Nỗ lực giảm nghèo nơi ở vùng biên
Gian nan đưa con chữ lên biên cương Mặc dù, còn nhiều khó khăn, vất vả và thiếu thốn nhưng với tinh thần yêu nghề, mến trẻ các thầy cô giáo nơi đây ... |
Mang “Vàng” từ rừng về nhà Mang “Vàng” từ rừng đó là cách làm mà người dân ở một xã vùng cao biên giới của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ... |
Huyện Nậm Pồ chính thức được thành lập và ra mặt vào tháng 6 năm 2013. Sau khi thành lập Nậm Pồ có 15 xã, trong đó 10 xã của huyện Mường Nhé và 5 xã của huyện Mường Chà. Trong tổng 15 xã thì Nậm Pồ có 8 xã biên giới, đặc biệt khó khăn. Diện tích tự nhiên của huyện gần 1.500km2 với dân số gần 4,4 vạn người, có 10 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 95% cư dân.
Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên và dân cư, sau khi thành lập huyện Nậm Pồ được xếp vào địa phương có nhiều khó khăn của tỉnh. Với trên 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, phương thức sản xuất, canh tác lạc hậu, chủ yếu là đốt rừng làm nương; sản xuất nông nghiệp mang tính tự cung, tự cấp; người dân chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lương thực và chăn nuôi. Do vậy, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đói chiếm trên 70%.
Ông Hạng Nhè Ly – Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: Ngay khi thành lập huyện xác định công tác giảm nghèo là một trong nhiệm vụ trọng tâm. Do vậy, để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả hàng năm, UBND huyện Nậm Pồ xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo tại địa phương và đã được các cấp, ngành trong huyện đồng thuận. Đồng thời, huyện cũng kiện toàn ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững từ huyện đến cơ sở và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan phòng, ban, thành viên ban chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo của huyện. Phân công các cơ quan, đơn vị phụ trách theo dõi, giúp các xã đặc biệt khó khăn về công tác XÐGN, tổ chức tập huấn và bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác XÐGN từ huyện đến cơ sở. Các xã của huyện đã xây dựng nghị quyết chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2016 - 2020; phối hợp tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đúng kế hoạch để làm cơ sở đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ cho những năm tiếp theo; thường xuyên kiểm tra đôn đốc tiến độ triển khai các dự án, mô hình XÐGN trên địa bàn...Ngoài việc người dân tận dụng các điều kiện vốn có để phát triển kinh tế, thì huyện còn tranh thủ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước để đẩy nhanh công tác xóa đỏi giảm nghèo trên địa bàn.
Huyện vùng cao biên giới Nậm Pồ xuất ngày càng nhiều bản làng trù phú |
Từ các nguồn vốn khác nhau của Chính phủ, huyện đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Đến nay cở sở hạ tầng phục vụ dân sinh đã được đầu tư xây dựng đáng kể, phần nào đáp ứng được quá trình phát triển của địa phương. 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm, trên 80% người dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 93,5% số bản có đường dân sinh,…Điều đó đã và đang góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Đặc biệt, thông qua việc thực hiện dự án, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo hàng năm huyện đã hỗ trợ các loại cây giống, vật nuôi tạo điều kiện để người dân có tư liệu sản xuất phát triển kinh tế. Chỉ tính riêng năm 2019 thông qua các chương trình, dự án như: Chương trình 135CP, chương trình 30A, nông thôn mới Nậm Pồ đã tiến hành hỗ trợ trên 600 con trâu, 212 con bò cho 738 hộ, cùng 65.731 liều vắc xin phòng bệnh, với tổng kinh phí 6,122 tỷ đồng. Bên cạnh trong năm Nậm Pồ đã tạo việc làm mới cho 454 lao động; đưa 11 người đi xuất khẩu lao động tại Lào và Nhật Bản; đào tạo nghề cho 225 lao động nông thôn. Huyện đã phân bổ vốn tín dụng ưu đãi về các xã để kịp thời giải ngân nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến hộ nghèo và các đối tượng với số tiền 60,119 tỷ đồng; tổng dư nợ toàn huyện đến nay là 282,51 tỷ đồng. Nguồn vốn vay đều được các hộ đều sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo.
Thông qua các chương trình hỗ trợ con giống nhiều hộ gia đình Nậm Pồ đã phát triển kinh tế theo mô hướng trai trạng vừa và nhỏ mang lại thu nhập cao. |
Có thể khẳng định bằng nhiều giải pháp, đồng bộ, tích cực của cấp ủy, chính quyền và nỗ lực vượt khó của đồng bào dân tộc công tác xóa đói giảm nghèo (XÐGN) của huyện vùng cao biên giới Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã đạt những kết quả quan trọng. Đồng bào dân tộc đã biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhiều giống cây con có giá trị kinh tế cao sản xuất thay thế cho việc độc canh cây lúa, ngô. Từ đó, người dân nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân cải thiện. Từ đó, đã dần thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc trên địa bàn huyện và từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng dân tộc và miền núi...Tỷ lệ hộ nghèo năm sau giảm hơn năm trước; tính đến cuối năm 2019 toàn huyện còn 6.071 hộ nghèo (chiếm 60,12%), giảm 110 hộ (tương đương 3,27%) so với năm 2018.
Đồng bào dân tộc của huyện đã không còn độc canh cây lúa, ngô mà đưa nhiều giống cây có giá trị kinh tế vào sản xuất |
“Mặc dù đã đạt được những thành tích khá tích cực trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa xã hội và quốc phòng an ninh, trong đó, có công tác giảm nghèo song huyện Nậm Pồ vẫn còn nhiều khó khăn. Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới Ðảng bộ huyện sẽ tiếp tục lãnh đạo chính quyền tập trung thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia; nâng cao chất lượng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở; vận động đồng bào dân tộc đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững trên địa bàn” . Ông Hạng Nhè Ly nói.