Cần tạo điều kiện để gắn kết các gia đình đa văn hóa
Tham gia Tọa đàm có đại diện các nhà khoa học, nhà quản lý, giảng viên, nhà nghiên cứu đến từ nhiều trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong đó, có các nhà nghiên cứu đã có nhiều năm trải nghiệm với hôn nhân đa văn hóa như TS. David Koh - chàng rể Việt Nam đến từ Singapore, hay Ths. Phạm Thị Huyền - nàng dâu của nước Ấn…
TS. Phan Thị Hồng Xuân – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Đào tạo nguồn nhân lực ASEAN – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại Tọa đàm. |
Có 5 tham luận trình bày trong buổi Tọa đàm. Đây là kết quả nghiên cứu và chia sẻ trải nghiệm về gia đình người Việt kết hôn với người Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore. Nội dung các tham luận và ý kiến phát biểu đề cập về những thuận lợi, khó khăn của các gia đình đa văn hóa, đề xuất chính phủ có chương trình hỗ trợ pháp lý và hòa nhập cộng đồng ở nước sở tại.
Theo TS. David Koh, cần có chính sách cho phép vợ hoặc chồng của công dân Việt Nam có điều kiện lưu trú ở Việt Nam nhiều hơn (từ 3-6 tháng) để họ có thời gian gắn bó, kết nối với văn hóa gia đình Việt Nam. Ths. Phạm Thị Huyền, các chương trình giao lưu, gặp gỡ góp phần thiết thực trong việc giúp con em các gia đình đa văn hóa kết nối với nguồn cội văn hóa của cha và mẹ. Ths Huyền đề xuất chính quyền thành phố quan tâm, tổ chức nhiều chương trình giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm giữa các gia đình đa văn hóa.
Theo Ban Tổ chức, Tọa đàm nhằm lắng nghe các ý kiến của các bên liên quan, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống các gia đình đa văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của Thành phố “văn minh, hiện đại, nghĩa tình”