Xóa đói giảm nghèo, tạo sinh kế cho người dân vùng biên Mèo Vạc (Hà Giang)
Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2020 tỉnh Hà Giang Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2020: Cập nhật điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2020 tỉnh Hà Giang nhanh và ... |
Hà Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai bổ nhiệm nhân sự mới Các địa phương Hà Giang, Đồng Tháp và Đồng Nai vừa đồng loạt triển khai công tác nhân sự, công bố và trao quyết định ... |
Giảm nghèo ở Hà Giang: Cho cần câu, không cho con cá
Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới cực Bắc của Tổ quốc, với địa hình núi đá hiểm trở, nơi có 6/11 huyện, thành phố thuộc diện được thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Do vậy, công tác xóa đói giảm nghèo cũng đã được các cấp ủy, chính quyền đặc biệt quan tâm, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của Hà Giang trong những năm qua.
Báo cáo về Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh Hà Giang có tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn lực thực hiện gần 8.226 tỷ đồng. Ước thực hiện toàn tỉnh giảm được 33.163 hộ nghèo, (từ 43,65% xuống còn 22,53%), giảm 21,12% so với đầu năm 2016.
Trong đó, 6 huyện nghèo tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 64,03% xuống còn 34%, giảm 30,03% so với đầu năm 2016, đạt mục tiêu của Nghị quyết đề ra. Thu nhập bình quân đầu người đạt 22,8 triệu đồng; tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng 52,6%/55%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 42,8%/45%...
Mèo Vạc là huyện vùng cao biên giới nghèo của Hà Giang được thụ hưởng các chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Trên mảnh đất huyện Mèo Vạc, đất chủ yếu là đá, địa hình chia cắt mạnh. Bên cạnh đó, huyện Mèo Vạc là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số như Mông, La Chí, Hoa, Giấy, Nùng…Trước đây, người dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Rút kinh nghiệm, giờ đây các ban, ngành huyện Mèo Vạc đã trao “cần câu” cho người nghèo. Đúng hơn là thực hiện linh hoạt các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo.
HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tả Lủng nuôi lợn đen hàng hóa để giảm nghèo. |
Theo báo Hà Giang, từ năm 2012 đến nay, huyện Mèo Vạc đã triển khai 14 dự án tại 10 xã với 289 hộ tham gia với các mô hình, như: Nuôi bò, lợn nái, dê sinh sản, nuôi bò vỗ béo… Tổng kinh phí thực hiện trên 4,7 tỷ đồng; trong đó, kinh phí hỗ trợ của Nhà nước gần 3,4 tỷ đồng, người dân đối ứng hơn 1,3 tỷ đồng.
Hiệu quả thiết thực
Trong quá trình triển khai, thực hiện dự án, các hộ hưởng lợi được Ban Điều hành Dự án thường xuyên quan tâm, tuyên truyền, vận động trong chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi; nhờ vậy, đàn gia súc luôn khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt.
Từ đó, người dân đã dần thay đổi nhận thức từ nhận hỗ trợ cho không sang nhận hỗ trợ có điều kiện và đã nhận thức được việc cần phải cố gắng sản xuất, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Thực tế cho thấy, đã có 44 hộ nghèo vươn lên thoát nghèo; một số xã thực hiện dự án hiệu quả cao, như: Lũng Pù, Niêm Sơn, Giàng Chu Phìn, Khâu Vai, Lũng Chinh...
Chia sẻ về hiệu quả thực hiện dự án, Phó Chủ tịch UBND xã Lũng Pù, Giàng Mí Phình, cho biết: Trong 2 năm (2017 – 2018), xã triển khai 2 dự án chăn nuôi lợn nái sinh sản luân chuyển với 48 hộ tham gia. Do đây là dự án đầu tư có thu hồi, nên người dân đã có ý thức hơn trong việc chăm sóc đàn lợn; không chỉ trả được gốc mà họ còn nỗ lực để có lãi. Mặt khác, việc chăn nuôi lợn nái cần ít vốn đầu tư hơn lợn thịt, trong khi lợn con bán được giá cũng là điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi. Hiện, các hộ đang tiếp tục duy trì dự án; tổng thu nhập từ bán lợn con đạt trên 530 triệu đồng.
Tương tự, tại xã Niêm Sơn, Chủ tịch UBND xã, Hà Văn Thành, cho biết: Từ nguồn kinh phí Chương trình 30a, năm 2017, Dự án chăn nuôi bò sinh sản luân chuyển đã mang lại cơ hội thoát nghèo cho 16 hộ trên địa bàn xã; với 16 con bò giống được hỗ trợ ban đầu, đến nay, trung bình mỗi con sinh sản được từ 1 – 2 con bê; qua đó, đem lại hiệu quả kinh tế bước đầu cho người chăn nuôi…
Gia đình ông Dùng A Dương, là hộ cận nghèo ở thôn Cờ Tảng, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) được thụ hưởng từ Chương trình 30a, và là một trong 20 hộ thuộc "Dự án nuôi bò sinh sản" của xã Xín Cái.
Ông Dương cho biết, nhờ nguồn vốn hỗ trợ và sự giúp đỡ của chính quyền, gia đình đã phát triển đàn bò sinh sản được 2 con, tới đây xuất bán sẽ có tiền hoàn trả 40% vốn hỗ trợ, không những thế đàn bó phát triển còn đem lại hướng thoát nghèo cho gia đình.
Sau gần 5 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, tỉ lệ giảm nghèo của huyện Mèo Vạc giảm từ 66,01% năm 2015 xuống còn 35,99% trong năm 2020.
Ông Nguyễn Cao Cường, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết trên VNN, để hoàn thành kế hoạch giảm nghèo năm 2020, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, của tỉnh, huyện về công tác giảm nghèo; đẩy mạnh đa dạng hóa nội dung tuyên truyền về công tác giảm nghèo bền vững nhằm nâng cao nhận thức cho người nghèo để người nghèo hiểu được trách nhiệm của mình vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo.
Đồng thời, vận động và kêu gọi các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hỗ trợ huyện tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ liên kết phát triển sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nghề miễn phí, nhận lao động nghèo vào làm việc để tăng thu nhập cho hộ nghèo góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
Hà Giang: Xử lý hơn 1.000 người nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc Theo thông tin từ Đồn Biên phòng Xín Cái, BĐBP Hà Giang thì chỉ tính riêng từ đầu tháng 7 tới nay đồn này đã ... |
Hà Giang: Quyết liệt ngăn chặn hoạt động xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới Những ngày này, dịch Covid-19 đã tái bùng phát trong cộng đồng, trong khi đó, nhiều công dân Việt Nam ở Trung Quốc đã tìm ... |