Doanh nghiệp Việt - Đức tận dụng năng lực vượt qua khó khăn, đón thời cơ mới hậu COVID-19
Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia nỗ lực phát triển trong dịch bệnh Năm 2021, dịch bệnh tại Malaysia đã kéo theo nhiều đợt phong tỏa, nhưng không vì thế mà hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia nói chung và Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia (VMBIZ) bị ngừng trệ. |
Hội thảo trực tuyến Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil 2021 kết nối cung - cầu doanh nghiệp 2 nước Ngày 2/12, Thương vụ Việt Nam tại Brazil đã phối hợp với Hiệp hội Thương mại Bang Sao Paulo tổ chức Hội thảo trực tuyến Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil năm 2021. Tại Hội thảo, đại diện Thương vụ Brazil và Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) Việt Nam đã ký kết một số nội dung hợp tác đầu tư và thương mại giữa 2 nước trong thời gian tới. |
“Trong Hội Hữu nghị Việt Nam - Đức TP.HCM chúng tôi thành lập CLB doanh nhân Việt – Đức Sài Gòn. Sắp tới chúng tôi phối hợp, tận dụng năng lực của các doanh nghiệp trong CLB với năng lực của các công ty Đức ở Việt Nam. Hy vọng trường Đại học Việt Đức và Hội hữu nghị Việt – Đức tỉnh Bình Dương làm cầu nối để các doanh nghiệp tại Bình Dương và trên cả nước có thể tận dụng năng lực của nhau, vượt qua những khó khăn, đón thời cơ mới, hậu Covid-19", ông Nguyễn Anh Tuấn – Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Đức TP.HCM chia sẻ về việc kiến tạo cơ hội phát triển cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn bình thường mới hậu COVID-19.
Ông Nguyễn Anh Tuấn cũng cho biết, Trường Đại học Việt Đức hiện nay đang có hướng đi bền vững đó là hướng tới đào tạo chuyên gia cho doanh nghiệp, cho các trường đai học. Chính vì thế, các trường đại học Việt Nam có thể làm điển hình hướng đi của mình. Điều đó sẽ làm bao trùm cho cả nền kinh tế Việt Nam.
Ông Anh Tuấn mong muốn trong thời gian tới tổ chức thêm các cuộc hội thảo trực tiếp để cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng được năng lực của nhau.
Các chuyên gia Đức trong chuyến khảo sát việc đào tạo điều dưỡng tại Trường CĐ Viễn Đông. |
Có thể nói, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ trên nhiều phương diện của nền kinh tế. Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 cũng đang tạo nên những thay đổi và thách thức vô cùng lớn lao. Trong xu thế này, doanh nghiệp đang không chỉ phải đối mặt với rất nhiều thách thức đến từ môi trường bên ngoài, mà nội tại doanh nghiệp cũng đang đòi hỏi những thay đổi quan trọng để biến nguy thành cơ và tận dụng những cơ hội mới. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn dĩ sẽ là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất nhưng cũng được kỳ vọng sẽ linh hoạt và thích ứng tốt nhất trong điều kiện mới này.
Đứng trước vấn đề trên, ngày 12/11, trường Đại học Việt Đức và Hội Hữu nghị Việt - Đức tỉnh Bình Dương phối hợp với Sở Khoa học công nghệ tỉnh Bình Dương tổ chức chương trình Hội thảo trực tuyến “Doanh nghiệp vừa và nhỏ - kiến tạo cơ hội để giữ vững vị thế cạnh tranh”.
Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của dự án Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) và hộ kinh doanh Việt Nam do Viện Friedrich Naumann Stiftung fur Freiheit triển khai trong năm 2021. Sự kiện được tổ chức nhằm tạo ra một diễn đàn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến từ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương tham gia kết nối, thảo luận và chia sẻ các chiến lược phát triển trong giai đoạn hậu khủng hoảng, với sự tham vấn từ các nhà kinh tế và hoạch định chính sách.
Từ đó, đi sâu đánh giá các cơ hội dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, dưới những góc nhìn đa chiều. Bên cạnh đó, cũng hướng tới việc xây dựng liên kết hợp tác giữa Cộng đồng doanh nghiệp – Trường Đại học – Cơ quan điều hành Nhà nước, dựa trên quan điểm chủ đạo: Trường đại học không chỉ đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu hiện tại mà phải tạo nền tảng đón đầu xu thế trong tương lai. Hội thảo mong muốn tạo nên một diễn đàn trao đổi cởi mở giữa trường đại học và các nhà tuyển dụng, và đưa các nghiên cứu tới gần hơn với thực tiễn kinh doanh, qua đó đóng góp tri thức và nguồn nhân lực cho tương lai.
Sinh viên Đại học Việt Đức nhận học bổng. |
TS Hà Thức Viễn, Trường Đại học Việt Đức hy vọng sau cuộc chia sẻ sẽ tạo ra một mạng lưới và trở thành diễn đàn thường xuyên để đóng góp cho cộng đồng doanh nghiệp, kết nối giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp Đức nói riêng và nước ngoài nói chung.
Theo TS Viễn, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ trên nhiều phương diện đời sống xã hội, bên cạnh đó đại dịch Covid-19 cũng tạo ra những thay đổi lớn. Trong xu thế đó, các doanh nghiệp không chỉ đối mặt với nhiều thách thức từ bên ngoài mà nội tại của doanh nghiệp cũng đòi hỏi có những thay đổi quan trọng vừa tận dụng thời cơ, vừa thích ứng với môi trường xã hội, dịch bệnh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn là đối tượng rất dễ bị tổn thương bởi ngoại cảnh và trong điều kiện dịch bệnh, tác động này trở nên sâu sắc hơn.
Ông Nguyễn Bình Phước, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương cho biết, doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò và vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong đó có tỉnh Bình Dương. Những năm qua, các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương có đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, kim ngạch xuất khẩu, đóng góp vào ngân sách nhà nước, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực toàn xã hội, nhưng cộng đồng doanh nghiệp Bình Dương phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, tự lực tự cường, nỗ lực thích ứng với hoàn cảnh khó khăn để duy trì sản xuất, kinh doanh việc làm cho người lao động. Toàn tỉnh Bình Dương hiện có khoảng 50.000 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, luỹ kế 10 tháng đầu năm 2021, Bình Dương đã thu hút đầu tư trong nước hơn 68.000 tỉ đồng tăng 15% so với cùng kì…
"Các nội dung chia sẻ xoay quanh việc thúc đẩy các doanh nghiệp xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển sau đại dịch Covid-19, đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn các cơ hội, tận dụng hiệu quả lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam, đón đầu các cơ hội mới trước xu hướng phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch”, ông chia sẻ.
Nhiều diễn giả đến từ quốc tế và Đại học Việt Đức tập trung trao đổi về chủ đề như: Cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ từ EVIPA/EVFTA và Luật Đầu tư 2020; Chỉ số hiệu quả và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của doanh nghiệp vừa và nhỏ; Phát triển và thực hiện các chiến lược trong môi trường kinh doanh hậu Covid-10; Lập kế hoạch chiến lược cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ....
Ông Lê Viết Thái, Phó Chủ tịch Trung ương Hội hữu nghị Việt - Đức cho rằng có nhiều thông tin thú vị và đưa ra nhiều thông điệp với Chính phủ, các tỉnh, các công ty, các trường đại học... Ông hy vọng Viện Friedrich Naumann tại Việt Nam sẽ tổ chức các sự kiện tương tự với đối tượng tham gia đông đảo hơn nữa.
Thời điểm chín muồi để doanh nghiệp FDI khôi phục sản xuất sau những ngày gặp khó khăn vì COVID-19 Chiến dịch phòng, chống dịch COVID-19 trong điều kiện mới của Việt Nam đã bước sang giai đoạn thích ứng linh hoạt. Thời điểm này, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang nắm cơ hội rất lớn để phục hồi, tăng tốc trở lại. |
Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài khó khăn vì dịch COVID-19 tại Phú Thọ Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn trong bối cảnh dịch COVID-19, tỉnh Phú Thọ đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, chính sách: gia hạn nộp thuế, miễn giảm thuế - phí, tiêm phủ vaccine cho người lao động... |