Chi 70.000 USD để định cư ở Mỹ bằng việc "kết hôn giả"
Nhà nghi phạm Ashley Yen Nguyen tại Houston, Texas. Ảnh: GM |
Vừa qua, tại Houston (bang Texas), các nhà hành pháp Liên bang Mỹ đã phá vỡ một đường dây kết hôn giả để định cư cho gần 50 người Việt. Và hiện tại, tổng cộng có đến 96 người liên quan tới vụ việc đang phải đối mặt với việc bị Sở Nhập tịch và Di trú Mỹ (USCIS) hủy visa hoặc thẻ cư trú.
“Kết hôn giả là một tội danh nghiêm trọng”, ông Tony Bryson, Trưởng cơ quan Nhập tịch và Di trú địa phương cho biết. Ông cũng khẳng định, chính phủ Mỹ có khả năng phát giác những trường hợp kết hôn giả như trên.
Đường dây kết hôn giả cho người Việt vừa bị phát hiện do Ashley Yen Nguyen, 53 tuổi, sống tại tây nam Houston cầm đầu. Đối tượng này được cho là đã “cung cấp” dịch vụ "trọn gói" từ A đến Z, gồm “mai mối”, tạo ảnh cưới giả, giấy tờ tùy thân, hồ sơ thuế và nhà đất, nhằm hợp lý hóa những cuộc kết hôn giả, tạo vỏ bọc che mắt nhà chức trách. Trung bình mỗi khách hàng muốn định cư tại Mỹ phải trả từ 50.000 đến 70.000 USD cho một "gói dịch vụ" như vậy.
Ảnh minh họa: Một cặp đôi bước vào văn phòng đăng ký kết hôn tại Mỹ năm 2015. Ảnh: AP |
Theo hồ sơ của tòa án Mỹ, công dân Mỹ đóng vai vợ/chồng được trả "cát-sê" 300 USD một tháng, cộng thêm tiền thuê nhà tại nơi ở riêng, tách biệt với “nửa kia”.
Kết hôn giả để định cư rồi nhập quốc tịch là chuyện không hiếm gặp tại Mỹ. Năm 2018, tại Boston, nhà chức trách đã phát giác trường hợp một người đàn ông Mỹ lấy 5 "vợ" trong vòng 10 năm (2003-2013). Tất cả những "cô dâu" có điểm chung là đều đến từ vùng cận sa mạc Sahara châu Phi.
Trước thực trạng này, nhà chức trách Mỹ đang ráo riết xem xét lại việc xét duyệt hồ sơ xin định cư theo diện kết hôn, vốn được coi là khá "thông thoáng". Thông thường, nghi vấn kết hôn giả rơi vào các cặp đôi có độ chênh lệch tuổi tác, khác biệt văn hóa quá lớn, một bên không nói được ngôn ngữ của chồng/vợ, hoặc hôn nhân được sắp đặt bởi bên thứ ba.
'Khủng hoàng di cư' tại Venezuela Số liệu mới nhất của Liên Hiệp Quốc cho thấy cuộc khủng hoảng Venezuela đã khiến hơn 7% dân số nước này phải rời bỏ ... |
Hành trình đẫm máu và nước mắt của nô lệ di cư gốc Phi qua Libya tới châu Âu Theo CNN, nhiều người di cư tại Libya bị rao bán tại các chợ nô lệ, hoặc bị dân địa phương bắt giam trái phép ... |
Gần 1.200 người di cư được cứu sống khi trên đường tới Italia TĐO - Các tàu cứu hộ đã cứu sống gần 1.200 người di cư khi họ đang tìm cách băng qua biển Địa Trung Hải ... |