Chấn động hồ sơ Cyprus: Bán hộ chiếu EU cho nhiều nhân vật đáng nghi, xuất hiện cả tên người Việt
Trung Quốc tuyên bố không công nhận hộ chiếu hải ngoại của Anh cấp cho người Hong Kong |
Hai đối tượng lừa Vũ "nhôm" làm hộ chiếu Mỹ lãnh án 20 năm tù |
Al Jazeera ngày 23/8 cho biết bộ phận điều tra của hãng tin đã thu thập được hơn 1.400 đơn xin cấp hộ chiếu đã được chính phủ đảo quốc phê duyệt trong giai đoạn 2017-2019, được gọi là Hồ sơ Cyprus.
Chấn động hồ sơ Cyprus: Bán hộ chiếu EU cho nhiều nhân vật đáng nghi, xuất hiện cả tên doanh nhân Việt. Ảnh: ekathimerini |
Những hồ sơ này cho thấy hàng chục nhân vật đã bị kết án lừa đảo, rửa tiền hoặc tham nhũng từ hơn 70 quốc gia vẫn mua được “hộ chiếu vàng” theo Chương trình Đầu tư Cyprus (CIP).
Cùng với đó là các thành viên trong gia đình, nâng tổng số cá nhân được cấp hộ chiếu châu Âu lên gần 2.500 người.
Hồ sơ Cyprus (Cyprus Papers) của Al Jazeera cho thấy những nhân vật này có thể trở thành công dân Cyprus hay nói rộng ra là công dân của Liên minh châu Âu bằng cách bỏ ra ít nhất 2,15 triệu euro (2,5 triệu USD), thường là mua bất động sản, và không có tiền án, tiền sự.
Hộ chiếu Cyprus cho phép người sở hữu nó đi lại tự do đến 174 quốc gia, khiến chương trình này trở nên phổ biến với “những người bị hạn chế đi lại ở các quốc gia khác”.
Chính phủ đảo Cyprus khẳng định họ có kiểm tra lý lịch người nộp đơn nhưng số hồ sơ rò rỉ cho thấy việc này không diễn ra. Kể từ khi khởi động vào năm 2013, đảo quốc đã thu về được hơn 8 tỷ USD qua CIP.
Đơn xin quốc tịch đến từ khắp nơi trên thế giới, tổng số hơn 70 quốc gia. Các quốc gia có số lượng người nộp đơn cao nhất là Nga (1.000), Trung Quốc (500) và Ukraine (100).
Danh sách người được cấp hộ chiếu có một số nhân vật đang bị điều tra tham nhũng, như nhà tài phiệt Mykola Zlochevsky của Ukraine (mua hộ chiếu năm 2017) và cựu lãnh đạo Gazprom Nikolay Gornovskiy đang bị Nga truy nã (mua hộ chiếu năm 2019).
Trong Hồ sơ Cyprus còn xuất hiện hai doanh nhân nổi tiếng của Việt Nam.
Bộ Nội vụ Cyprus thông báo đang xem xét Hồ sơ Cyprus. Cơ quan này nhấn mạnh chương trình đầu tư những năm qua đã được điều chỉnh đáng kể.
Chương trình bán hộ chiếu Cyprus đã bị chỉ trích trong nhiều năm qua. Đến tháng 7/2019, Nghị viện Cyprus mới thông qua đạo luật cho phép nước này tước quốc tịch sau nhiều vụ bê bối liên quan đến “hộ chiếu vàng” nếu họ phạm tội nghiêm trọng. Tuy nhiên, các chính trị gia đã chặn việc công khai tên tuổi người mua quốc tịch.
Chính phủ Cyprus đang đánh giá lại toàn bộ hộ chiếu được cấp qua chương trình CIP và thông báo đã hủy quốc tịch 30 người song không tiết lộ tên tuổi.
Không có gì là bất hợp pháp khi “bán hộ chiếu” và một số quốc gia khác, bao gồm cả các đảo Caribbean, cũng cung cấp dịch vụ này.
Vấn đề là, khi biến quyền công dân thành hàng hóa, có nguy cơ nhiều người lạm dụng để trốn tránh trách nhiệm giải trình từ quốc gia xuất xứ của họ. Do đó, các quy định xét duyệt hồ sơ cũng thường phải hết sức chặt chẽ.
Cuộc điều tra của Al Jazeera đã xác định được một số người lấy được hộ chiếu Cyprus ngay trước khi bị cáo buộc tội phạm. Một số người đang sống lưu vong, bị buộc tội vắng mặt.
Đối với nhiều cá nhân trong Hồ sơ Cyprus, 2,5 triệu USD để mua hộ chiếu chỉ là một phần nhỏ trong tổng tài sản của họ.
Kiểm điểm người đứng đầu nếu để cán bộ dưới quyền tham nhũng Đây là một trong những nhiệm vụ được Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đặt ra ... |
Không để hình thành "điểm nóng" gây mất ổn định về an ninh Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình yêu cầu ngành thanh tra tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố ... |
Thủ tướng: Kiên quyết loại bỏ cán bộ tham nhũng, gây phiền hà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tăng cường tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ. Kiên quyết xử lý ... |