Trang chủ Việt Nam hôm nay
17:00 | 06/01/2024 GMT+7

Diễn biến cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam 1977-1979

aa
Ngay sau khi lên cầm quyền vào tháng 4/1975, tập đoàn Pol Pot - Ieng Sary đã thi hành chế độ diệt chủng, giết hại hàng triệu người dân Campuchia vô tội. Chúng còn xuyên tạc lịch sử, gây ra những tội ác đẫm máu, xâm phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đêm ngày 30/4/1977, tập đoàn Pol Pot đã mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới thuộc địa phận tỉnh An Giang, chính thức bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam Việt Nam.
Quan hệ Việt Nam - Campuchia tiếp tục được củng cố và phát triển
Phát huy truyền thống đoàn kết hữu nghị và phát triển quan hệ Việt Nam - Campuchia
Các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia cùng Quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng Phnom Penh trưa 7/1/1979. Ảnh: TTXVN
Các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia cùng Quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng Phnom Penh trưa 7/1/1979. (Ảnh: TTXVN)

3 cuộc tấn công liên tiếp

Từ ngày 30/4/1977 đến ngày 05/01/1978, Pol Pot liên tiếp mở 3 cuộc tiến công quy mô lớn sang lãnh thổ Việt Nam.

Ngày 30/4/1977, chúng đánh vào 14/16 xã biên giới thuộc tỉnh An Giang, tàn phá các bản làng, trường học… sâu trong lãnh thổ Việt Nam. Trước hành động xâm lược trắng trợn của quân Pol Pot, quân đội ta đã sử dụng 1 trung đoàn (thuộc Sư đoàn 330), 1 trung đoàn tàu thuyền và 2 tiểu đoàn địa phương An Giang đánh trả, diệt 300 tên, buộc quân Pol Pot rút về bên kia biên giới.

Từ ngày 25/9/1977, quân Pol Pot tập trung 9 sư đoàn chủ lực cùng lực lượng địa phương mở cuộc tiến công lớn thứ 2 đánh sang địa bàn các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp lên hướng Tây Ninh. Riêng ở 3 xã thuộc các huyện Tân Biên, Bến Cầu (Tây Ninh), quân Pol Pot đã tàn sát trên 1000 người dân.

Trước diễn biến mới của cuộc chiến tranh, Bộ Tổng Tham mưu quyết định sử dụng một bộ phận lực lượng chủ lực cơ động đánh lui các cuộc tiến công của quân Pol Pot ở nhiều khu vực trên biên giới, giành lại những khu vực bị lấn chiếm, sau đó lui về củng cố lực lượng.

Phát hiện ta đã lui quân về phía sau, ngày 15/11977, quân Pol Pot lại mở cuộc tiến công mới nhằm đánh chiếm thị xã Tây Ninh. Trước tình hình đó, từ 5/12/1977 đến 5/01/1978, quân ta mở đợt phản công trên các hướng đường 7, đường 1, đường 2, truy kích quân Pol Pot làm thiệt hại 5 sư đoàn và thất bại kế hoạch đánh chiếm thị xã Tây Ninh của địch.

Với âm mưu “vừa ăn cướp, vừa la làng", ngày 31/12/1977, tập đoàn Pol Pot vu khống Quân đội Việt Nam “tiến công xâm lược Campuchia dân chủ" nhằm cô lập Việt Nam trên trường quốc tế. Ngay lập tức, Chính phủ ta ra tuyên bố về vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia, nêu rõ lập trường và nguyên tắc: Kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; luôn luôn tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, làm hết sức mình để bảo vệ tình đoàn kết chiến đấu và hữu nghị Việt Nam - Campuchia; vạch trần âm mưu thủ đoạn và những tội ác man rợ của tập đoàn Pol Pot đối với đồng bào ta ở các tỉnh vùng biên giới Tây Nam.

Giải phóng Phnom Penh

Tháng 01/1978, Pol Pot đưa thêm 2 sư đoàn ra biên giới, tiếp tục gây xung đột, liên tục tiến công lấn chiếm, bắn phá vào những nơi đông dân cư, gây nhiều tội ác với đồng bào ta. Trước tình hình đó, Bộ Tổng Tham mưu điều động Sư đoàn 341 (Quân đoàn 4) tăng cường cho Quân khu 9, sẵn sàng chiến đấu; đồng thời ra lệnh cho các đơn vị ta trên toàn tuyến biên giới Tây Nam nâng cao cảnh giác, thực hiện phòng ngự tích cực để hỗ trợ cho Đảng, Nhà nước ta thực hiện đấu tranh chính trị và ngoại giao.

Ngày 05/02/1978, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố nhằm chấm dứt hoạt động quân sự, tiến tới kí hiệp ước hữu nghị và không xâm lược bảo đảm đúng với thông lệ quốc tế. Phớt lờ thiện chí của ta, quân Pol Pot tiếp tục huy động lực lượng áp sát biên giới và cho quân tiến công, xâm nhập nhiều điểm trên địa phận nước ta; lực lượng của ta đã kiên quyết đánh trả, giành lại các khu vực bị lấn chiếm.

Từ ngày 26/3/1978, các đơn vị quân đội ta chuyển sang tiến công, đẩy quân Pol Pot lùi xa dần biên giới và dồn đối phương vào thế bị động; đồng thời hỗ trợ trực tiếp cho phong trào nổi dậy của lực lượng cách mạng Campuchia phát triển, đỉnh cao là cuộc nổi dậy từ ngày 26/5/1978 ở Quân khu Đông, làm suy yếu một bộ phận lực lượng quân Pol Pot.

Từ ngày 14/6 đến 30/9/1978, ta sử dụng Quân đoàn 3, Quân đoàn 4 và 2 sư đoàn (thuộc Quân khu 7), 2 sư đoàn (thuộc Quân khu 5) mở tiếp đợt tiến công lớn trên các hướng đường 1, đường 7, vùng giáp biên giới Tây Ninh và đường 19 kéo dài nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, tiến tới làm suy yếu một bước lực lượng quân Pol Pot.

Do bị bất ngờ hoàn toàn về thời gian, quy mô và phương thức hoạt động của ta, quân Pol Pot rơi vào thế bị động. Cuộc tiến công của ta đã hỗ trợ kịp thời cho lực lượng cách mạng Campuchia ở Quân khu Đông, buộc quân Pol Pot phải đối phó trên cả mặt trận biên giới và nội địa. Từ đó, ta loại khỏi vòng chiến đấu 6 sư đoàn, làm suy yếu nghiêm trọng lực lượng chủ lực và đẩy lùi hầu hết quân Pol Pot ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Từ tháng 5-11/1978, Việt Nam đã giúp lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia phát triển được 15 tiểu đoàn, 5 khung tiểu đoàn, 24 đội công tác, xây dựng được các tổ chức đảng, chuẩn bị thành lập mặt trận và bộ máy lãnh đạo.

Ngày 2/12/1978, tại vùng giải phóng thuộc vùng giải phóng Snuol, huyện Snuol, tỉnh Kratie (Campuchia), Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ra mắt nhân dân Campuchia, công bố cương lĩnh cách mạng 11 điểm, trong đó nêu rõ quyết tâm đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng yêu nước nổi dậy đánh đổ tập đoàn phân động Pol Pot, xóa bỏ chế độ diệt chủng tàn ác, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân.

Trước ý định tập trung 5 sư đoàn và 4 trung đoàn tiến công đánh chiếm Tây Ninh, sau đó sẽ mở rộng địa bàn đánh chiếm lãnh thổ Việt Nam của Pol Pot, ngày 06 và 07/12/1978, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thông qua quyết tâm tổng phân công - tiến công chiến lược tiêu diệt quân địch, hoàn thành cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc; đồng thời sẵn sàng hỗ trợ lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia giành chính quyền về tay nhân dân.

Phát hiện sự chuẩn bị của ta, Pol Pot tập trung phần lớn lực lượng chủ lực bố trí dọc biên giới với Việt Nam, toàn bộ phía sau hầu như trống rỗng. Ngày 23/12/1978, chúng huy động 10 trong số 19 sư đoàn đang bố trí ở biên giới mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta.

Trước hành động xâm lược của Pol Pot và đáp lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, ngày 23/12/1978, Quân tình nguyện Việt Nam cùng với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia mở cuộc tổng phân công - tiến công trên toàn tuyến biên giới.

Ngày 26/12/1978, toàn bộ hệ thống phòng thủ vòng ngoài của quân Pol Pot bị phá vỡ.

Ngày 31/12/1978, quân và dân ta đã hoàn thành nhiệm vụ đánh đuổi quân Pol Pot, thu hồi toàn bộ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc bị kẻ thù lấn chiếm.

Ngày 02/01/1979, ba cụm quân chủ lực của Pol Pot, mỗi cụm 5 sư đoàn, án ngữ các trục đường tiến về Phnôm Pênh (đường 1, đường 7 và đường 2) cơ bản bị tiêu diệt và tan rã.

Ngày 05 và 06 tháng 01/1979, trên tất cả các hướng, Quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia truy kích, tiến sát Thủ đô Phnôm Pênh.

Ngày 7/01/1979, Thủ đô Phnôm Pênh hoàn toàn được giải phóng.

Quân tình nguyện Việt Nam rời khỏi Campuchia tháng 9/1989 trong sự bịn rịn, lưu luyến của người dân nước bạn. Ảnh: Chip HIRES/Gamma-Rapho/Getty.
Quân tình nguyện Việt Nam rời khỏi Campuchia trong sự bịn rịn, lưu luyến của người dân nước bạn. (Ảnh: Chip HIRES/Gamma-Rapho/Getty)
Thành phố Hồ Chí Minh - Campuchia thúc đẩy hơn nữa các hoạt động đối ngoại nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh - Campuchia thúc đẩy hơn nữa các hoạt động đối ngoại nhân dân
Sáng 4/1, đoàn đại biểu Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia TP.HCM (Hội) đã đến thăm, tặng hoa chúc mừng cán bộ, nhân viên Tổng Lãnh sự quán Vương quốc Campuchia tại TP.HCM nhân kỷ niệm 45 năm ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Polpot ở Campuchia (7/1/1979 - 7/1/2024).
Giáo dục, tiếp nối truyền thống hữu nghị Việt Nam - Campuchia cho thế hệ trẻ Giáo dục, tiếp nối truyền thống hữu nghị Việt Nam - Campuchia cho thế hệ trẻ
Buổi gặp mặt, giao lưu hữu nghị giữa cựu quân tình nguyện - cựu chuyên gia Việt Nam và cán bộ, Đại sứ quán, sinh viên Campuchia là dịp để những chiến sĩ “đội quân nhà Phật”, cựu chuyên gia - nhân chứng sống của những năm tháng dưới chế độ Pol Pot ôn lại lịch sử về sự hồi sinh kỳ diệu của đất nước Campuchia. Từ đó giáo dục cho thế hệ trẻ tương lai tiếp nối truyền thống hữu nghị cha ông đã dày công gìn giữ và vun đắp.
Tú Anh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam tại Campuchia

Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam tại Campuchia

Ngày 28/8, tại thành phố Preah Sihanouk ở vùng duyên hải Tây Nam Campuchia, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Preah Sihanouk - cơ quan phụ trách địa bàn lãnh sự các tỉnh Preah Sihanouk, Kampot, Kep, Koh Kong, Kampong Speu và Takeo đã tổ chức lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam.
[Video] Khám bệnh, phát thuốc, tặng quà cho người dân khó khăn tại tỉnh Svay Rieng (Campuchia)

[Video] Khám bệnh, phát thuốc, tặng quà cho người dân khó khăn tại tỉnh Svay Rieng (Campuchia)

Giao lưu nhân dân hai nước, khám bệnh, phát thuốc, tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn... là các hoạt động sôi nổi, thiết thực tại xã Crúa, huyện Svay Chum, tỉnh Svay Rieng, vương quốc Campuchia và xã Hưng Hà, huyện Tân Hưng, Long An, Việt Nam.
Thông tuyến đường dây nóng giữa Quân đội Việt Nam và Quân đội Campuchia

Thông tuyến đường dây nóng giữa Quân đội Việt Nam và Quân đội Campuchia

Sáng 15/8 đã diễn ra Lễ thông tuyến đường dây nóng giữa Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia. Khi được đưa vào sử dụng, đường truyền sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng, thúc đẩy tình hữu nghị, đoàn kết, hợp tác Việt Nam - Campuchia ngày càng phát triển.

Các tin bài khác

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: nâng tầm quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: nâng tầm quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai và Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 khẳng định vai trò tích cực của Việt Nam trong việc thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, phát triển bền vững và hợp tác toàn cầu. Đây là dấu ấn quan trọng trong việc nâng tầm quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc lên một tầm cao mới.
Lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm EGDI ở mức "Rất cao", tăng 15 bậc

Lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm EGDI ở mức "Rất cao", tăng 15 bậc

Thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, theo Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2024 (E-Government Development Index – EGDI) của Liên hợp quốc, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 71 trong tổng số 193 quốc gia, tăng 15 bậc so với năm 2022.
Sau bão, du lịch Vịnh Hạ Long dần trở lại ổn định

Sau bão, du lịch Vịnh Hạ Long dần trở lại ổn định

Sau những tác động của bão số 3, tới nay, các hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long đã có những tín hiệu phục hồi tích cực.
Hà Nội sẽ vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” vào tháng 10/2024

Hà Nội sẽ vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” vào tháng 10/2024

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND ngày 17/9/2024 về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.

Đọc nhiều

Việt Nam trân trọng sự đoàn kết, động viên của quốc tế và người Việt ở nước ngoài trong thiên tai

Việt Nam trân trọng sự đoàn kết, động viên của quốc tế và người Việt ở nước ngoài trong thiên tai

Ngày 19/9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: Việt Nam luôn trân trọng sự đoàn kết quý giá, sự động viên, thăm hỏi, hỗ trợ kịp thời của cộng đồng quốc tế và người Việt ở nước ngoài, nhằm chung tay khắc phục những thiệt hại to lớn do thiên tai, bão lũ gây ra.
FAVIJA trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi)

FAVIJA trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi)

Sáng 18/9, tại trụ sở Uỷ ban TƯ MTTQ VN, ông Đỗ Quang Ba, Chủ tịch Tổ chức Giao lưu Quốc tế Việt Nam Nhật Bản (FAVIJA) đã trao số tiền 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi).
HUFO phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ

HUFO phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 19/8, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM (HUFO) đã tổ chức lễ phát động quyên góp nhằm hỗ trợ đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 (Yagi) và lũ lụt.
Vùng 3 Hải quân: Đổi mới công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng

Vùng 3 Hải quân: Đổi mới công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng

Giai đoạn 2019-2024, Vùng 3 Hải quân đã thường xuyên đổi mới công tác thi đua khen thưởng, đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng trong toàn Vùng, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa, chống chủ nghĩa cá nhân, tập trung chuyển biến khâu yếu, mặt yếu và nâng cao chất lượng, hiệu quả mọi mặt công tác của từng cơ quan, đơn vị, giúp toàn Vùng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Vùng 3 Hải quân: Đổi mới công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng

Vùng 3 Hải quân: Đổi mới công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng

Giai đoạn 2019-2024, Vùng 3 Hải quân đã thường xuyên đổi mới công tác thi đua khen thưởng, đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng trong toàn Vùng, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa, chống chủ nghĩa cá nhân, tập trung chuyển biến khâu yếu, mặt yếu và nâng cao chất lượng, hiệu quả mọi mặt công tác của từng cơ quan, đơn vị, giúp toàn Vùng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Bồi đắp tình yêu biển, đảo cho thế hệ trẻ

Bồi đắp tình yêu biển, đảo cho thế hệ trẻ

Từ ngày 15 đến 18/9, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang và Trường Đại học FPT Cần Thơ tổ chức tuyên truyền biển, đảo, thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân sẵn sàng ứng phó với bão lũ

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân sẵn sàng ứng phó với bão lũ

Ngày 19/9, tại Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai nhiệm vụ phòng chống bão lũ, ứng phó với thiên tai.
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
video ca nuoc huong ve dong bao vung bao lu
su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
nhung viec nen va khong nen lam khi bao yagi do bo
8 thang nam 2024 khach du lich quoc te den ha noi tang 42
inforgraphics ngay hoi van hoa huu nghi sac mau asean
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Bão số 4 cách Đà Nẵng 160km, cảnh báo 4 tỉnh, thành có mưa rất lớn

Bão số 4 cách Đà Nẵng 160km, cảnh báo 4 tỉnh, thành có mưa rất lớn

Dự báo hôm nay, bão số 4 hướng vào ven biển Quảng Trị - Quảng Nam rồi đi vào đất liền các tỉnh miền Trung. Cơ quan khí tượng cảnh báo tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng có mưa rất lớn trong sáng nay.
Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, giật cấp 10 trong 24 giờ tới

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, giật cấp 10 trong 24 giờ tới

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông.
Thời tiết hôm nay 17/9: Biển Đông gió mạnh, sóng lớn, cả nước có mưa

Thời tiết hôm nay 17/9: Biển Đông gió mạnh, sóng lớn, cả nước có mưa

Ngày 17/9, Biển Đông có áp thấp nhiệt đới, khả năng xảy ra lốc xoáy, gió giật mạnh cấp 7-8. Cả nước có mưa nhiều nơi, về chiều mưa to đến rất to.
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để bảo đảm an toàn?

Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để bảo đảm an toàn?

Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
Thời tiết hôm nay 14/9: Bắc Bộ nắng, lũ trên các sông xuống chậm

Thời tiết hôm nay 14/9: Bắc Bộ nắng, lũ trên các sông xuống chậm

Hôm nay 14/9, thời tiết Bắc Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Lũ tại các sông đang xuống chậm. Nguy cơ sạt lở đất vẫn xảy ra trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ dù mưa đã giảm.
Cảnh báo không chuyển tiền vào những tài khoản giả mạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Cảnh báo không chuyển tiền vào những tài khoản giả mạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trên mạng xã hội đã xuất hiện những website và fanpage giả mạo các cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để huy động nguồn lực ủng hộ các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng cơn bão số 3.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động