Đối ngoại nhân dân đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội TP Hải Phòng
Đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam làm việc với FPT Slovakia Đại sứ Nguyễn Tuấn đánh giá cao những kết quả tốt đẹp vừa qua của công ty FPT Slovakia, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. |
Thúc đẩy hợp tác, kết nối nông dân Hậu Giang với các đối tác Nhật Bản Ngày 11/3, Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Hậu Giang (Hội) đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Hậu Giang, nhiệm kỳ 2022-2027. Với đặc thù đa số hội viên làm việc trong lĩnh vực giáo dục và nông nghiệp, Hội sẽphát huy các lợi thế của mình để tổ chức các hoạt động phục vụ phát triển ngoại giao nhân dân thông qua việc giao lưu trao đổi văn hóa và học thuật, nghiên cứu khoa học và nông nghiệp, góp phần nâng tầm sự hiểu biết và thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển giữa Hậu Giang với Nhật Bản trong thời gian tới. |
Buổi làm việc xoay quanh 03 nội dung chính là: Triển khai Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 19/9/2019 của Ban Bí thư; Hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hải Phòng (Liên hiệp Hải Phòng) và hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) trên địa bàn tỉnh.
Đoàn công tác của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với lãnh đạo thành phố Hải Phòng về công tác đối ngoại nhân dân ngày 24/3/2022. |
Tham dự buổi làm việc, về phía Hải Phòng có: ông Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ, Chủ tịch Liên hiệp Hữu nghị TP; ông Hoàng Minh Cường, Phó Chủ tịch UBND thành phố; ông Vũ Văn Trà, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Hải Phòng cùng đại diện các sở, ban, ngành; đại diện các Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào; Việt Nam – Campuchia; Việt – Séc.
Về phía VUFO có: ông Nguyễn Văn Doanh, Uỷ viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO), Trưởng đoàn công tác; ngoài ra còn có đại diện Ban Thông tin Đối ngoại; Ban Điều phối viện trợ nhân dân; Ban Công tác địa phương; Ban Châu Mỹ; Tạp chí Thời Đại.
Những kết quả lớn trong công tác đối ngoại nhân dân
Báo cáo tại đây, ông Vũ Văn Trà, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Hải Phòng cho biết: nhằm triển khai Chỉ thị 38 – CT/TW ngày 19/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, UBND thành phố ban hành kế hoạch số 74/UBND-KH ngày 12/3/2020 thực hiện Chỉ thị số 38 và Liên hiệp Hải Phòng đã có Chương trình hành động số 23/CTr-LH ngày 28/4/2020 thực hiện Kế hoạch số 74 của UBND thành phố. Đến nay, việc thực hiện Kế hoạch số 74 đã đạt được những kết quả nhất định, bộ máy chuyên trách của Liên hiệp đã được tăng cường. Đối với Chỉ thị 12, Thành uỷ Hải Phòng giao Ban Cán sự đảng UBND tham mưu, hiện UBND giao cho Sở Ngoại vụ tham mưu dưới dạng Kế hoạch của UBND TP.
Là một điểm sáng trong công tác hoà bình, đoàn kết, hữu nghị, thời gian qua, Liên hiệp Hải Phòng tập trung củng cố, phát triển, làm sâu sắc hơn các mối quan hệ hữu nghị hợp tác đã có giữa Hải Phòng với các địa phương, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng, các nước đối tác chiến lược thông qua các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở các nước như: Brest (Pháp); Kagawa, Kitakyushu (Nhật Bản), Viêng Chăn, U-đôm-xay (Lào)... Liên hiệp Hải Phòng cũng chủ động tập trung vào thế hệ trẻ, "ươm mầm hữu nghị" tại các trường học trên địa bàn như: thành lập Câu lạc bộ Hòa bình tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Ban liên lạc sinh viên Lào tại Đại học Hải Phòng, tổ chức các cuộc thi tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật cho học sinh, sinh viên hàng năm...
Đại diện Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia TP Hải Phòng thông tin về các hoạt động của đơn vị trong thời gian qua. |
Hiện, Liên hiệp Hải Phòng hiện có 20 tổ chức, gồm 02 tổ chức đa phương (Ủy ban Hòa bình thành phố và Paccom Hải Phòng), 18 hội hữu nghị song phương với trên 7.000 hội viên, trong đó đông nhất là Hội hữu nghị Việt Nam – Lào với 3.545 hội viên.
Theo đại diện của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng, giá trị giải ngân viện trợ PCPNN của Hải Phòng luôn ở mức cao, trong nhóm các địa phương thu hút nhiều nhất viện trợ. Hiện nay, thành phố có quan hệ với gần 60 tổ chức quốc tế và tổ chức PCPNN, 46 tổ chức được cấp Giấy phép đăng kí hoạt động. Giá trị giải ngân giai đoạn 2013-2018 đạt khoảng 30 triệu đô la Mỹ. Từ năm 2019 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, giá trị viện trợ có chiều hướng giảm, nhưng vẫn đạt khoảng 2-3 triệu đô la Mỹ/năm. Các dự án tập trung vào xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình, phòng trừ dịch bệnh, bảo vệ môi trường... Điều đáng nói là, các dự án PCPNN tại Hải Phòng đều được các nhà tài trợ đánh giá cao; các dự án ngày càng được mở rộng về quy mô, giá trị viện trợ và số đơn vị, cá nhân hưởng lợi ngày càng lớn.
Để làm tốt hơn nữa công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, ông Vũ Văn Trà, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Hải Phòng đề xuất: Thứ nhất, cần tiếp tục tham mưu với Chính phủ thể chế hóa các nội dung Chỉ thị 38-CT/TW về tổ chức bộ máy, kinh phí hoạt động, cơ chế chính sách về biên chế - tiền lương (công chức, viên chức), chế độ đãi ngộ đối với những người làm công tác kiêm nhiệm hoặc làm công tác đối ngoại nhân dân tại các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể; cơ chế chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực xã hội cho các hoạt động đối ngoại nhân dân.
Thứ hai, định hướng mô hình tổ chức bộ máy chuyên trách thống nhất, phù hợp trong hệ thống Liên hiệp; xây dựng tổ chức đảng đoàn ở các Liên hiệp địa phương; xác định rõ mối quan hệ công tác giữa Liên hiệp Trung ương, địa phương, các tổ chức thành viên ở Trung ương và địa phương;
Thứ ba, định hướng tập trung các nội dung chính trị trong các hoạt động đối ngoại của Liên hiệp; tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của Liên hiệp và công tác đối ngoại nhân dân.
Tiếp tục quan tâm để Liên hiệp Hải Phòng trở thành hình mẫu của cả nước
Trao đổi tại buổi làm việc, Uỷ viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch VUFO Nguyễn Văn Doanh đánh giá cao sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố đối với công tác đối ngoại nói chung trong đó có công tác đối ngoại nhân dân, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo các hoạt động của Liên hiệp Hải Phòng. Phó Chủ tịch VUFO cũng gửi lời cảm ơn sự quan tâm, phối hợp của các sở ngành, các ban, đơn vị đối với công tác của VUFO nói chung và Liên hiệp Hải Phòng nói riêng.
Tại đây, ông Nguyễn Văn Doanh đã giới thiệu tới các đại biểu tham dự về quy mô, mô hình tổ chức cũng như vai trò, vị trí, nhiệm vụ của VUFO nói riêng và đối ngoại nhân dân nói chung. Đặc biệt, thông tin về các văn bản, chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác đối ngoại nhân dân thời gian qua. Ông nhấn mạnh: “Năm 2022, Đảng đoàn VUFO xác định 03 trọng tâm lớn là: Thứ nhất, tăng cường hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, trong đó có các đối tác quan trọng, trước hết là các nước láng giềng, thân thiết; Trọng tâm thứ hai của năm 2022 là năm đa phương; Trọng tâm thứ 3 là tiếp tục đẩy mạnh, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức thành viên”.
Phó Chủ tịch VUFO Nguyễn Văn Doanh tặng quà lưu niệm cho một số ban, đơn vị của Hải Phòng. |
Liên hiệp Hải Phòng có trụ sở tại 15 Trần Quang Khải, TP Hải Phòng. Thành ủy Hải Phòng cử ông Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư thường trực Thành ủy tham gia Ban Chấp hành Liên hiệp Hải Phòng nhiệm kì 2018 - 2023, giữ chức danh Chủ tịch Liên hiệp. Thường trực Liên hiệp Hải Phòng gồm Chủ tịch và 03 Phó Chủ tịch. Liên hiệp Hải Phòng là đơn vị duy nhất có PACCOM Hải Phòng - cơ quan chuyên trách về công tác PCPNN của Liên hiệp thành phố, được kiện toàn tổ chức và được UBND thành phố phân công 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban. Liên hiệp Hải Phòng đang dự kiến xây dựng tổ chức đảng đoàn ở Liên hiệp địa phương. Liên hiệp Hải Phòng được cấp kinh phí theo dự toán hàng năm, trung bình từ 1,1 -1,3 tỷ đồng/năm. (Nguồn: Báo cáo của Liên hiệp Hải Phòng) |
Cũng theo đại diện VUFO, những năm qua, các tổ chức ở Trung ương và địa phương đã có nhiều đóng góp quan trọng vào công tác đối ngoại nói chung, cũng như phục vụ nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy, chính quyền ở địa phương. Tuy nhiên, hoạt động của liên hiệp các tổ chức hữu nghị ở địa phương chưa đồng đều. Bên cạnh các tổ chức, đơn vị hoạt động tích cực, đảm bảo vai trò với cấp ủy địa phương, đóng góp kết quả quan trọng thì một số tổ chức còn nhiều khó khăn cả về bộ máy tổ chức, điều kiện, phương tiện làm việc, phương thức, cách thức tổ chức thực hiện. Thậm chí, không ít, cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa thực sự quan tâm để lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động đối ngoại nhân dân trên địa bàn. Chính vì vậy, Đảng đoàn VUFO coi đây là một trọng tâm, một công việc có ý nghĩa sống còn đối với sự thành công của hoạt động liên hiệp hữu nghị.
Với những kết quả đạt được ấn tượng, Phó Chủ tịch VUFO Nguyễn Văn Doanh mong muốn, thời gian tới, lãnh đạo thành phố Hải Phòng tiếp tục quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện cho các hoạt động đối ngoại nhân dân của toàn hệ thống, trong đó Liên hiệp Hải Phòng là nòng cốt để phát triển hơn nữa, đạt những thành tựu mới. Đặc biệt, Liên hiệp Hải Phòng cần chủ động theo đúng phương châm của VUFO là "chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả", chuyển từ “đoàn kết, hữu nghị” sang “hợp tác, phát triển”. Đồng thời, đề nghị Hải Phòng xem xét việc thành lập Đảng đoàn Liên hiệp Hải Phòng và Hội thân nhân người Hải Phòng tại nước ngoài.
Phát biểu tại đây, ông Đỗ Mạnh Hiến nhấn mạnh: Thời gian tới, Liên hiệp Hải Phòng sẽ tiếp tục triển khai chỉ thị 38-CT/TW và Chỉ thị 12-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới. Đồng thời, tiếp tục củng cố bộ máy, tổ chức; rà soát lại nhân sự các Hội thành viên để vận động những cán bộ giàu tâm huyết, đảm bảo sức khỏe tiếp tục tham gia, đóng góp cho công tác Hội. Đối với công tác người Việt Nam ở nước ngoài, Liên hiệp Hải Phòng sẽ nghiên cứu để thành lập tổ chức thành viên, tận dụng, phát huy thế mạnh của khoảng 40.000 bà con Hải Phòng ở nước ngoài.