Kỳ họp thứ 8, Quốc hội bàn thảo 3 nhóm vấn đề lớn
Sáng nay (21/10), Quốc hội khoá XIV khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 8. Đây là kỳ họp Quốc hội cuối cùng trong năm 2019, dự kiến kéo dài 28 ngày, bế mạc vào 27/11.
Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá, kỳ họp lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng giảm; cạnh tranh chiến lược, xung đột lợi ích giữa các quốc gia gia tăng, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trong khi đó, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, đặc biệt tình hình Biển Đông thời gian gần đây cũng có những diễn biến phức tạp, khó lường và những tác động không thuận khác... ảnh hưởng không nhỏ đến nước ta.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) 9 tháng đầu năm tiếp tục đạt những kết quả khá toàn diện từ tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát tới đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng người dân.
Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV |
Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Năm 2019 là năm thứ 2 liên tiếp ước đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu chủ yếu Quốc hội giao".
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ bàn thảo 3 nhóm nội dung chủ chốt:
Thứ nhất, Quốc hội xem xét, thảo luận các báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước năm 2019; quyết định kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020.
Đồng thời, xem xét, quyết định Đề án tổng thể đầu tư phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025.
Thứ hai, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 12 dự án luật, bộ luật, 04 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 09 dự án luật khác. Trong đó, có: Bộ luật Lao động (sửa đổi); Chứng khoán (sửa đổi); Thư viện; Lực lượng dự bị động viên; Dân quân sự vệ (sửa đổi); Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Thanh niên (sửa đổi); Đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Hoà giải, đối thoại tại Toà án; Đề án thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường thuộc quận, thị xã của Hà Nội...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân |
Quốc hội sẽ nghe báo cáo về công tác đối ngoại năm 2019, trong đó có tình hình Biển Đông. Ngoài ra, Quốc hội cũng sẽ xem xét phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa Việt Nam và Campuchia; Nghị định thư Phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia, tạo khung pháp lý quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh biên giới; đóng góp cho quan hệ hữu nghị, hòa bình, hợp tác phát triển giữa hai nước Việt Nam - Campuchia.
Thứ ba, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018; xem xét các báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 8 và kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.
Bên cạnh đó, xem xét các báo cáo công tác của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019…
Quốc hội phân bổ thời gian làm việc như thế nào? Theo dự kiến chương trình kéo dài 28 ngày, Quốc hội sẽ thời gian dành cho công tác xây dựng pháp luật khoảng 17 ngày, chiếm 60% tổng thời gian kỳ họp. Thời gian dành cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là 03 ngày, tăng 0,5 ngày so với kỳ họp thứ 7. Thời gian dành cho hoạt động giám sát chuyên đề, xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng khác khoảng 08 ngày. Riêng công tác nhân sự sẽ được thực hiện vào cuối kỳ họp. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Ủy ban Pháp luật với ông Nguyễn Khắc Định. |
Xem thêm:
Quốc hội sẽ miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến Tại kỳ họp khai mạc vào tuần tới, Quốc hội sẽ miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. |
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, quyết định nhiều vấn đề quan trọng Từ ngày 14-17/10/2019, phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến, quyết định phê chuẩn nhiều ... |
Chủ tịch Quốc hội: "Xử lý nghiêm tất cả các trường hợp chạy chức chạy quyền" Kiến nghị thu hồi tài sản tham nhũng, xử lý nghiêm chạy chức chạy quyền, số phận của các siêu dự án ngàn tỷ "đắp ... |
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị về công tác nhân sự Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành các nghị quyết về công tác nhân sự tại các địa phương Phú Thọ, Sơn La, ... |
Chủ tịch Quốc hội đến Lào, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou khẳng định chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có ý nghĩa quan trọng, ... |
9 người trốn lại Hàn Quốc sau khi 'đi nhờ chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội' Sau khi "đi nhờ chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội", 9 người Việt Nam đã trốn lại Hàn Quốc. Hiện 2 người đã bị ... |