưu học sinh Lào tại Trường hữu nghị T78 đã cùng nhau chào đón Tết Bunpimay.
Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Những hy sinh to lớn làm nên chiến thắng quyết định ở Điện Biên Phủ năm 1954 là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo, xuất phát trực tiếp từ những phẩm chất cá nhân và trí tuệ xuất chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được vận dụng và phát triển trong tập thể Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo nên con đường bền vững đi đến tự do, duy trì và nâng cao cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Sinh viên, học sinh Việt Nam trải nghiệm văn hoá Trung Quốc

Sinh viên, học sinh Việt Nam trải nghiệm văn hoá Trung Quốc

Ngày 15/4, Trường Đại học Hà Nội đã tổ chức chương trình Ngày tiếng Trung Quốc quốc tế và Trải nghiệm văn hoá Trung Quốc.

Đọc nhiều

Vẻ đẹp của điệu nhảy Yosakoi trong lễ hội văn hóa Việt - Nhật 2024

Vẻ đẹp của điệu nhảy Yosakoi trong lễ hội văn hóa Việt - Nhật 2024

19 đội Yosakoi mạnh của Việt Nam và 5 đội Yosakoi từ Nhật Bản đã cùng trình diễn tại lễ hội văn hóa Việt - Nhật và liên hoan Yosakoi Việt Nam 2024.
Sinh viên, học sinh Việt Nam trải nghiệm văn hoá Trung Quốc

Sinh viên, học sinh Việt Nam trải nghiệm văn hoá Trung Quốc

Ngày 15/4, Trường Đại học Hà Nội đã tổ chức chương trình Ngày tiếng Trung Quốc quốc tế và Trải nghiệm văn hoá Trung Quốc.
Giá vàng giảm, tỷ giá USD/VND tăng mạnh

Giá vàng giảm, tỷ giá USD/VND tăng mạnh

Giá vàng SJC sáng nay ghi nhận giảm 1,1 triệu đồng/lượng, xuống mốc 83 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, tỷ giá USD/VND được các ngân hàng đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh.
Tết Lào ấm áp trên quê hương Việt Nam

Tết Lào ấm áp trên quê hương Việt Nam

Năm 2024, lần đầu tiên sinh viên, học viên Lào đang theo học tại các Học viện trực thuộc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đón Tết cổ truyền quê hương tập ...
Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Sáng 16/4, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân phối hợp với Thị ủy Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo cho hơn 500 đồng chí là cán bộ chủ chốt Thị ủy, các đồng chí nguyên lãnh đạo thị xã qua các thời kỳ và cán bộ các xã, phường.
Nhiều tỉnh trong cả nước tích cực tuyên truyền về biển, đảo

Nhiều tỉnh trong cả nước tích cực tuyên truyền về biển, đảo

Các tỉnh Bình Định, Kiên Giang, Điện Biên những ngày qua đã và đang tích cực làm tốt công tác tuyên truyền về biển, đảo cho học sinh, cán bộ, nhân dân.
Hơn 2000 vận động viên tham gia giải chạy vì an toàn giao thông - Điện Biên Phủ 2024

Hơn 2000 vận động viên tham gia giải chạy vì an toàn giao thông - Điện Biên Phủ 2024

Giải THACO Marathon vì An toàn giao thông - Điện Biên Phủ 2024 quy tụ gần 2.300 vận động viên chuyên nghiệp, phong trào trong nước và quốc tế tham gia.
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
vung 3 hai quan thuc hien cuu nan tau ca tai quang ngai
Xin chờ trong giây lát...
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Màn đẩy gậy kịch tích của Khách Tây với chàng trai H'Mông
45 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc:
Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển sinh đi học tại Kazakhstan diện Hiệp định năm 2024. Theo đó, Chính phủ Kazakhstan cấp 3 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại quốc gia này theo trình độ đại học.
Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Chương trình học bổng của chính phủ Ấn Độ; cơ hội việc làm; những lưu ý khi du học Ấn Độ... là những thông tin được cung cấp tại tọa đàm “Tăng cường giao lưu nhân dân-kết nối giáo dục, đào tạo Việt Nam-Ấn Độ” diễn ra vào ngày 10/4 tại Hà Nội.
Sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế

Sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế

Việc thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế sẽ giúp người dân tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí, giảm nhiều khâu thủ tục.
OS phẫu thuật nhân đạo cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Hà Nội tháng 3

OS phẫu thuật nhân đạo cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Hà Nội tháng 3

Với mong muốn đem lại nhiều nụ cười mới cho trẻ em trên toàn quốc, từ ngày 11-15/3/2024, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba, số 37 Hai Bà Trưng, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, tổ chức Operation Smile Việt Nam (OS) sẽ tổ chức chương trình Phẫu thuật nhân đạo dành cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch.
Người nước ngoài đăng ký tài khoản định danh điện tử thế nào?

Người nước ngoài đăng ký tài khoản định danh điện tử thế nào?

Tại dự thảo Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử, Bộ Công an đã đề xuất quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với người nước ngoài.
1.000 học bổng du học Liên bang Nga cho công dân Việt Nam năm 2024

1.000 học bổng du học Liên bang Nga cho công dân Việt Nam năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo, Chính phủ Liên bang Nga cấp 1.000 chỉ tiêu học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại Liên bang Nga theo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập chuyên ngành và tiếng Nga.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động