Đại sứ Armenia Vahram Kazhoyan: Thuận lợi nhất là hợp tác du lịch và giáo dục
Xúc tiến thúc đẩy việc thành lập Hội hữu nghị Armenia - Việt Nam trong năm 2021 Ngày 20/1, Hội hữu nghị Việt Nam - Armenia đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và phương hướng hoạt động năm 2021. |
Hội Hữu nghị Việt Nam – Armenia chúc mừng 29 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Armenia Ngày 18/9, Hội Hữu nghị Việt Nam – Armenia đã đến chúc mừng Đại sứ Armenia tại Việt Nam nhân dịp Kỉ niệm 29 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Armenia. |
Sau khi tuyên bố độc lập ngày 21/9/1991, Cộng hoà Armenia đã theo đuổi chính sách đối ngoại hoà bình, song phương, đa phương và thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có quan hệ ngoại giao với nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, được thiết lập tại Mát-xcơ-va vào tháng 14/7/1992. Armenia đã trở thành thành viên của Liên hợp quốc vào 2/3/1992. Sau đó, Armenia cũng trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực cũng như: Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO), Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU), Hội đồng các trường quốc tế CIS ...
Sự hợp tác giữa Armenia-Artsakh-Diaspora đã được thiết lập vào đầu những năm 1990 và trong khuôn khổ kinh tế, chính trị, đối ngoại, vai trò và sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm Armenia và các tổ chức từ thiện là vô giá trong quá trình mở các cơ quan ngoại giao và lãnh sự của Cộng hoà Armenia tại một số quốc gia.
- Xin Đại sứ cho biết những thành quả hợp tác mà hai nước Việt Nam – Armenia đạt được trong thời gian qua?
Một số hiệp định đã được ký kết giữa Chính phủ và các Bộ ngành khác nhau của hai nước chúng ta kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 14/7/1992. Quan hệ chính trị Armenia-Việt Nam hiện đang ở giai đoạn phát triển rực rỡ. Việc mở Đại sứ quán Armenia tại Việt Nam năm 2013 đã tạo động lực mới cho quan hệ hai nước.
Văn hoá, du lịch, công nghệ thông tin, giáo dục và quan hệ kinh tế - thương mại là những mối quan tâm chung của hai nước và sự phát triển hợp tác trong những lĩnh vực này góp phần to lớn vào việc tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị vốn có giữa Armenia và Việt Nam.
Có một sự thật thú vị rằng các tàu buôn Armenia đã từng đi về phía Đông Nam Á từ thế kỷ 12. Đã có rất nhiều người Armenia hiện diện tại miền Bắc Việt Nam thế kỷ XII đến XVII, nơi mà nhiều tàu buôn Armenia đã cập cảng và kết quả là một số nhà buôn Armenia đã được thành lập ở Đông Bắc Việt Nam. Các tài liệu của thời kỳ đó cho chúng ta biết rằng lá cờ hàng hải của Armenia đã được các quốc gia châu Âu sử dụng để tránh gặp khó khăn khi đi vào các thành phố cảng, nơi có sự hiện diện của người Armenia.
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Armenia tại Việt Nam Vahram Kazhoyan. |
Giai đoạn quan trọng tiếp theo của tình hữu nghị Armenia-Việt Nam được thể hiện rõ nét qua sự ủng hộ của Armenia đối với nhân dân Việt Nam trong các cuộc đấu tranh vệ quốc của các bạn. Trong số những người Liên Xô có những người Armenia đã giúp đỡ nhân dân Việt Nam. Sau đó, Armenia lại tiếp tục giúp đỡ gần 2000 sinh viên Việt Nam theo học tại các trường Đại học và Cao đẳng ở Armenia trong giai đoạn đầu những năm 1950 đến đầu những năm 1990. Nhiều sinh viên trong số đó đã lưu giữ những kỷ niệm đẹp về Armenia. Hiện nay, họ là lực lượng nòng cốt của Hội Hữu nghị Việt Nam - Armenia (VAFA), do ông Nguyễn Văn Thuận đứng đầu, người mà Đại sứ quán chúng tôi đã thiết lập mối quan hệ rất thân thiết và chặt chẽ ngay từ những ngày đầu thành lập Hội.
Một trong những dấu mốc quan trọng trong quan hệ Armenia-Việt Nam là chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Armenia ngày 21-23/7/1959. Trong chuyến thăm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp chính thức lãnh đạo Armenia tại Yerevan, bao gồm cả ngài Suren Tovmassian, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Armenia, người sau này trở thành Đại sứ Liên Xô tại Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã thăm nhiều nơi ở Armenia. Nhân dân Armenia đã hết lòng chào đón và hoan nghênh Người.
-Xin Đại sứ chia sẻ những ấn tượng của cá nhân về Việt Nam?
Lần đầu tiên tôi đến thăm Việt Nam vào tháng 12/1992 với tư cách là thành viên Phái đoàn Armenia đầu tiên đến Việt Nam do Phó Tổng thống Armenia làm Trưởng đoàn, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Phải thú thực rằng khi tôi cùng gia đình đến sân bay Nội Bài, Hà Nội vào tháng 7/2019, tôi đã ngay lập tức nhận ra những thay đổi và sự phát triển to lớn đã diễn ra ở Việt Nam. Ngay cả trong hai năm tôi ở Việt Nam, tôi không chỉ chứng kiến sự phát triển và những thay đổi mà còn chứng kiến cả tốc độ nhanh chóng của những thay đổi đó. Kỷ lục xoá nghèo của Việt Nam thực sự đáng kinh ngạc. Việc Việt Nam hoàn thành Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc là một trong những kết quả tốt nhất trong số 193 Quốc gia thành viên của LHQ.
Không thể nhắc tới Việt Nam mà không nhắc tới lịch sử phong phú của đất nước, những địa danh tự nhiên và nhân tạo đẹp tuyệt vời, quan trọng nhất là con người Việt Nam, cần cù, mến khách, yêu Tổ quốc.
- Trong nhiệm kỳ của Đại sứ ở Việt Nam, ngài đặt ra những mục tiêu gì cho quan hệ hai nước?
Tôi muốn nhấn mạnh rằng quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực chính trị đang ở mức độ cao, đặc biệt là trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế. Tôi tin tưởng rằng việc thành lập Đại sứ quán nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Armenia có thể tạo động lực mới cho việc phát triển và làm sâu sắc hơn nữa các mối quan hệ chính trị, thương mại - kinh tế, mở rộng giao lưu du lịch cũng như góp phần thúc đẩy và phát triển hơn nữa thương mại song phương trực tiếp giữa hai nước.
Mong muốn chân thành của tôi vẫn là thiết lập những chuyến bay thẳng hàng tuần giữa Hà Nội và Yerevan và tôi tin rằng Vietnam Airlines, với tư cách là thành viên của Sky Team, hoàn toàn phù hợp để hiện thực hoá việc này. Yerevan là điểm dừng trung chuyển trên các chuyến bay đến một trong những thủ đô của Châu Âu.
- Để tăng cường quan hệ nhân dân hai nước, chúng ta cần tập trung vào những nhiệm vụ, những hoạt động nào?
Để tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân hai nước, cần thúc đẩy và phát triển những mối quan hệ liên quan trực tiếp đến đời sống con người như du lịch, văn hoá, giáo dục. Trước khi COVID-19 bùng phát, Đại sứ quán Cộng hoà Armenia đã đạt được các thoả thuận sơ bộ cho các chuyến thăm qua lại giữa đại diện các công ty và cơ quan du lịch Armenia và Việt Nam nhằm khám phá các điểm tham quan và khả năng du lịch của hai nước đồng thời thúc đẩy hợp tác du lịch.
Đại sứ quán Cộng hoà Armenia cũng đã thảo luận với phía Việt Nam về khả năng mở đường bay thẳng Yerevan tới Hà Nội hoặc TP.HCM, từ đó sẽ tăng kim ngạch thương mại giữa hai nước và tăng lượng khách du lịch theo cả hai hướng.
Đại sứ quán Armenia cũng đã khởi xướng và thảo luận về các vấn đề thiết lập quan hệ thành phố kết nghĩa giữa Yerevan - Hà Nội và Gyumri -TP.HCM.
Trong lĩnh vực giáo dục, cần tăng số lượng học bổng tại các cơ sở giáo dục bậc trung học và cao học ở Armenia và Việt Nam.
- Xin cảm ơn Đại sứ!
Cùng vun đắp cho quan hệ Việt Nam-Armenia ngày càng phát triển Ngày 6/7, tại trụ sở Đại sứ quán Armenia tại Hà Nội, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã có buổi gặp gỡ Hội hữu nghị Việt Nam-Armenia và đông đảo người từng học tập, làm việc và sinh sống tại Armenia. |
Kỷ niệm 26 năm Quốc khánh Cộng hòa Armenia tại Hà Nội TĐO - Tối 21/9, tại Hà Nội, Đại sứ Armenia tại Việt Nam Raisa Vardanyan đã tổ chức chiêu đãi nhân kỷ niệm 26 năm Quốc khánh Cộng hòa Armenia (21/9/1991 – 21/9/2017). |