Nghề dệt choàng ở Đồng Tháp: Cung ứng gần 2 triệu sản phẩm khăn rằn mỗi năm
Làng nghề dệt choàng Long Khánh (Ảnh: Môi trường và Đô thị). |
Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định đưa Nghề dệt choàng xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự (nghề thủ công truyền thống) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đồng thời Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Được biết, hiện làng nghề Long Khánh có khoảng 130 khung dệt, cung ứng ra thị trường gần 2 triệu sản phẩm khăn rằn các loại. Mỗi năm, làng nghề cung cấp ra thị trường gần 02 triệu chiếc khăn rằn các loại. Những chiếc khăn rằn của Làng nghề dệt choàng Long Khánh A được lãnh đạo tỉnh trao tặng và giới thiệu cho đối tác, nhà đầu tư khi đến làm việc tại Đồng Tháp. Làng nghề hiện có gần 60 hộ theo nghề dệt khăn choàng truyền thống.
Người dân theo nghề từng bước ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để các sản phẩm làm ra mang tính thẩm mỹ cao, tăng năng suất và nâng cao giá trị. Sản phẩm của làng nghề được lãnh đạo tỉnh làm quà tặng cho các đối tác, nhà đầu tư khi đến làm việc tại Ðồng Tháp. Từ đó góp phần quảng bá hình ảnh, đặc trưng văn hóa của tỉnh đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Làng nghề dệt choàng Long Khánh A không chỉ phát triển nghề dệt mà còn phát triển du lịch. Đây là điểm tham quan trải nghiệm du lịch làng nghề truyền thống độc đáo cho du khách trong và ngoài nước. Du lịch Đồng Tháp ghé thăm làng nghề bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu, tận mắt những công đoạn làm nên chiếc khăn choàng Long Khánh A có lịch sử hơn 100 năm tuổi này.
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, những sản phẩm từ làng dệt choàng Đồng Tháp không chỉ mang nét đặt trưng văn hóa, mà còn đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Tuy mộc mạc nhưng lại được dệt hết sức kỳ công, tỉ mỉ, đây sẽ là món quà vô cùng độc đáo của vùng đất sen hồng thân thương, điểm tô thêm vào văn hóa phương Nam những màu sắc mới mẻ, độc đáo.
Nguồn video: Truyền hình Đồng Tháp