Hải quân Mỹ quyết định bỏ luôn tàu chiến tỷ USD vì chi phí sửa chữa quá tốn kém, thời gian mất tới 7 năm
Tướng quân đội Iran đưa lời cảnh báo mạnh mẽ đến Israel |
Không quân Nga, Syria trút mưa bom dữ dội suốt 2 ngày, tiêu diệt IS ở miền Trung Syria |
Theo CNN, hải quân Mỹ đã quyết định loại biên tàu tấn công đổ bộ USS Bonhomme Richard, sau khi con tàu này bị cháy gây hư hại nhiều bộ phận và chi phí sửa chữa ước tính lên tới hàng tỉ USD.
Ước tính chi phí sửa chữa lên tới hàng tỉ USD, hải quân Mỹ quyết định loại biên tàu chiến mới bị cháy hồi tháng Bảy. Ảnh: Hải quân Mỹ |
Hồi tháng Bảy, tàu USS Bonhomme Richard đã neo đậu tại cảng San Diego để tiến hành nâng cấp nhằm trang bị thêm dàn tiêm kích F-35B mới. Tuy nhiên, con tàu không may bị bốc cháy.
Lực lượng cứu hộ đã phải mất 4 ngày mới dập tắt được ngọn lửa. Nguyên nhân gây cháy tàu vẫn đang được điều tra. Đây được xem là một trong những vụ hỏa hoạn nghiêm trọng nhất trong lịch sử hiện đại của hải quân Mỹ.
Sau vụ hỏa hoạn, giới chức hải quân Mỹ cho biết, quá trình sửa chữa con tàu sẽ mất khoảng 2,5 – 3 tỉ USD và thời gian kéo dài từ 5 – 7 năm. Bởi sau vụ cháy lớn, 60% con tàu cần được sửa chữa và thay thế.
“Sau khi đánh giá thiệt hại và chi phí để khôi phục, chúng tôi đi đến kết luận loại bỏ con tàu”, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Kenneth Braithwaite nhấn mạnh.
Hải quân Mỹ cũng đang xem xét khả năng chuyển đổi những bộ phận còn dùng được trên tàu USS Bonhomme Richard cho nhiệm vụ khác như tàu bệnh viện. Song chi phí chuyển đổi sẽ mất hơn 1 tỉ USD. Con số này nhiều hơn số tiền chi ra để đóng một con tàu mới tương tự.
Trên thực tế, quá trình loại bỏ tàu USS Bonhomme Richard cũng sẽ tốn khoảng 30 triệu USD và mất từ 9 - 12 tháng để hoàn thành.
Được biết, chi phí đóng tàu USS Bonhomme Richard là 750 triệu USD và con tàu này được đưa vào biên chế năm 1998. Nó là một trong 8 tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp đang hoạt động.
Ấn Độ bất ngờ tung đặc nhiệm "khủng" đến biên giới với Trung Quốc giữa lúc căng thẳng cao độ |
Nga ra lệnh tấn công tàu NATO nếu vi phạm, chuẩn bị phương án cứng rắn trước sự "tự tin thái quá" của Mỹ |