Forbes: Trung Quốc "thời ngang dọc" nay còn đâu
Trung Quốc dùng tàu nghiên cứu mới để củng cố yêu sách chủ quyền Campuchia mời PV khảo sát căn cứ hải quân Ream Chủ tịch UB Đối ngoại Hạ viện Mỹ lên án Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam |
Du khách thăm Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh, tháng 7/2019. Ảnh: VCG/VCG/ Getty Images |
Bài viết trên Forbes nhấn mạnh vào sự "thất thế" ngày càng rõ rệt của Trung Quốc trong hiện tại.
Theo đó, Trung Quốc không còn là “Vương Quốc trung tâm” của thế giới, như cách mà quốc gia này vẫn tự nói về mình. Một trong những nguyên nhân chủ đạo dẫn đến sự sa sút này là chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
“Thậm chí nếu Washington và Bắc Kinh đạt được thỏa thuận, thì Trung Quốc cũng sẽ không bao giờ lấy lại được "phong độ" trước đây”, bài báo khẳng định.
Trong khi số liệu chính thức của Bộ Tài chính Trung Quốc vẽ lên một bức tranh về suy giảm ở mức chưa đáng báo động, song dưới góc độ của các nguồn tin khác, viễn cảnh Trung Quốc ẩn chứa nhiều diễn biến kịch tính.
Theo hệ thống giám sát đầu tư toàn cầu Trung Quốc (cơ quan được đánh giá cao bởi Viện doanh nghiệp Mỹ), giá trị đầu tư ra nước ngoài trung bình của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực trong nửa đầu 2019 chỉ vào khoảng 27,5 tỉ USD, bằng một nửa cùng kỳ 2018 và một phần tư của 2017.
Con số này cũng là thấp nhất trong 11 năm trở lại đây, tính từ năm 2008. Đáng chú ý, các hợp đồng xây dựng, phần lớn ở các nước đang phát triển, có thể coi là một phần của sáng kiến Vành đai - Con đường của Trung Quốc cũng đang có chiều hướng giảm, tuy ít đột ngột hơn.
Lý do Trung Quốc trượt dốc trên trường quốc tế
Có hai nguyên nhân dẫn tới sự trượt dốc của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Thứ nhất là thái độ đối địch ngày càng gia tăng giữa các nước chủ nhà đối với những dự án đầu tư từ Trung Quốc, đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, các nước châu Âu, luôn đề cao cảnh giác trước những nguy cơ về mất công bằng thương mại, ảnh hưởng an ninh quốc gia...
Trong khi đó, các nước kém phát triển hoặc đang phát triển lại "lánh" Trung Quốc do lo ngại sẽ sa vào “bẫy nợ” trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
Trụ sở Huawei tại tỉnh Quảng Đông. Đây là một trong những tập đoàn đã khiến Trung Quốc "thất thế". Ảnh: Reuters |
Sự lo ngại dấy lên trên thế giới đã dẫn tới những nghi ngờ đối với hàng loạt giao dịch mua của Trung Quốc và các dòng tiền trực tiếp khác. Phòng Thương mại châu Âu thậm chí đã đưa ra khuyến cáo về việc cần chống lại sự phát triển phụ thuộc vào Trung Quốc và các quỹ của nước này.
Nguyên nhân thứ hai, quan trọng hơn, là Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm tiền mặt. Dù Bắc Kinh đã nỗ lực hết sức để biến Nhân dân tệ thành tiền tệ toàn cầu thì sự hiện diện của nó vẫn vô cùng khiêm tốn trong các giao dịch tiền tệ (khoảng 2%) cũng như mua bán với nước ngoài.
Trong khi đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu ảnh hưởng đến nguồn cung ngoại hối của Trung Quốc. Bắc Kinh đã dự báo được điều này từ năm 2017 và bắt đầu phân bổ lại ngoại hối trước cả khi Nhà Trắng tăng thuế.
Trung Quốc thường xuyên có các hành động khiêu khích gây hấn trên Biển Đông |
Sụt giảm đầu tư đáng chú ý đầu tiên xảy ra vào cuối năm 2018 là khi Nhà Trắng lần đầu tiên áp thuế 10% đối với một loạt các sản phẩm của Trung Quốc. Sự sụt giảm tiếp theo trùng với căng thẳng gia tăng vào đầu năm 2019.
Tuy có thể khẳng định chắc chắn rằng tích trữ ngoại hối của Bắc Kinh vẫn còn rất lớn, song giới chức vẫn lo ngại về sự trượt dốc siêu tốc của nó: tụt giảm tới 25% từ 4 nghìn tỉ USD ở đỉnh cao năm 2014 xuống còn cỡ 3 nghìn tỉ USD vào nửa đầu 2019. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến khu vực nhà nước, mà cả các doanh nghiệp tư nhân, khi các doanh nghiệp này ngày càng sẵn sàng vay tiền tệ mạnh hơn ở nước ngoài.
Với những lý do trên, thì ngay cả khi một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc được ký thành công, Trung Quốc cũng vẫn sẽ khó lòng quay lại thời "làm mưa làm gió" của mình, bài viết nhận định.
Ba hệ quả khi Trung Quốc điều tàu đến vùng Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam Hoạt động của Trung Quốc ở vùng biển của Việt Nam sẽ dẫn tới các tình huống "gậy ông đập lưng ông". |
Trung Quốc phản đối mạnh mẽ thỏa thuận vũ khí hơn 2 tỷ USD giữa Mỹ và Đài Loan Mỹ đã quyết định bán 108 xe tăng M1A2 Abrams và 250 hệ thống tên lửa phòng không vác vai FIM-92 Stinger, cũng như các ... |
Giáo sư ĐH California “tuồn” công nghệ tên lửa Mỹ cho Trung Quốc Một tòa án liên bang California (Mỹ) đã kết án giáo sư Đại học Califorina (UCLA) Yi-Chi Shih vì đã ăn cắp và gửi công ... |