Giáo sư Mỹ: 'Thắng' COVID-19 nhờ cách tiếp cận toàn diện từ Chính phủ, sự tin tưởng của người dân
Trang The Diplomat đăng tải bài phân tích của giáo sư Zachary Abuza |
Zachary, giáo sư Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Washington, D.C (Mỹ) cho rằng các nước Đông Nam Á phản ứng khác nhau trước sự xuất hiện và lây lan của virus corona, minh chứng là sự chênh lệch lớn về số ca nhiễm.
"Đông Nam Á có tỷ lệ tử vong chênh lệch rõ rệt, khi Brunei và Singapore chỉ ở mức dưới 1% thì Indonesia có tỷ lệ hơn 9%. Rõ ràng, khu vực chưa có đủ các thử nghiệm, trong khi quy mô cuộc khủng hoảng lớn hơn nhiều con số 30,000 ca nhiễm được báo cáo hôm 21/4", ông viết.
Zachary đánh giá Việt Nam và Singapore là hai quốc gia có đường lối lãnh đạo đúng đắn trong đợt dịch đầu tiên. Cụ thể, chính phủ kiên quyết thực hiện các biện pháp kiểm tra sức khỏe cộng đồng, theo dõi liên lạc, sẵn sàng đóng cửa du lịch cả trong nước và quốc tế, đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu, dù biết trước nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian ngắn hạn.
Ngoài ra, vị giáo sư cho rằng sự phối hợp hiệu quả của các cấp quyền lực nhà nước, dù ở cấp quốc gia thông qua phương thức liên bộ hay phối hợp giữa chính quyền trung ương và các tỉnh cũng rất quan trọng.
"Ứng phó hiệu quả với đại dịch đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện từ chính phủ", ông viết trên The Diplomat.
Các chính phủ có chiến lược toàn diện đối phó với nguồn cung thực phẩm và sức khỏe cộng đồng, tạo gói kích thích trên diện rộng và giảm thiểu tình trạng suy thoái kinh tế có thể giành được sự tin tưởng và tuân thủ của công chúng. Điều này đòi hỏi sự phối hợp liên bộ hiệu quả.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (ngoài cùng, bên trái) chuẩn bị tài liệu trước Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN đặc biệt về COVID-19 tại Hà Nội hôm 14/4 (Ảnh: AP/ Hậu Đình) |
Chính phủ Việt Nam được giáo sư Zachary đánh giá cao. Dù hạn chế hơn về mặt kinh tế so với các nước khu vực trong việc đưa ra biện pháp kích thích trên diện rộng, hoặc thậm chí thanh toán tiền mặt ngay lập tức cho các doanh nghiệp và công dân bị ảnh hưởng, song, người dân Việt Nam vẫn chấp nhận, sẵn sàng chịu những tổn hại ngắn hạn. Điều này không dễ dàng nhận thấy ở Indonesia, Philippines và Thái Lan.
Cứ sau vài năm kể từ SARS năm 2003, các nhà dịch tễ học và virus học lại cảnh báo về một đại dịch khá nguy hiểm, lây truyền nhanh và có thể lây truyền từ động vật sang người. Các chính phủ đã có sự chuẩn bị, bao gồm cả kế hoạch ứng phó với đại dịch kết hợp các bài học kinh nghiệm từ các đại dịch khác như SARS, H1N1, Cúm lợn, MERS,… đã đối phó với đại dịch lần này tốt hơn. Những nước thực hiện dự trữ đồ bảo hộ y tế cá nhân, duy trì cơ sở hạ tầng vật chất để thực hiện kiểm tra nhanh chóng, hàng loạt và việc theo dõi liên lạc, cũng như đầu tư đầy đủ vào ngành y, bệnh viện và phòng khám cấp địa phương, cũng đã đối phó tốt hơn. Các chính phủ, như Singapore, nơi áp dụng công nghệ để thực thi kiểm dịch và thực hiện theo dõi liên lạc đã từng chế ngự được virus corona.
Vị giáo sư cũng lập luận rằng các chính phủ từng bỏ đói hệ thống tài nguyên y tế công cộng không đạt kết quả chống dịch tốt. Việc coi chỉ số An ninh Sức khỏe Toàn cầu là điểm tham chiếu cơ bản là điều cần thiết.
Zachary đánh giá ngành y tế Việt Nam thực sự khá thô sơ, song cho rằng việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng của nước ta khá tốt, đạt hiệu quả chi phí.
Chi phí phòng bệnh ít hơn nhiều lần chi phí chữa bệnh. Xét nghiệm, theo dõi liên lạc, đo thân nhiệt ít tốn kém hơn nhiều so với chi phí duy trì phòng chăm sóc tích cực và máy thở.
Việt Nam đã tiến hành hơn 200.000 bài xét nghiệm, tương đương 2,1 xét nghiệm trên 1.000 người. Trong khi đó, tính đến ngày 19/4, Indonesia tiến hành dưới 50.000 xét nghiệm, tức 0,15 trên 1.000 người.
Đầu tư vào cơ sở y tế cũng là chìa khóa cứu sống bệnh nhân. Malaysia và Thái Lan có tỷ lệ tử vong dưới 2%, Phillipines cao hơn 6%, Indonesia hơn 9%.
Singapore có 2,41 bác sĩ trên 1.000 dân, Brunei 1,77 và Malaysia 1,51. Trung bình trên toàn khu vực là 1,04. Ngược lại, Indonesia có 0,38 bác sĩ trên 1.000 người, hơn 32 nhân viên y tế đã chết ở quốc gia này từ khi đại dịch COVID-19 nổ ra.
Chủ tịch văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN đặc biệt về COVID-19 tại Hà Nội hôm 14/4. (Ảnh: AP/ Hậu Đinh) |
Thái Lan chống dịch khá tốt tới thời điểm hiện tại, do có hệ thống y tế công cộng tốt, các bệnh viện đẳng cấp thế giới và mạng lưới các bệnh viện tỉnh và huyện trên toàn quốc. Chỉ số an ninh y tế toàn cầu cho thấy rõ ràng Thái Lan có cơ sở hạ tầng y tế tốt nhất để đối phó với cuộc khủng hoảng trong khu vực.
Philippines đã bỏ đói hệ thống y tế công cộng trong nước. Mặc dù Thái Lan có nhiều trường điều dưỡng và trường y rất tốt, nhiều chuyên gia y tế nước này chọn làm việc ở nước ngoài.
Phản ứng đầu tiên của Singapore đối với COVID-19 đã nhanh chóng bị hủy hoại bởi làn sóng thứ hai, hậu quả của điều kiện sống nhỏ gọn và nghèo nàn của khoảng 300.000 công nhân nhập cư, cho phép Singapore có cơ sở hạ tầng và lối sống chất lượng bậc nhất trên thế giới.
Đó là một lời nhắc nhở rằng virus không bị ràng buộc bởi giai cấp, sự giàu có, sắc tộc hoặc địa vị. Quan trọng hơn, sức khỏe cộng đồng được xác định bởi mẫu số ít phổ biến nhất. Nếu những người nghèo nhất và thiệt thòi nhất trong xã hội không được bảo vệ thì sẽ không còn ai được bảo vệ. Đó là một bài học mà tất cả các chính phủ cần thuộc nằm lòng, theo giáo sư Mỹ.
Đồng loạt tăng chuyến bay nội địa từ hôm nay 23/4 Từ hôm nay 23/4, các hãng hàng không trong nước như Vietnam Airlines, Vietjet Air hay Jet Star Pacific sẽ đồng loạt tăng cường khai thác ... |
Cộng đồng người Việt tại Mỹ phát khẩu trang, thực phẩm, tương trợ nhau giữa tâm dịch COVID-19 Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang hoành hành ở nước Mỹ, cộng đồng người Việt tại Mỹ cũng góp hết sức mình vào nỗ ... |
Hội người Việt Nam Löbau-Zittau may 7.000 khẩu trang hỗ trợ Đức chống COVID-19 Ngày 23/4, Chủ tịch Hội người Việt Nam Löbau-Zittau cho biết trong vòng gần một tháng phát động, Hội đã may được 7.000 khẩu trang giúp ... |