Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF 2024: Xây dựng lại niềm tin
WEF: Việt Nam là một trong những điểm sáng phục hồi kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng Chiều 26/6, ngay sau khi đến thành phố Thiên Tân, Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam tham dự và phát biểu tại Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) với chủ đề: Thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới để kiến tạo tương lai đất nước. |
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai: WEF 2024 - Cơ hội để Việt Nam chia sẻ tầm nhìn với thế giới Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF 54). |
Diễn đàn WEF 2024 quy tụ hơn 2.800 nhà lãnh đạo, đại biểu đến từ nhiều châu lục và ngành nghề để thúc đẩy đối thoại, tăng cường hợp tác trước những thách thức toàn cầu quan trọng. Trong đó có Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres; người đứng đầu Quỹ Tiền tệ quốc tế Kristalina Georgieva; Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới Ngozi Okonjo-Iweala và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg...
Tiếp nối truyền thống như những lần trước, WEF 2024 sẽ bao gồm các cuộc thảo luận về ngoại giao và địa chính trị. Về kinh tế, các phiên thảo luận sẽ đề cập đến những diễn biến kinh tế mới nhất bao gồm các chiến lược công nghiệp, nợ, lãi suất cao và triển vọng việc làm, với sự góp mặt của các nhà lãnh đạo từ các tổ chức quốc tế, tổ chức tài chính và các nhà kinh tế
Mục tiêu của WEF năm nay nhấn mạnh sự cần thiết phải khôi phục niềm tin giữa những thách thức toàn cầu, bao gồm xung đột địa chính trị, biến đổi khí hậu và những tiến bộ trong công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI). Chủ tịch WEF Borge Brende nêu rõ: “Chúng tôi muốn bảo đảm rằng hội nghị mời được những nhà lãnh đạo có tiếng nói quyết định, để cùng nhau tìm ra giải pháp cho những thách thức mà thế giới đang đối mặt”.
Chủ tịch WEF Borge Brende |
Hội nghị năm nay xoay quanh 4 chủ đề quan trọng:
- Thúc đẩy hợp tác trong thế giới nhiều biến động, với ưu tiên thảo luận tìm giải pháp cho những cuộc khủng hoảng hiện nay, cũng như đánh giá các cách thức xử lý những vấn đề mang tính cấu trúc gây chia rẽ ở các khu vực trên thế giới.
- Tạo ra thêm nhiều việc làm và tăng trưởng cho kỷ nguyên mới. Theo đó, WEF kỳ vọng có thể đánh giá lại các cơ chế kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra việc làm, nhấn mạnh cách tiếp cận lấy người lao động làm trung tâm để chuẩn bị cho giai đoạn sắp tới, với nhiều nguy cơ về tăng trưởng thấp.
- Ứng dụng và kiểm soát AI.
- Chiến lược dài hạn cho năng lượng, thiên nhiên và khí hậu. Theo WEF, phát triển các phương pháp tiếp cận có hệ thống là điều cần thiết cho một thế giới không có CO2 và môi trường thiên nhiên tích cực vào năm 2050.
Một trong những sáng kiến đáng chú ý tại WEF 2024 là đề xuất thành lập Liên minh quản trị AI bao gồm những công ty công nghệ lớn như Google, Microsoft, IBM, Meta Platforms. Mục đích hoạt động của liên minh này là hướng tới định hình việc phát triển và sử dụng AI một cách có trách nhiệm. Đồng thời đưa ra những cam kết đối với các hệ thống AI một cách minh bạch, toàn diện cũng như cách tiếp cận mang tới những tác động tích cực cho xã hội.
Tham dự WEF 2024 từ ngày 16 đến 18/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ chia sẻ những đánh giá, nhận định, quan điểm của Việt Nam về triển vọng, thời cơ và thách thức, xu hướng điều chỉnh của kinh tế thế giới. Từ những kinh nghiệm, bài học của Việt Nam và ASEAN, Thủ tướng sẽ đề xuất những giải pháp cả trước mắt và lâu dài nhằm tăng cường đoàn kết quốc tế, tái thiết lòng tin, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia, giữa chính phủ với doanh nghiệp và các đối tác. Thủ tướng sẽ tham dự một số phiên đặc biệt dành riêng cho Việt Nam như phiên đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam - WEF với các tập đoàn hàng đầu của WEF về chủ đề "Chân trời phát triển mới: Thúc đẩy chuyển đổi, mở ra các động lực tăng trưởng mới tại Việt Nam". Thủ tướng cũng sẽ chủ trì nhiều tọa đàm với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu về hợp tác phát triển AI, công nghệ bán dẫn, đầu tư tài chính... và tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp. |
Đối thoại chiến lược quốc gia giữa Việt Nam và WEF: Tăng cường quan hệ đối tác công tư Tối 29/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch điều hành và sáng lập Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab đồng chủ trì Đối thoại chiến lược quốc gia giữa Việt Nam và WEF bằng hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp với chủ đề “Tăng cường quan hệ đối tác công tư: Động lực then chốt của phục hồi toàn diện và phát triển bền vững, bao trùm, đổi mới sáng tạo”. |
WEF: Phụ nữ là đối tượng bị tổn thương nhất trong khủng hoảng Theo các chuyên gia thuộc Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trong bối cảnh đại dịch làm giảm bình đẳng giới, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt cũng đang có tác động không cân xứng đối với phụ nữ. |