Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
09:11 | 05/12/2022 GMT+7

Gia đình 3 thế hệ giữ gìn nghề dệt thổ cẩm của người Mạ

aa
Hơn 60 năm gắn bó với khung cửi, nghệ nhân H’Bạch (73 tuổi), bon N’Jiêng, xã Đắk Nia, TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã truyền nghề đệt thổ cẩm truyền thống cho thế hệ con và cháu. Đến nay, nghề dệt không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào Mạ, mà còn tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình bà, gắn kết tình thân. Hiếm có gia đình nào giữ được nghề truyền thống như gia đình nghệ nhân H’Bạch.
Thúc đẩy sự tham gia bền vững của phụ nữ trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc Thúc đẩy sự tham gia bền vững của phụ nữ trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
Tại Hội nghị quốc tế về phụ nữ với hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc do Bộ Quốc phòng Việt Nam phối hợp với Chương trình phát triển của Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức vào ngày 26/11, nhiều sáng kiến đã được đưa ra nhằm thúc đẩy sự tham gia bền vững của phụ nữ trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Nghề dệt tơ sen ở Đồng Tháp Nghề dệt tơ sen ở Đồng Tháp
Huyện Tháp Mười có một lớp học nghề đặc biệt - kéo, miết chỉ tơ sen do Hội Nông dân huyện Tháp Mười phối hợp với Viện Kinh tế Sinh thái (ECO ECO) và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tổ chức, lớp học thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân địa phương, nhất là những nông dân trồng sen.
Gia đình 3 thế hệ giữ gìn nghề dệt thổ cẩm của người Mạ
Gia đình nghệ nhân H’Bạch 3 thế hệ dệt thổ cẩm

Bảo tồn giá trị văn hóa

Sinh ra trong cái nôi văn hóa dân tộc Mạ, nghệ nhân H’Bạch đã sớm hòa mình vào dòng chảy văn hóa đặc trưng của đồng bào mình. Bà bảo, “theo phong tục của người Mạ, con gái ai cũng phải biết dệt, nên trước khi lập gia đình cô gái nào cũng được mẹ, bà truyền nghề. Phụ nữ Mạ phải tự biết dệt những sản phẩm thổ cẩm làm lễ vật hỏi chồng. Có gia đình rồi thì dệt chăn, mền cho chồng, cho con đắp, dệt vải may đồ truyền thống cho gia đình”.

Từ khi 10 tuổi, H’Bạch đã được mẹ gửi hàng xóm truyền nghề kéo sợi, lên rừng lấy lá cây, củ nghệ, cây tràm về nấu nhuộm màu chỉ. Mải miết theo “thầy” học nghề, chẳng bao lâu sau cô gái H’Bạch đã có thể dệt, biết nhuộm nhiều màu chỉ để phối hoa văn và dệt những sản phẩm thổ cẩm, may trang phục dùng trong gia đình.

Cứ như thế, hơn 60 năm qua, nghệ nhân H’Bạch gắn bó với khung cửi, sắc màu thổ cẩm, am hiểu tường tận phong tục, tập quán, văn hóa dân tộc Mạ. Bà là một trong số ít nghệ nhân dệt thổ cẩm lão luyện của tỉnh Đắk Nông.

Cũng chính vì am hiểu phong tục và mong muốn, lưu giữ giá trị truyền thống nên khi con gái của bà mới lớn, bà đã truyền nghề để trước khi lập gia đình. Cô con gái cũng tự làm ra những lễ vật thổ cẩm bắt buộc để hỏi chồng. Nghệ nhân H’Bạch không chỉ truyền cho con nghề truyền thống và truyền cả tình yêu với khung cửi, sợ chỉ, màu sắc hoa văn của đồng mình.

Gia đình 3 thế hệ giữ gìn nghề dệt thổ cẩm của người Mạ
Nghệ nhân H’Bạch là một trong những nghệ nhân lão luyện trong nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Đắk Nông

Nghệ nhân H’Bạch cho biết: Thổ cẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của đồng bào Mạ. Việc truyền nghề dệt thổ cẩm cũng không đơn giản ngày một ngày hai là biết. Phải kiên trì và có tâm huyết mới cớ thể học nghề và giữ nghề, bởi để dệt được tấm thổ cẩm có thể mất 1 tuần, 1 tháng, thậm chí có những tấm thổ cẩm phải mất cả năm trời mới dệt xong.

Bù lại, những tấm thổ cẩm được dệt bằng chất liệu tự nhiên, đầu tư nhiều tâm sức, để tạo ra hoa văn độc đáo giá trị của nó, cũng cao gấp nhiều lần những tấm thổ cẩm bình thường. Có những tấm thổ cẩm được định giá bằng cả con trâu đực, nhưng tấm thổ cẩm như thế người Mạ giữ gìn như báu vật.

Nghề giúp phụ nữ có thu nhập ổn

Ở tuổi đã cao, nghệ nhân H' Bạch vẫn miệt mài bên khung cửi, bà vẫn dệt thổ cẩm hằng ngày, vẫn truyền nghề cho con cháu và truyền đi ngọn lửa đam mê thế hệ trẻ bảo tồn giá trị truyền thống dân tộc Mạ.

Nối nghiệp mẹ theo nghề dệt thổ cẩm, nghệ nhân trẻ H’Bình (35 tuổi) con gái của nghệ nhân H’Bạch tự hào khoe: Ngày xưa thổ cẩm cũng là thước đo giàu nghèo của các gia đình người Mạ. Nhà giàu họ thường dùng loại vải dệt tự nhiên này để may khố, váy, túi xách, khăn choàng.

Phụ nữ Mạ muốn lấy được chồng, thì phải tự tay dệt cho nhà chồng vài tấm thổ cẩm vừa để làm lễ vật vừa chứng minh sự khéo léo của người con gái Mạ. Bây giờ, người ta không còn đổi trâu, đổi bò lấy thổ cẩm như xưa, nhưng với đồng bào Mạ, thổ cẩm vẫn mang giá trị lớn trong đời sống của mình.

Gia đình 3 thế hệ giữ gìn nghề dệt thổ cẩm của người Mạ
Nghệ nhân H’Bình truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho con gái Trần H’Nhàn

Xã hội phát triển, nhiều cô gái Mạ không còn ngồi bên khung cửi để dệt nữa, nhưng vẫn có rất nhiều người tìm mua thổ cẩm thủ công, và nhiều nhà thiết kế đưa những hoa văn truyền thống, màu sắc tự nhiên của thổ cẩm vào sản phẩm thời trang, từ đó tạo nên chỗ đứng vững chắc cho thổ cẩm.

Đặc biệt, khi mô hình Du lịch cộng đồng được triển khai tại bon N’Jiêng, xã Đắk Nia, TP.Gia Nghĩa càng tạo tiền đề, động lực để thổ cẩm truyền thống vươn ra khỏi bon làng. Các đoàn khách đến bon N’Jiêng tham quan, đều chọn mua một vài tấm thể cẩm về làm kỷ niệm. Vì thế, những người dệt thổ cẩm như nghệ nhân H’Bạch có thêm nguồn thu nhập từ nghề truyền thống này.

Nghệ nhân H’Bình chia sẻ: Trung bình mỗi tuần một nghệ nhân có thể dệt được 1 tấm vải bán với giá 1,5-3 triệu đồng. Nhiều tấm thổ cẩm được các nhà thiết kế thời gian đặt hàng, giá trị cao, nghệ nhân dệt thổ cẩm từ đó cũng có nguồn thu nhập ổn.

"Nhiều năm qua, mỗi khi địa phương có lớp dạy nghề dệt thổ cẩm, tôi đều được mời truyền dạy. Cuối năm 2021, tôi và 6 nghệ nhân khác của tỉnh Đắk Nông được dự Ngày quốc gia Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Đó là niềm tự hào để thổ cẩm của người Mạ đến với cộng đồng quốc tế", bà H'Bình phấn khởi khoe.

Hiểu được ý nghĩa, giá trị của thổ cẩm truyền thống và sống được với nghề, nghệ nhân H’Bình đang tiếp tục truyền dạy cho con gái Trần H’Nhàn (16 tuổi), hiện đang là học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú N’Trang Lơng dệt thổ cẩm. Sau 3 năm học, đến nay H’Nhần đã dệt được hàng chục tấm vải thổ cẩm, có tấm bán được đến vài triệu đồng. Trần H’Nhàn là thế hệ thứ 3 trong gia đình 3 thế hệ giữ nghề dệt thổ cẩm của nghệ nhân H’Bạch.

Nghề dệt vải của người La Chí Nghề dệt vải của người La Chí
Xã Nậm Khánh, huyện Bắc Hà là một trong số ít địa phương trên địa bàn tỉnh có đồng bào dân tộc La Chí sinh sống. Với nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc biệt là trang phục, những phụ nữ La Chí nơi đây vẫn tự trồng bông, dệt vải và may quần áo cho các thành viên trong gia đình.
Doanh nghiệp Australia quan tâm đến hàng dệt may, da giày Việt Nam Doanh nghiệp Australia quan tâm đến hàng dệt may, da giày Việt Nam
Rất nhiều nhà nhập khẩu Australia đã ghé thăm gian hàng của Thương vụ Việt Nam tại Triển lãm quốc tế nguồn hàng Australia 2022 và thể hiện sự quan tâm đến các sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam.
Theo Lê Hường/baodantoc.vn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Phú Yên: Phát triển du lịch bền vững, nâng cao thu nhập cho đồng bào thiểu số

Phú Yên: Phát triển du lịch bền vững, nâng cao thu nhập cho đồng bào thiểu số

Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV) cùng với các đối tác nỗ lực đánh thức tiềm năng du lịch bền vững tại Phú Yên, nhằm nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Các tin bài khác

Hát Kiều Quảng Bình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hát Kiều Quảng Bình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Mới đây, Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều trên địa bàn các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa và thị xã Ba Đồn.
Clip khách Tây đẩy gậy kịch tính với chàng trại H'Mông tại Lễ hội Gầu tào

Clip khách Tây đẩy gậy kịch tính với chàng trại H'Mông tại Lễ hội Gầu tào

Đến Lào Cai dịp này, nhiều du khách nước ngoài thích thú, hào hứng trải nghiệm nét văn hóa bản địa đặc sắc của dân tộc H’Mông trong lễ hội Gầu Tào.
Những việc nên làm vào Ngày Thần Tài (10/1) để đón tài lộc cả năm

Những việc nên làm vào Ngày Thần Tài (10/1) để đón tài lộc cả năm

Cần chuẩn bị cho lễ cúng Thần Tài vào ngày Thần Tài mùng 10 tháng Giêng Âm lịch. Bạn cũng cần lau dọn ban thờ và làm lễ đón Thần Tài.
Ảnh: Phiên chợ Âm Dương "mua may, bán rủi" độc đáo nhất đất Bắc, mỗi năm chỉ mở một lần

Ảnh: Phiên chợ Âm Dương "mua may, bán rủi" độc đáo nhất đất Bắc, mỗi năm chỉ mở một lần

Chợ Âm Dương - nơi "mua may, bán rủi", nằm tại Làng Ó (khu Xuân Ổ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh). Mỗi năm chợ chỉ họp một lần vào đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 Tết.

Đọc nhiều

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 25/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trang trọng tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để bày tỏ lòng thành kính, niềm tiếc thương và tri ân với Người.
Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Hội hữu nghị các nước gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Hội hữu nghị các nước gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Ngày 25/7, nhiều tổ chức phi chính phủ, hội hữu nghị và tổ chức quốc tế trên khắp thế giới đã gửi thư, điện và thông điệp chia buồn đến Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, các tổ chức thành viên và nhân dân Việt Nam, thể hiện sự tiếc thương và tình cảm sâu sắc trước sự ra đi của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
[Ảnh] Bạn bè quốc tế tới Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

[Ảnh] Bạn bè quốc tế tới Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, tại nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), nhiều đoàn quốc tế đã vào viếng, dâng hương, tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Các hội, đoàn và cá nhân tại Nhật Bản thắp hương, ghi sổ tang vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các hội, đoàn và cá nhân tại Nhật Bản thắp hương, ghi sổ tang vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka (Nhật Bản) đã tổ chức Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và mở sổ tang.
Vùng 5 Hải quân: nhiều hoạt động thiết thực tri ân gia đình chính sách, người có công

Vùng 5 Hải quân: nhiều hoạt động thiết thực tri ân gia đình chính sách, người có công

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân các gia đình chính sách, người có công với cách mạng như: dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ; tặng “Nhà tình nghĩa”, “Nhà đại đoàn kết”...
Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Sa

Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Sa

Sáng nay 25/7, nghi lễ treo cờ rủ được tiến hành tại Trường Sa, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lữ đoàn 127 gặp mặt, tặng quà thân nhân thương binh, bệnh binh

Lữ đoàn 127 gặp mặt, tặng quà thân nhân thương binh, bệnh binh

Chiều 24/7, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Lữ đoàn 127, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức gặp mặt, tặng quà quân nhân là con thương binh, bệnh binh đang công tác tại đơn vị nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024). Thượng tá Nguyễn Lương Khuyên, Chính ủy Lữ đoàn chủ trì buổi gặp mặt.
video xuc dong gio phut tien dua tong bi thu nguyen phu trong tren duong pho ha noi
inforgraphics ha noi phan luong giao thong phuc vu le quoc tang
ghi nhan dong gop cua dai su thuy dien tai viet nam cho quan he huu nghi hai nuoc
bo doi hai quan vung 5 cuu tau ca ngu dan mac can
dong dien yoga huong den mot the gioi hoa binh va huu nghi
ra mat sach uy ban viet nam doan ket va hop tac a phi my latinh nhung chang duong nhung nguoi ban
video doc dao nhung ngoi lang viet tren dat trung hoa
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Loạt chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024

Loạt chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024

Một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; cùng nhiều Thông tư của của các bộ, ngành sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2024.
Tripadvisor: Hà Nội lọt top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn bậc nhất thế giới

Tripadvisor: Hà Nội lọt top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn bậc nhất thế giới

Tripadvisor đánh giá Hà Nội trong top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới nhất, với bản sắc văn hóa ẩm thực tinh tế, cuốn hút.
Người dân cần mang thẻ CCCD khi đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân cần mang thẻ CCCD khi đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để đảm bảo an ninh, an toàn Lễ Quốc tang trong 2 ngày (25 và 26/7), Công an Hà Nội đề nghị người dân quét mã QR Thẻ căn cước/căn cước công dân khi đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thời tiết hôm nay (25/7): Ngày Quốc tang Hà Nội mưa nắng gián đoạn, TP.HCM mưa về chiều tối

Thời tiết hôm nay (25/7): Ngày Quốc tang Hà Nội mưa nắng gián đoạn, TP.HCM mưa về chiều tối

Ngày 25/7, thời tiết mưa dông đã giảm ở Bắc Bộ, ban ngày trời nắng gián đoạn, có lúc mưa rào. Trung Bộ nắng, còn Nam Bộ mưa tập trung về chiều tối.
Thời tiết ngày 22/7: Thông tin mới nhất về cơn bão số 2

Thời tiết ngày 22/7: Thông tin mới nhất về cơn bão số 2

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 06 giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão số 2 ở vào khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 109,4 độ Kinh Đông, trên khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 2

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 2

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (21/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 năm 2024.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động