Trang chủ Chính trị - Xã hội Bình luận
15:18 | 21/06/2019 GMT+7

Chơi Facebook sau khi “tả xung hữu đột’’ giữa trường văn, trận báo

aa
Mấy năm trước, một ngày đẹp giời, tôi nhận một cú điện thoại, mời đi chơi một chuyến. Tính thích xê dịch tôi OK luôn. Té ra là một tập đoàn lớn mời một số anh em viết lách đến thăm cơ ngơi của họ. Nghe thế thì bèn... cảnh giác, hỏi lại cặn kẽ thì biết rằng, chỉ đi chơi, không có điều kiện gì ràng buộc.
Tiền ảo Libra là gì, tại sao Facebook phải ra điều trần? Vì sao Facebook 'trảm' lần thứ 2 Huawei? Facebook của CEO Nhật chê bai shipper Việt bị dân mạng tấn công dữ dội

"TỔ NGÀN LAI"

Ðến khi gặp nhau mới biết, họ mời, không phải tư cách nhà văn hay nhà báo, mà toàn... facebooker. Giới viết lách thường quen nhau, nhưng đây 10 ông thì 9 ông lạ hoắc, nhưng khi nói tên thì... ồ à lên. Té ra các ông này toàn trong “tổ ngàn lai (like)” và đến một nửa xài... nick. Cuộc đi hết sức thoải mái vì... chả phải làm gì, viết gì, chỉ chơi và ngắm. Lần đầu tiên tôi đi một cuộc mời mà nó sung sướng đến như thế, nhàn nhã như thế.

Và sau chuyến đi tôi mới theo dõi và đọc kỹ các ông bà trong “tổ ngàn lai”. Công nhận các ông bà ấy viết “mả” thật. Cũng là người viết ra có số lượng bạn đọc kha khá, nhưng quả là, so với các ông bà “tổ ngàn lai” tôi thấy mình chưa là cái quái gì. Ðại đa số họ là các nhà báo, nhưng khi viết báo, họ vẫn phải... theo nội quy của báo, theo những lề luật, còn khi viết facebook, họ bung phá đúng sức của họ. Tất nhiên họ không viết điều gì sai, phạm điều cấm.

choi facebook sau khi ta xung huu dot giua truong van tran bao
Nhà thơ Văn Công Hùng

Họ mở rộng vấn đề và cung cấp cho bạn đọc những thông tin mà khi viết báo họ... chưa tiện đưa, hoặc ban biên tập thấy không nên đưa. Cũng là người vừa làm báo, vừa viết blog vừa chơi phây, tôi quan niệm là, có những bài đăng báo được nhưng không đăng blog được, có những bài đăng blog được nhưng không đăng phây được, và ngược lại. Bản lĩnh người viết nó nằm chính ở cái ranh giới này.

Nhưng ngược lại, có nhiều nhà báo, nhà văn, nói chung là người viết, không biết facebook, blog là gì? Tất nhiên là họ có lý của họ để không để ý đến cái món vừa mất thì giờ vừa phức tạp này. Nhưng quả là, tôi không thể hiểu được, tại sao giữa thời buổi này mà có người viết lại cự tuyệt với mạng xã hội, tất nhiên ngoại trừ những ông bà giờ này vẫn còn viết bằng bút bi và... không có email. Hoặc có email nhưng mỗi lần mail thì lại phải tốn một hoặc vài cuộc điện thoại chỉ để nhắc: Mở mail đi. Có lần tôi nhắn một anh bạn: Check mail đi. Ảnh nhắn lại: Check là gì? Nhắn qua nhắn lại mấy lần ảnh mới hiểu, tin nhắn cuối cùng của tôi là: Biết thế tôi gọi điện thoại rồi đọc cho ông chép. Tiền điện thoại với tiền nhắn tin đến giờ là... ngang nhau.

Dù muốn dù không, phải công nhận, mạng xã hội giờ là một cái... chợ tin. Người đi chợ tin cũng giống như người đi chợ ngoài đời, cũng phải biết phân biệt đâu là hàng tươi đâu là hàng héo, đâu là hàng giả đâu là hàng thật, đâu là đồ “của nhà giồng được” và đâu là cất nơi khác về “không rõ nguồn gốc”... Cũng tất nhiên, trừ ra khoảng... 70 phần trăm các mẹ các chị lên mạng xã hội chỉ để... khoe váy, khoe ảnh tự sướng mọi nơi mọi chỗ, ngôn ngữ hay dùng của họ là wao, ồ zê, các mẹ ơi biết gì chưa? Còn lại là thông tin cả đấy.

NHÀ BÁO... SẬP BẪY

Tất nhiên nó cũng đầy cạm bẫy, mà nếu không tỉnh táo, chính các nhà báo cũng... sập bẫy. Năm nào đấy, một giáo sư sử học bị chửi sấp mặt vì mọi người tin vào một cái ảnh ghép lời của vị này. Cái ảnh ghép thấy rất rõ cả về lý lẫn tình, thế nhưng có hề chi, một cú share về, kèm một câu chửi, cứ thế nhân lên, phải cả tháng mới giải oan được. Và rồi chả thấy ai lên tiếng xin lỗi vị giáo sư này. Ngay tôi cũng từng bị một trang web "đểu" vu cho làm lộ bí mật quân sự. Cũng hàng trăm người share, hàng ngàn người vào chửi. Cách xử lý của tôi là... lơ, coi như mình không biết trang ấy, dù có người dẫn link về cho tôi. Chửi mãi mỏi mồm, rồi cũng im. Nhưng giờ vào google search tên tôi, giữa hàng vạn link vẫn hiện lên link này, của cái trang một thời làm mưa làm gió, khiến nhiều người thất điên bát đảo mỗi khi được nó nhắc tên.

Nên nhà nước e ngại mạng xã hội cũng phải, bởi có phải ai cũng thông minh đâu. Cũng như đi chợ đời, chính các bố nhà văn nhà báo tả xung hữu đột giữa trường văn trận báo, lại hết sức lơ ngơ, rất dễ bị lừa, mua cua thì cua lép, mua cá thì cá ươn, mua gà già, mua rau héo, vân vân... Nhưng nếu cứ vì sợ mà trốn nó thì chả bao giờ khôn lên được, chả bao giờ trở thành “người tiêu dùng thông minh được”. Có mạng xã hội, chỉ cần một Smartphone, ai cũng có thể trở thành nhà báo. Nhưng như thế thì, nhà báo lại càng không chỉ cần cái Smartphone...

Tôi có 2 trang trên mạng, một tài khoản facebook và một blog. Những suy nghĩ vặt trong ngày, những vụt hiện, những vấn đề đang tư duy, tôi đưa lên facebook trước. Sau đấy, khi thành tấm thành món, tôi đưa lên trang vanconghung.com, tất nhiên sau khi đã in báo, bởi báo là để tôi... nuôi thơ, ngày xưa còn nuôi cả con học đại học nữa. Có nhiều bài viết của tôi về những vấn đề nóng là tôi thả trước vài dòng trên facebook, các bạn facebook của tôi, toàn các chuyên gia, vào bình luận tưng bừng. Thì đấy chính là tư liệu để mình viết, có khi xin phép các bạn ấy, trích nguyên comment của các bạn, tất nhiên dẫn nguồn, tên tuổi cẩn thận.

Tất nhiên, chơi Facebook cũng phải tỉnh táo. Tỉnh táo và thông minh nữa, để lọc tin giả, để biết cái gì là sự thực, cái gì là phịa, cái gì là sến là vớ vẩn, để một mặt mình vẫn là mình, nhưng mặt khác lại không lạc lõng trước trào lưu, là trend ấy. Là nhà báo nhà văn mà không phân biệt được đúng sai, mà lại a dua, lại tào lao vớ vẩn thì quả là nó chả ra làm sao.

Bây giờ tôi lại còn cái thú, là mỗi sáng, ngồi xem lại mục "Kỷ niệm", tức ngày năm trước ấy, có nhiều bài viết vẩn vơ nhưng lại... khá hay. Thế là cop về, cặm cụi viết lại, chừng hơn tiếng là thành bài báo. Té ra cái nghề viết nó thế này, nhiều khi thăng hoa, viết trên điện thoại thôi, lúc ấy thấy nó thường, nhưng sau đấy thì lại tự xuýt xoa: Ơ sao lúc ấy mình lại viết được như thế nhỉ? Tức là vấn đề như thế, dữ liệu như thế, nhưng chữ nó khác, liên tưởng nó khác... nó chỉ vụt ra lúc ấy, sau này không tìm lại được nữa. Và như thế, thêm một lần nữa, facebook nó có công dụng như... viết nháp. Ngày xưa viết nháp trên giấy, gạch gạch xóa xóa, im lìm. Giờ cũng nháp, có nhiều người đọc, rồi còn bình luận, tưng bừng rộn rã. Công việc lúc này đơn giản hơn nhiều: đọc lại, cả chữ của mình và chữ bạn "phây" "còm men", viết lại. Xong.

choi facebook sau khi ta xung huu dot giua truong van tran bao Facebook sao Việt hôm nay (19/6): Sau Việt Anh, Huyền Lizzie ly hôn, Thu Thủy cũng đăng status đầy tâm trạng

Facebook sao Việt hôm nay (19/6): Giữa tâm bão ly hôn, trong khi bà xã có vẻ vẫn nhiều ưu tư tiếc nuối thì diễn viên ...

choi facebook sau khi ta xung huu dot giua truong van tran bao Facebook sao Việt hôm nay (17/6): Hoa hậu Phương Khánh bị "tố" nợ tiền không trả, Elly Trần "khoe thân" quá đà

Facebook sao Việt hôm nay (17/6): Mới đây, Ngân 98 - bạn gái cũ của nhạc sĩ Lương Bằng Quang đã tố Hoa hậu Trái Đất ...

choi facebook sau khi ta xung huu dot giua truong van tran bao Cư dân mạng sắp vừa dùng Facebook vừa được trả tiền

Facebook vừa cho biết sẽ ra mắt ứng dụng Study có tính năng phân tích, tính toán rồi sau đó trả tiền cho người sử ...

Văn Công Hùng
Nguồn:

Tin bài liên quan

Người có ảnh hưởng trên mạng xã hội bị "soi" vì quảng cáo trá hình

Người có ảnh hưởng trên mạng xã hội bị "soi" vì quảng cáo trá hình

Những nhân vật có ảnh hưởng đang bị Liên minh châu Âu kiểm soát chặt chẽ, trong một nỗ lực làm cho mạng xã hội không bị "ô nhiễm bởi quảng cáo trá hình".
Liên minh châu Âu quyết tâm trong sạch hóa mạng xã hội

Liên minh châu Âu quyết tâm trong sạch hóa mạng xã hội

Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) là một quy tắc tự nguyện giữa Liên minh châu Âu (EU) và khoảng 30 nền tảng mạng xã hội. Với các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ngăn chặn thông tin sai lệch, DSA được kỳ vọng sẽ góp phần giúp EU làm sạch mạng xã hội.
Ngoại giao công chúng thông qua mạng xã hội đưa ASEAN đến gần hơn với người dân

Ngoại giao công chúng thông qua mạng xã hội đưa ASEAN đến gần hơn với người dân

Với lượng người dùng mạng xã hội lớn, các nhà ngoại giao và quan chức các nước ASEAN qua mạng xã hội để tiếp cận tới nhiều người dân hơn.

Các tin bài khác

Chiến thắng Điện Biên Phủ tác động mạnh đến phong trào giải phóng dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ tác động mạnh đến phong trào giải phóng dân tộc

Theo Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Brazil-Việt Nam, nhờ nguồn cổ vũ từ chiến thắng lẫy lừng của Việt Nam, từ 1954 đến cuối những năm 60 của thế kỷ trước, hơn 40 dân tộc giành được độc lập.
36 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

36 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

Những ngày tháng Ba, Gạc Ma - một cái tên luôn nhắc nhở các thế hệ người Việt Nam hôm nay về một ký ức bi tráng không thể nào quên.
Giới chuyên gia Australia lạc quan về kỷ nguyên mới trong quan hệ với Việt Nam

Giới chuyên gia Australia lạc quan về kỷ nguyên mới trong quan hệ với Việt Nam

Với nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện cho thấy hai nước tôn trọng thể chế chính trị của nhau; lợi ích kinh tế đã đưa hai nước xích lại gần nhau vì một lợi ích chiến lược lớn hơn.
ASEAN - Australia tạo dựng mối quan hệ hữu nghị, hướng tới tương lai

ASEAN - Australia tạo dựng mối quan hệ hữu nghị, hướng tới tương lai

Từ ngày 4-6/3/2024 sẽ diễn ra Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Australia tại thành phố Melbourne (Australia) để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ đối thoại song phương. Hội nghị cấp cao đặc biệt này sẽ làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ vốn đã rất vững mạnh giữa ASEAN và Australia.

Đọc nhiều

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Trong bối cảnh lãi thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm sụt giảm đáng kể, các “ông lớn” bảo hiểm nhân thọ vẫn duy trì được lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng nhờ doanh ...
Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Ngày 24/4/2024, tại Thủ đô Ulaanbaatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Mông Cổ (MNCCI) đã phối hợp tổ chức cuộc gặp gỡ doanh ...
Ngày hội giao lưu sinh viên quốc tế

Ngày hội giao lưu sinh viên quốc tế

Sinh viên, lưu học sinh đến từ 9 quốc gia, gồm: Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico, Liên bang Nga, Campuchia và Ai Cập vừa cùng hơn 1.000 sinh viên Trường ...
Đề xuất thành lập Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc

Đề xuất thành lập Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc

Đây là kiến nghị của ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc tại cuộc gặp Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong vào ...
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần này trải dài trên phạm vi 13 điểm, từ Đông Bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý đến Đông Nam đảo Trần 14 hải lý.
Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Ngày 25/4, tại Xã Cát Hạnh (Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiếp nhận 15.000 cây dừa giống, 300Kg thuốc Patox 4GR do UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ cho Chương trình “Xanh hoá Trường Sa”.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Phiên bản di động