Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
18:17 | 07/06/2023 GMT+7

Gìn giữ, phát huy nghề dệt thổ cẩm của người Tày

aa
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố danh mục 12 Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, trong đó có nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người Tày.
Tăng cường sự tham gia của nữ sĩ quan vào việc gìn giữ hòa bình Tăng cường sự tham gia của nữ sĩ quan vào việc gìn giữ hòa bình
Giữ gìn văn hóa truyền thống Việt qua Đại lễ Phật Đản tại Lào Giữ gìn văn hóa truyền thống Việt qua Đại lễ Phật Đản tại Lào
Gìn giữ, phát huy nghề dệt thổ cẩm của người Tày
Bà Nông Thị Thược luôn đau đáu nỗi niềm gìn giữ và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Luống Nọi.

Để gìn giữ và lưu truyền nghề truyền thống này, ngành chức năng của tỉnh đang đề ra nhiều giải pháp.

Theo bà Đàm Thị Huệ, Chủ tịch UBND xã Ngọc Đào, Lũng Nọi (tiếng Tày) có nghĩa là thung lũng nhỏ. Xóm Lũng Nọi có 100% là người Tày sinh sống; có 83 hộ gia đình với 307 nhân khẩu. Trước đây, cả xóm đều thực hành nghề dệt thổ cẩm. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, địa bàn chỉ còn khoảng 30 hộ thực hành nghề.

Chủ tịch UBND xã Ngọc Đào nhấn mạnh, nghề dệt thổ cẩm của người Tày xóm Lũng Nọi là nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời, hình thành và phát triển một cách tự nhiên trong quá trình lao động, xuất phát từ tập quán tự cung tự cấp. Thổ cẩm truyền thống của người Tày nơi đây được tạo hình, trang trí bằng nhiều loại hoa văn phong phú đẹp mắt trên chất liệu vải chàm với kỹ thuật dệt, tạo hoa văn tinh tế, thể hiện được sự khéo léo của đôi bàn tay và óc thẩm mỹ sáng tạo của người phụ nữ.

Thông qua các họa tiết trang trí, hoa văn trên thổ cẩm, người dân nơi đây gửi gắm tâm tư, tình cảm và những khát vọng sống của bản thân; thể hiện thế giới tâm hồn, cuộc sống lao động, tình yêu thương giữa con người với con người và mối liên hệ giữa con người với thế giới tự nhiên.

Trong hơn 30 hộ thực hành nghề dệt thổ cẩm, gia đình Nghệ nhân Nông Thị Thược (xóm Lũng Nọi, xã Ngọc Đào) duy trì thường xuyên nhất. Nghệ nhân Nông Thị Thược cho biết, nghề dệt thổ cẩm của người Tày ở Lũng Nọi là sự kết hợp hài hòa giữa hoa văn, màu sắc và đường nét. Các màu sắc sáng, tối, nóng, lạnh được xử lý khéo léo trên nền chủ đạo là màu trắng đục, tạo nên bản sắc riêng, độc đáo chỉ có ở nơi đây.

Kỹ thuật dệt thổ cẩm truyền thống của người Tày bao gồm các công đoạn như: quay sợi, mắc khung, tạo hoa văn, dệt vải. Nghề dệt thổ cẩm đòi hỏi sự kiên trì, đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của người phụ nữ dân tộc Tày. Họ giăng những que tre trên khung cửi đã lập trình sẵn các mẫu hoa văn, dệt thổ cẩm bằng cách đưa sợi vải vào con thoi, rồi con thoi đưa qua, đưa lại trên khung cửi. Mỗi lần chỉ tạo được một hoa văn. Nếu muốn tạo hoa văn khác sẽ phải lập trình lại từ đầu. Nét độc đáo là đồng bào Tày ở Ngọc Đào là tạo hoa văn trên mặt trái của sản phẩm thổ cẩm, không phải dệt từ mặt phải như kĩ thuật dệt thông thường…

Công cụ để dệt ra sản phẩm thổ cẩm là khung cửi, con thoi được làm bằng gỗ, trên khung cửi là những que tre mềm mại để tạo hoa văn. Hoa văn trang trí có ba dạng chủ yếu là: hoa văn hình học, hoa văn hiện thực về thực vật, hoa văn hiện thực về động vật. Ngoài ra, còn có một số hoa văn tín ngưỡng tôn giáo trên trang phục của các thầy Then, thầy Tào.

Những hoa văn tạo ra trên sản phẩm thổ cẩm phản ánh trung thực xã hội, những hoạt động lao động sản xuất và văn hóa tinh thần của người Tày xóm Lũng Nọi. Hoa văn thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa con người với thiên nhiên, sự hòa đồng vốn có như là quy luật bất biến. Màu chủ đạo trên các sản phẩm thổ cẩm là xanh, đỏ, vàng, tím, trắng, đen. Từ các màu này, người dệt sẽ pha chế các gam màu đậm, nhạt phù hợp theo ý tưởng cho từng sản phẩm.

Người phụ nữ Tày dùng các tấm thổ cẩm dệt được để may mặt chăn, mặt địu con, khăn trải giường và những bộ trang phục đặc sắc của dân tộc. Ngày nay, các sản phẩm thổ cẩm vẫn được dùng trong đời sống tâm linh như: những tấm trướng che bàn thờ, một số chi tiết cấu thành tấm áo, mũ, khăn, túi đựng đồ nghề, đệm ngồi của thầy cúng…

Để gìn giữ, phát huy Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã gắn nghề dệt thổ cẩm với phát triển du lịch tạo nên điểm độc đáo thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm.

Bà Tô Thị Trang, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ có những phương án cụ thể hơn trong việc bảo tồn, phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm của người Tày ở Lũng Nọi. Trong đó, tỉnh chú ý xây dựng và triển khai đề án hỗ trợ, đào tạo, nâng cao tay nghề cho người dệt thổ cẩm; khuyến khích đồng bào Tày ở Lũng Nọi chủ động định hướng, động viên bà con đầu tư khung dệt thủ công, đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại các sản phẩm thổ cẩm..., tạo ra sản phẩm chất lượng cung ứng cho thị trường. Cùng với đó, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, thu hút du khách đến trải nghiệm nhằm giữ gìn, phát huy và nâng cao thu nhập cho người dân làm nghề dệt thổ cẩm…

Theo Chu Hiệu (TTXVN)

https://baotintuc.vn/van-hoa/gin-giu-phat-huy-nghe-det-tho-cam-cua-nguoi-tay-20230607113956809.htm

Nghề dệt choàng ở Đồng Tháp: Cung ứng gần 2 triệu sản phẩm khăn rằn mỗi năm Nghề dệt choàng ở Đồng Tháp: Cung ứng gần 2 triệu sản phẩm khăn rằn mỗi năm
Gìn giữ nét đẹp trong những làn điệu dân ca Bố Y Gìn giữ nét đẹp trong những làn điệu dân ca Bố Y
Theo Báo Tin Tức/ TTXVN
Nguồn: baotintuc.vn

Tin bài liên quan

Nghề dệt thổ cẩm ở Pơ Ninh, xã Lăng, Quảng Nam: Cần cơ chế riêng để bảo tồn

Nghề dệt thổ cẩm ở Pơ Ninh, xã Lăng, Quảng Nam: Cần cơ chế riêng để bảo tồn

Nghề dệt thổ cẩm cần có cơ chế riêng để bảo tồn. Những người đang giữ nghề mong muốn nhà nước có cơ chế hỗ trợ để họ vừa giữ nghề nhưng vẫn sống được với nghề. Những chính sách, văn bản đầu tư nên sớm đi vào đời sống. Cần phát triển du lịch để ngày càng nhiều người biết đến sản phẩm dệt của Pơ Ninh… Đó là mong muốn của người Cơ Tu ở Pơ Ninh trong gìn giữ nghề truyền thống.
Nghề dệt thổ cẩm - Nét văn hóa đặc sắc của người Dao Tiền

Nghề dệt thổ cẩm - Nét văn hóa đặc sắc của người Dao Tiền

Nghề dệt thổ cẩm gắn liền với cuộc sống người Dao Tiền ở bản Sưng của xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) từ bao đời nay. Đến nay, người Dao Tiền nơi đây vẫn giữ thói quen tự nhuộm, dệt cho mình những bộ trang phục truyền thống để nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn dân tộc. Từ đó, họ tạo bản sắc riêng, gắn với phát triển du lịch, tăng thu nhập.
Bài 4: Đưa Áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Bài 4: Đưa Áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Trang phục Áo dài, văn hóa mặc Áo dài và niềm tự hào về Áo dài của hàng triệu người dân Việt Nam đã góp phần khẳng định vị thế của Áo dài trong đời sống xã hội. Do đó, Áo dài xứng đáng được tôn vinh trở thành một Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và xa hơn nữa là được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới.

Các tin bài khác

Bồi dưỡng tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái và Lào cho 75 học viên ở huyện miền núi Nghệ An

Bồi dưỡng tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái và Lào cho 75 học viên ở huyện miền núi Nghệ An

Mới đây, tại huyện Tương Dương (Nghệ An) đã tổ chức buổi Khai giảng lớp học Bồi dưỡng tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái và Lào cho 75 học viên là cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đang công tác tại địa bàn huyện này.
Nghệ nhân Ba Na tích cực bảo tồn văn hóa cồng chiêng

Nghệ nhân Ba Na tích cực bảo tồn văn hóa cồng chiêng

Nghệ nhân A Hưng (62 tuổi) ở thôn Kon Rờ Bàng 1 (xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum) là một trong những tấm gương sáng nỗ lực truyền dạy cồng chiêng, âm nhạc dân gian cho thế hệ trẻ. Qua đó, góp phần gìn giữ, bảo tồn di sản cồng chiêng, nét đẹp văn hóa của dân tộc Ba Na.
Cô gái Khmer tâm huyết với những điệu múa của dân tộc

Cô gái Khmer tâm huyết với những điệu múa của dân tộc

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê có đông đồng bào Khmer - xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, từ nhỏ, Thạch Thị Ni Ta (sinh năm 1997, thành viên Tổ ca múa dân tộc Khmer - Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long) đã có dịp tiếp xúc và nuôi dưỡng niềm đam mê với những điệu múa của đồng bào mình trong các dịp lễ, tết truyền thống.
Nghề dệt thổ cẩm - Nét văn hóa đặc sắc của người Dao Tiền

Nghề dệt thổ cẩm - Nét văn hóa đặc sắc của người Dao Tiền

Nghề dệt thổ cẩm gắn liền với cuộc sống người Dao Tiền ở bản Sưng của xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) từ bao đời nay. Đến nay, người Dao Tiền nơi đây vẫn giữ thói quen tự nhuộm, dệt cho mình những bộ trang phục truyền thống để nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn dân tộc. Từ đó, họ tạo bản sắc riêng, gắn với phát triển du lịch, tăng thu nhập.

Đọc nhiều

Cộng đồng quốc tế hiến kế giúp Cao Bằng phát triển

Cộng đồng quốc tế hiến kế giúp Cao Bằng phát triển

Ngày 3/10, tại Hà Nội, UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp với Bộ Ngoại giao đồng tổ chức Hội nghị Giới thiệu Cao Bằng với chủ đề “Cao Bằng điểm đến - kết nối và ...
Cộng đồng người Việt ở Nhật Bản muốn hợp tác, hiến kế phát triển TP. HCM

Cộng đồng người Việt ở Nhật Bản muốn hợp tác, hiến kế phát triển TP. HCM

Đó là mong muốn của bà Tống Thị Kim Giao - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản trong buổi làm việc với đoàn công tác của thành phố Hồ Chí ...
Nhiều cơ hội, tiềm năng phát triển giáo dục ​​Liên bang Nga - Việt Nam

Nhiều cơ hội, tiềm năng phát triển giáo dục ​​Liên bang Nga - Việt Nam

Nhằm phát triển quan hệ hợp tác với các hiệp hội cựu học viên và những đại diện đang làm việc trong lĩnh vực giáo dục ở châu Á, ngày 3/10, Cơ quan hợp tác ...
5000 phụ nữ tham gia Lễ hội áo bà ba, áo dài tại Cần Thơ

5000 phụ nữ tham gia Lễ hội áo bà ba, áo dài tại Cần Thơ

Lễ hội nhằm tôn vinh nét đẹp, giá trị và lan tỏa tình yêu với chiếc áo bà ba, áo dài; đồng thời, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, sự hòa quyện ...
Tàu buồm 286-Lê Quý Đôn rời quân cảng Nha Trang thăm Singapore

Tàu buồm 286-Lê Quý Đôn rời quân cảng Nha Trang thăm Singapore

Sáng 4/10, được sự đồng ý của Bộ Quốc phòng, tàu buồm 286 – Lê Quý Đôn (Học viện Hải quân) đã rời cảng Nha Trang thực hiện chuyến thăm và giao lưu với Hải quân Singapore.
Điện về với vùng biên

Điện về với vùng biên

Được an cư nơi biên giới theo chính sách của Nhà nước, nhiều năm qua, khi điện lưới quốc gia về tới tận bản làng đã tạo động lực, ý chí và khát vọng vươn lên trong cuộc sống cho đồng bào ở các bản làng huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Huy động 12 tỷ USD để bảo vệ các rạn san hô

Huy động 12 tỷ USD để bảo vệ các rạn san hô

Ngày 3/10, các quốc gia thành viên Sáng kiến Rạn san hô quốc tế (ICRI) thông báo sẽ huy động 12 tỷ USD phục vụ việc bảo vệ các rạn san hô trước các nguy cơ như ô nhiễm môi trường và đánh bắt thủy sản quá mức.
da nang lop hoc tieng viet danh cho cac sinh vien lao thai lan tai chua tam bao
vua dau bep my christine ha huong dan tre khiem thi lam banh trung thu
quang nam lang nghe truyen thong nhon nhip don trung thu
cau chuyen 1000 con hac giay va loi nhac nho chien tranh
cua lo trong mat mot cu dan ngoai quoc
nhung nguoi ban ukraine sri lanka hat quoc ca viet nam
infographic 10 diem den du khach viet yeu thich nhat dip quoc khanh 29
Xin chờ trong giây lát...
Uỷ ban Hòa bình thành phố Hải Phòng: Nỗ lực đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động
Lớp học tiếng Việt dành cho các sinh viên Lào, Thái Lan tại chùa Tam Bảo
"Vua đầu bếp Mỹ" Christine Hà hướng dẫn trẻ khiếm thị làm bánh trung thu
Đài Loan (Trung Quốc) hỗ trợ cho lao động Việt Nam bị thương
Câu chuyện 1000 con hạc giấy và lời nhắc nhớ chiến tranh
Nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống
Thủy thủ New Zealand nhảy điệu Haka cảm ơn sự chào đón nồng nhiệt của Việt Nam
Cửa Lò trong mắt một "cư dân ngoại quốc"
Nghệ nhân cuối cùng ở làng đồ chơi dân gian Hậu Ái
Video nhap 20230916115729
Hương cốm Hà Nội
Ca khúc “Tomodachi - Tình bạn” - Nguồn: YouTube AAB Việt Nam Official
Tổng thống Joe Biden: Chuyến thăm Việt Nam là thời khắc lịch sử
Trường chuyên biệt Tương Lai
Quy định về việc xin cấp lại "sổ đỏ" khi bị mất

Quy định về việc xin cấp lại "sổ đỏ" khi bị mất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất có được cấp lại không? Trình tự việc cấp lại được thực hiện như thế nào?
VUFO thông báo danh sách thí sinh và phòng thi viết Vòng 2 kỳ thi tuyển công chức năm 2023

VUFO thông báo danh sách thí sinh và phòng thi viết Vòng 2 kỳ thi tuyển công chức năm 2023

Ngày 27/9, Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2023 của Cơ quan Thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) thông báo danh sách thí sinh và phòng thi viết Vòng 2 kỳ thi tuyển công chức năm 2023 của Cơ quan Thường trực VUFO.
Du khách đến Singapore được nhập cảnh không cần hộ chiếu từ năm 2024

Du khách đến Singapore được nhập cảnh không cần hộ chiếu từ năm 2024

Từ năm 2024, sân bay Changi của Singapore sẽ triển khai thủ tục nhập cảnh tự động, cho phép hành khách rời khỏi thành phố mà không cần hộ chiếu, chỉ sử dụng dữ liệu sinh trắc học.
Bộ tem Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris sắp được phát hành

Bộ tem Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris sắp được phát hành

Thông tin từ Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông, Vietnam Post sẽ chính thức phát hành bộ tem “Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1973-2023)” từ ngày 27/01/2023 đến ngày 31/12/2024.
Lễ khởi động dự án “Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh”

Lễ khởi động dự án “Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh”

Chiều 11/01/2023, tại Quảng trường 2/4, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa và Tập đoàn Vingroup phối hợp tổ chức Lễ Khởi động Dự án “Người dân Khánh Hoà nói tiếng Anh” với sự tham gia của hơn 2.000 học sinh, sinh viên và người dân trên địa bàn tỉnh.
Sẵn sàng đón công dân Việt Nam từ Trung Quốc về ăn Tết

Sẵn sàng đón công dân Việt Nam từ Trung Quốc về ăn Tết

Trước động thái nới lỏng biện pháp phòng chống Covid của cơ quan chức năng Trung Quốc, UBND thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã sẵn sàng phương án đón công dân về quê ăn Tết và du khách.
Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Việt Nam bản lĩnh và hòa hiếu

Việt Nam bản lĩnh và hòa hiếu

Phiên bản di động