Chính phủ dự chi 280.000 tỷ hỗ trợ doanh nghiệp đối phó dịch COVID-19
Trọng Huyền 06/03/2020 18:00 | Kinh tế
![]() |
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ngày 6/3 ký ban hành Chỉ thị 11 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19.
Theo nội dung chỉ thị, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được giao chỉ đạo các ngân hàng thương mại rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... với khách hàng gặp khó khăn vì COVID-19.
Trước mắt, các ngân hàng sẽ đưa ra gói hỗ trợ tín dụng với tổng trị giá khoảng 250.000 tỷ đồng cho giải pháp này.
NHNN cũng cần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử trực tiếp cho người dùng dịch vụ và trình Thủ tướng quyết định thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán các dịch vụ giá trị nhỏ (dịch vụ mobile money).
![]() |
Tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại các cửa khẩu (Ảnh: Báo Công thương) |
Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu NHNN chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương đề xuất chính sách tín dụng phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, báo cáo Thủ tướng trong tháng 3.
Về phía Bộ Tài chính, Thủ tướng yêu cầu Bộ này trình Chính phủ ban hành Nghị định về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3.
Đồng thời, khẩn trương trình Chính phủ về việc miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp về thuế và chi ngân sách nhà nước... ước tính khoảng 30.000 tỷ đồng để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19.
![]() |
Ngành hàng không thiệt hại không nhỏ vì dịch COVID-19 (Ảnh minh hoạ: Getty Images) |
Với ngành giao thông, Thủ tướng giao Bộ Giao thông - Vận tải chỉ đạo, hướng dẫn ngay các đơn vị kinh doanh cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí logistics, hàng không, đường bộ, đường sắt...
Để giải quyết khó khăn thị trường đầu vào - nhập khẩu nguyên liệu và đầu ra cho doanh nghiệp, Thủ tướng giao Bộ Công thương đề xuất các giải pháp đa dạng hóa, bảo đảm đủ nguồn cung cho sản xuất trong nước; đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc và các nước.
Bên cạnh đó, Bộ Công thương có biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hoá các thị trường xuất, nhập khẩu và tìm thị trường mới. Song song đó, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng, gây khan hiếm giả tạo, hàng giả, hàng nhái trên thị trường.
![]() Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu bắt buộc thực hiện khai báo y tế điện tử đối với tất cả các hành khách ... |
![]() Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã từ chối nhập cảnh đối với 241 người, trong đó 14 người ở sân bay và 227 người ... |
![]() Ngày 6/3, nhiều tỉnh thành quyết định cho học sinh mầm non, các cấp tiểu học, THCS, THPT nghỉ học thêm 1 tuần để tránh ... |
Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại St. Petersburg: Biểu tượng mới của quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga

Bài viết mới
Việt Nam được nhận định là quốc gia đang trỗi dậy mạnh mẽ

Quế Việt Nam được ưa chuộng tại thị trường Canada

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.