Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
08:04 | 08/02/2023 GMT+7

Hội Đập trống của người Ma Coong- đêm giao duyên giữa đại ngàn Trường Sơn

aa
Lễ hội Đập trống của người Ma Coong, ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cầu cho mưa thuận, gió hòa, nương rẫy tươi tốt, bản làng được ấm no, khỏe mạnh, gia súc không bị dịch bệnh. Trong đêm hội đập trống, trai chưa vợ, gái chưa chồng gặp gỡ, hẹn hò cùng nhau để rồi nên duyên vợ chồng...
Gia đình 3 thế hệ giữ gìn nghề dệt thổ cẩm của người Mạ Gia đình 3 thế hệ giữ gìn nghề dệt thổ cẩm của người Mạ
Hơn 60 năm gắn bó với khung cửi, nghệ nhân H’Bạch (73 tuổi), bon N’Jiêng, xã Đắk Nia, TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã truyền nghề đệt thổ cẩm truyền thống cho thế hệ con và cháu. Đến nay, nghề dệt không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào Mạ, mà còn tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình bà, gắn kết tình thân. Hiếm có gia đình nào giữ được nghề truyền thống như gia đình nghệ nhân H’Bạch.
Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài: Chú trọng thu hút hội viên trẻ năm 2023 Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài: Chú trọng thu hút hội viên trẻ năm 2023
Ngày 4/2, tại Vườn hoa anh đào, An Dương, Hải Phòng, Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức Hội nghị Ban thường vụ mở rộng nhân dịp đầu xuân Quý Mão 2023.

Đêm 16 tháng Giêng, khi con trăng lên đến ngọn sào, lễ hội Đập trống của người Ma Coong bắt đầu. Già làng Đinh Xon, ở bản Cà Roòng, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình làm lễ cúng tưởng nhớ công lao các vị già làng đi trước và cầu cho bốn mùa làm ăn thuận lợi.

hoi Dap trong cua nguoi ma coong- dem giao duyen giua dai ngan truong son hinh anh 1
Các già làng, người có uy tín làm lễ cúng tưởng nhớ Giàng và các thế hệ đi trước

Phần lễ do người chủ lễ là già làng, người có uy tín điều hành với các nghi thức cúng truyền thống. Phần hội là các hoạt động vui chơi, múa hát theo phong tục của đồng bào Ma Coong.

Già làng Đinh Xon cho biết, nói đến đập trống thì quan trọng nhất vẫn là chiếc trống mà người Ma Coong sử dụng trong đêm lễ hội. Tiếng trống là hiện thân của tâm linh, của tiếng nói thần kỳ, như tiếng của người Ma Coong giữa rừng xanh không bị khuất phục bởi gió, mưa, thú dữ.

Theo già làng Đinh Xon, đêm 16 tháng Giêng, bà con tập trung ở bãi đất rộng, ở đó có treo chiếc trống. Khi trăng lên là vào giờ khai lễ, già làng đọc lời khấn cầu trời đất phù hộ cho dân bản sống yên lành, làm ăn no đủ, mùa màng bội thu… Khi khấn xong, già làng phát lệnh thì lễ hội đập trống bắt đầu.

“Lễ hội này cầu may cho gia đình, cho mọi người, ăn uống vui chơi theo tục lệ. Thế hệ trước đã sinh ra lễ hội này nên cần phải giữ, không được hủy bỏ truyền thống, phong tục của mình, ngày này phát triển hơn, dành nhiều thời gian để thế hệ trẻ vui chơi”, già làng Đinh Xon giải thích.

hoi Dap trong cua nguoi ma coong- dem giao duyen giua dai ngan truong son hinh anh 2
Cùng uống rượu cần và cùng nhau đập trống.
hoi Dap trong cua nguoi ma coong- dem giao duyen giua dai ngan truong son hinh anh 3
Chiếc trống của người Ma Coong sử dụng trong đêm lễ hội.

Sau phần lễ là lúc tiếng trống hội mở màn vang lên, mọi người bắt đầu xúm lại bên ché rượu cần. Những thanh niên khỏe mạnh tranh nhau dùi và trổ tài đánh trống mạnh, đánh trống nhanh, đánh làm sao cho đến khi vỡ trống. Người không tham gia đánh trống thì cầm tay nhau nhảy múa quanh đống lửa.

Dưới ánh trăng tròn 16, từng tốp người thay nhau đập trống, nhảy múa, uống rượu bên ánh lửa bập bùng và hô vang câu "Roa lữ Giàng ơi" (nghĩa là: Sung sướng quá trời ơi).

hoi Dap trong cua nguoi ma coong- dem giao duyen giua dai ngan truong son hinh anh 4
Mọi người cùng chen nhau đến đập trống lấy may đầu năm.

Đêm hội đập trống cũng là dịp trai gái gặp gỡ làm quen, cùng hẹn ước sẽ trao duyên. Khi ấy, các đôi trai gái lâu nay đã thầm để ý nhau, yêu nhau, được phép dắt nhau ra suối, vào rừng… cùng tâm sự, chuyện trò.

Đinh Dự, ở bản Cà Roòng 2, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch nói rằng, khi gà gáy, mặt trời lên là lúc hội kết thúc, họ quay trở lại với cuộc sống thường ngày của mình và hẹn gặp lại vào lễ hội năm sau. Những người trẻ sau một đêm lễ hội cùng nhau ước hẹn, chọn ngày mời bố mẹ, già làng đến nhà cô gái đặt lễ xin cưới. Cũng có nhiều đôi đã nên duyên chồng vợ sau những lễ hội này, trong đó cũng có các mối tình xuyên biên giới Việt - Lào.

Theo Đinh Dự, năm nay, lễ hội đập trống còn có người dân từ nhiều địa phương lân cận và du khách đến chung vui: "Theo phong tục, đập trống đến khi nào trống vỡ thì phần lễ hội được trọn vẹn. Lễ hội này cũng là lúc trai chưa vợ, gái chưa chồng gặp gỡ, hò hẹn. Bắt đầu từ đây, khi họ đã yêu nhau thì sẽ tìm hiểu nhau để rồi thành vợ thành chồng.”

hoi Dap trong cua nguoi ma coong- dem giao duyen giua dai ngan truong son hinh anh 5
Trai chưa vợ, gái chưa chồng là những người đầu tiên khai trống tại lễ hội đập trống

Trải qua mấy cuộc loạn ly, lại thêm bệnh dịch hoành hành, tộc người Ma Coong có lúc đứng trước nguy cơ diệt vong. Từ đó, những người có uy tín trong bản quyết định tổ chức "đêm hội yêu đương" để duy trì, phát triển giống nòi.

Anh Peter, người Đan Mạch, là người nghiên cứu về lĩnh vực di sản văn hóa và phát triển bền vững sống ở Việt Nam gần 20 năm nay. Lần đầu tiên, anh hòa mình vào lễ hội đập trống của người Ma Coong, tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo ở nơi đây.

Theo anh Peter, dù trong điều kiện nào cũng cần bảo tồn, lưu giữ những giá trị di sản văn hóa phi vật thể vô cùng quý báu này của người Ma Coong. Lễ hội Đập trống như mối giao hòa giữa con người với thiên nhiên, tạo nên nét độc đáo riêng biệt của bà con đồng bào dân tộc Ma Coong ở phía tây tỉnh Quảng Bình.

“Lần này đi du lịch, được tham dự lễ đập trống ở đây, quá tuyệt vời, là lúc để giao lưu với nhau. Đây là phong tục tập quán, mối quan hệ giữa thiên nhiên và văn hóa của người dân ở đây. Cần giữ lại bản sắc văn hóa này, vì việc đa dạng bản sắc văn hóa rất quan trọng, trong đó có bản sắc của các dân tộc thiểu số ở miền núi Quảng Bình", anh Peter tỏ ra thích thú.

hoi Dap trong cua nguoi ma coong- dem giao duyen giua dai ngan truong son hinh anh 6
Nhiều du khách đến tham gia lễ hội Đập trống của người Ma Coong ​
hoi Dap trong cua nguoi ma coong- dem giao duyen giua dai ngan truong son hinh anh 7
Theo người Ma Coong, khi chiếc trống được đập vỡ thì đêm hội Đập trống sẽ càng trọn vẹn

Người Ma Coong hiện sinh sống rải rác tại 18 bản làng thuộc xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, trong vùng lõi của Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình với hơn 600 hộ dân, hơn 3.000 nhân khẩu. Trải qua nhiều biến đổi nhưng lễ hội Đập trống của người Ma Coong vẫn còn nguyên những giá trị văn hóa, giàu tính bản địa, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Năm 2019, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận lễ hội Đập trống của người Ma Coong là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Ông Nguyễn Hữu Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng vừa phê duyệt Dự án bảo tồn và phát huy Lễ hội truyền thống Đập trống của người Ma Coong ở xã Thượng Trạch gắn với xây dựng nông thôn mới.

Cục Di sản văn hóa phối hợp với địa phương tập huấn cho cộng đồng kỹ năng trao truyền di sản phù hợp với điều kiện hiện tại; hỗ trợ cộng đồng trang bị đồ dùng, công cụ, nhạc cụ… để thực hành lễ hội. Lễ hội Đập trống của người dân Ma Coong đã góp một phần không nhỏ trong việc phát triển du lịch địa phương những năm qua, động viên bà con hăng say lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

“Chúng tôi rất quan tâm, phát huy bản sắc văn hóa của lễ hội Đập trống của đồng bào Ma Coong. Năm nay, UBND huyện sớm có kế hoạch để triển khai lễ hội Đập trống này, phục hồi, gây dựng lễ hội Đập trống đúng với bản sắc của đồng bào Ma Coong”, ông Nguyễn Hữu Hồng cho biết.

Hội nghị tập huấn vai trò của Hội đồng nhân dân trong thúc đẩy đối thoại, tham vấn trẻ em Hội nghị tập huấn vai trò của Hội đồng nhân dân trong thúc đẩy đối thoại, tham vấn trẻ em
Lễ cúng Bun Khạu Pá Đắp Đin của người Lào Lễ cúng Bun Khạu Pá Đắp Đin của người Lào
Theo VOV
Nguồn:

Tin bài liên quan

Người con của hai nước Việt - Lào

Người con của hai nước Việt - Lào

Một người mang dòng máu Việt Nam nhưng sinh ra và có một tuổi thơ ở nước bạn Lào hiền hòa, lớn lên ở xứ sở chùa Vàng (Thái Lan), sau này được giác ngộ cách mạng, ông quay về Viêng Chăn gia nhập bộ đội ta cùng chiến đấu chống thực dân Pháp… Kết thúc cuộc đời binh nghiệp, ông đã chọn Thái Nguyên là điểm dừng chân. Ông là Lưu Đức Mậu, cựu chiến binh Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh.
Duyên Việt-Lào trên miền biên viễn

Duyên Việt-Lào trên miền biên viễn

Tháng 12/1965, tuyến đường chọc thủng Trường Sơn, sau này mang tên đường 20 Quyết Thắng chính thức khởi công. Trên đường 20, mặc máy bay Mỹ điên cuồng đánh phá, bộ đội vẫn hành quân đêm ngày. Từ phía Lào, có rất nhiều người dân chạy trốn bom đạn ngược hướng bộ đội đi sâu vào đất Việt. “Đất lành chim đậu”, họ ở lại Việt Nam, lấy chồng, lấy vợ tạo nên mối lương duyên Việt-Lào dọc miền biên viễn.
"Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh góp phần quan trọng trong việc vun đắp tình hữu nghị Việt-Lào"

"Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh góp phần quan trọng trong việc vun đắp tình hữu nghị Việt-Lào"

Đó là khẳng định của Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang tại buổi gặp gỡ với Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh sáng 26/12 tại Hà Nội.

Các tin bài khác

Ảnh: Phiên chợ Âm Dương "mua may, bán rủi" độc đáo nhất đất Bắc, mỗi năm chỉ mở một lần

Ảnh: Phiên chợ Âm Dương "mua may, bán rủi" độc đáo nhất đất Bắc, mỗi năm chỉ mở một lần

Chợ Âm Dương - nơi "mua may, bán rủi", nằm tại Làng Ó (khu Xuân Ổ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh). Mỗi năm chợ chỉ họp một lần vào đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 Tết.
Tục xin chữ đầu năm của người Việt

Tục xin chữ đầu năm của người Việt

Từ xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân Việt Nam luôn giữ thông lệ đi xin chữ đầu năm như một cách thể hiện niềm hy vọng trong năm mới.
Học giả Anh: Tết phản ánh các khía cạnh đa dạng của văn hóa Việt Nam

Học giả Anh: Tết phản ánh các khía cạnh đa dạng của văn hóa Việt Nam

Lấy vợ là người Việt Nam, nhà nghiên cứu người Anh Kyril đã nhiều lần ăn Tết ở Việt Nam và lễ hội mừng Năm mới của người Việt luôn là trải nghiệm thú vị đối với ông.
Một ngày của người xưa

Một ngày của người xưa

Cách nay khoảng trăm năm, các tầng lớp xã hội của người Việt sống với phong cách và thời gian biểu như thế nào? Tranh thủ thì giờ ngày Tết, thoát khỏi internet, truyền hình và ăn nhậu hay chụp ảnh… ta đọc bài này rồi so với hiện thực để ngẫm. Bài được trích từ cuốn “Văn minh vật chất của người Việt” của tác giả Phan Cẩm Thượng, nhà xuất bản Thế giới năm 2022. Thời Đại xin phép được đặt tên cho trích đoạn.

Đọc nhiều

Lễ hội tiễn mùa đông của người Nga tại Hà Nội

Lễ hội tiễn mùa đông của người Nga tại Hà Nội

Mỗi năm, vào dịp cuối tháng hai, đầu tháng ba, Lễ hội Tiễn mùa đông (Maslenitsa) lại được tổ chức trên khắp mọi miền nước Nga Trong dịp này, người dân Nga rộn ràng tiễn ...
Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia: Nhân rộng lòng tin, xây dựng tầm nhìn

Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia: Nhân rộng lòng tin, xây dựng tầm nhìn

Việc thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia là kết quả và bước phát triển tự nhiên, hợp lý của 50 năm xây dựng và phát triển quan ...
Ngân hàng tăng giá USD, giá vàng nhẫn giảm mạnh

Ngân hàng tăng giá USD, giá vàng nhẫn giảm mạnh

Tỷ giá USD/VND được các ngân hàng điều chỉnh tăng khá mạnh từ 20 đến 39 đồng.
Mèo Vạc: Xóa đói giảm nghèo, bảo tồn văn hóa bản địa nhờ phát triển du lịch cộng đồng

Mèo Vạc: Xóa đói giảm nghèo, bảo tồn văn hóa bản địa nhờ phát triển du lịch cộng đồng

Những nếp nhà cột kèo gỗ, bố cục ba gian hai chái cùng mái lợp ngói âm dương hai tầng, xung quanh là hàng rào bằng đá kiên cố... gây ấn tượng với du khách ...
Gần 5.000 học sinh tỉnh Tây Ninh được cung cấp thông tin về biển, đảo

Gần 5.000 học sinh tỉnh Tây Ninh được cung cấp thông tin về biển, đảo

Ngày 18/3, tại tỉnh Tây Ninh, Trường Cao đẳng kỹ thuật (CĐKT) Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Tây Ninh tổ chức thông tin tuyên truyền biển, đảo và thu hút nguồn nhân lực cho Quân chủng Hải quân tại 4 trường THPT trên địa bàn.
Lan tỏa những vũ điệu gắn kết tình đồng đội

Lan tỏa những vũ điệu gắn kết tình đồng đội

Ngày 18/3, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Vùng 5 Hải quân đã tổ chức khai mạc tập huấn 5 vũ điệu trong sinh hoạt tập thể cho bộ đội năm 2024.
Vùng 3 Hải quân ghi nhận đóng góp của các cơ quan báo chí trong phối hợp tuyên truyền biển đảo

Vùng 3 Hải quân ghi nhận đóng góp của các cơ quan báo chí trong phối hợp tuyên truyền biển đảo

Ngày 15/3, phát biểu tại Hội nghị gặp mặt báo chí đầu Xuân Giáp Thìn 2024, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Tiến, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 3 Hải quân cho biết “những kết quả trên các mặt công tác Vùng đạt được trong năm 2023 đều có sự đồng hành, hỗ trợ, ủng hộ quan trọng của cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài quân đội”.
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
vung 3 hai quan thuc hien cuu nan tau ca tai quang ngai
hoc sinh mai chau hoa binh no luc ngan chan khung hoang khi hau
lan toa tinh yeu am nhac dan toc viet nam nhat ban
Xin chờ trong giây lát...
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Màn đẩy gậy kịch tích của Khách Tây với chàng trai H'Mông
45 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc:
Người bạn Mỹ và khúc hát vì hòa bình cho Việt Nam
Mãn nhãn với màn 3D mapping tại Lễ hội Hai Bà Trưng
Kiều bào Thái Lan đoàn kết, hướng về Đảng, về quê hương
Du khách nước ngoài trải nghiệm Thiền Tịnh Xuân tại chùa Tam Bảo Đà Nẵng
Giữ gìn văn hóa lễ chùa, xin lộc đầu năm của người Việt
Lưu học sinh Campuchia dọn nhà đón Tết Việt
OS phẫu thuật nhân đạo cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Hà Nội tháng 3

OS phẫu thuật nhân đạo cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Hà Nội tháng 3

Với mong muốn đem lại nhiều nụ cười mới cho trẻ em trên toàn quốc, từ ngày 11-15/3/2024, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba, số 37 Hai Bà Trưng, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, tổ chức Operation Smile Việt Nam (OS) sẽ tổ chức chương trình Phẫu thuật nhân đạo dành cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch.
Người nước ngoài đăng ký tài khoản định danh điện tử thế nào?

Người nước ngoài đăng ký tài khoản định danh điện tử thế nào?

Tại dự thảo Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử, Bộ Công an đã đề xuất quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với người nước ngoài.
1.000 học bổng du học Liên bang Nga cho công dân Việt Nam năm 2024

1.000 học bổng du học Liên bang Nga cho công dân Việt Nam năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo, Chính phủ Liên bang Nga cấp 1.000 chỉ tiêu học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại Liên bang Nga theo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập chuyên ngành và tiếng Nga.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải đóng các khoản phí nào?

Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải đóng các khoản phí nào?

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam.
Thực tập sinh hộ lý tại Nhật Bản năm 2024 được trợ cấp đào tạo, hỗ trợ tiền ổn định cuộc sống

Thực tập sinh hộ lý tại Nhật Bản năm 2024 được trợ cấp đào tạo, hỗ trợ tiền ổn định cuộc sống

Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) vừa thông báo kế hoạch tuyển chọn 50 ứng viên tham gia chương trình thực tập sinh hộ lý tại Nhật Bản.
Cần Thơ xác định 9 nội dung trọng tâm đảo đảm trật tự, an toàn giao thông 2024

Cần Thơ xác định 9 nội dung trọng tâm đảo đảm trật tự, an toàn giao thông 2024

Nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) ngay từ những tháng đầu năm 2024, tạo tiền đề hoàn thành tốt nhiệm vụ phấn đấu kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT), Ban An toàn giao thông (Ban ATGT) thành phố Cần Thơ vừa đề ra Kế hoạch bảo đảm ATGT năm 2024 trên địa bàn thành phố Cần Thơ với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động