Cà Mau đẩy mạnh kết nối giao thương sản phẩm OCOP địa phương
Hội nghị thu hút sự tham gia của đại diện các nhà mua và hơn 90 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh. Đây cũng là dịp để cập nhật các thông tin thị trường cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trong tỉnh.
Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, phát biểu tại hội nghị. |
Theo UBND tỉnh Cà Mau, thời gian qua, các sản phẩm đặc sản của địa phương luôn được các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp thường xuyên cải tiến chất lượng, mẫu mã để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước, đồng thời đáp ứng tiêu chí sản phẩm của chương trình OCOP.
Đến nay, tỉnh Cà Mau có 77 sản phẩm OCOP đã được công nhận 3 sao trở lên, trong đó, có 3 sản phẩm đạt 4 sao. Năm 2022, có 40 chủ thể đã đăng ký đánh giá xếp hạng cho 62 sản phẩm mới và 13 chủ thể có kế hoạch thăng hạng cho 22 sản phẩm đã được chứng nhận.
Các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đã tiêu thụ qua nhiều kênh bán hàng, đưa vào các hệ thống phân phối hiện đại trong và ngoài tỉnh để giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ. Một số sản phẩm xuất khẩu qua các thị trường Úc, Canada, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore… và được kết nối trên sàn giao dịch thương mại điện tử như: madeincamau.com (tỉnh Cà Mau), voso.vn (Viettel), postmart.vn (VNPT) và các kênh khác như: Lazada, Amazon, Alibaba, Zalo, Facebook…
Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thủy sản, sản phẩm đặc sản và sản phẩm OCOP giữa UBND tỉnh Cà Mau với Tập đoàn Central Retail. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Cà Mau. |
Tại hội nghị, đại diện các nhà mua, doanh nghiệp phân phối trong và ngoài tỉnh trao đổi, chia sẻ, đề xuất nhiều giải pháp để phát triển và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, thủy sản, đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh qua hệ thống siêu thị, các kênh phân phối trong và ngoài tỉnh.
Theo ông Tạ Minh Sơn, Giám đốc Siêu thị Tứ Sơn, “đặc sản vùng miền” và “OCOP” là hai vế liền kề, cần đặt chung với nhau, bởi nó tạo sự gần gũi với người tiêu dùng. Các đơn vị hãy tận dụng địa lý vùng để đưa lên bao bì sản phẩm của mình. Làm sao khi khách hàng nhìn vào thì biết ngay đó là sản phẩm của tỉnh Cà Mau. Cũng theo ông Sơn, bao bì đừng tải lên quá nhiều, người tiêu dùng sẽ thấy rối rắm. “Chúng ta cần tập trung vào chất lượng, vào những giá trị nổi bật của sản phẩm. Và quan trọng nhất, chúng ta bán hàng theo định hướng nhu cầu và linh hoạt của thị trường, chứ không phải theo ý muốn của chúng ta”, ông Sơn nhấn mạnh.
Bà Trần Thị Xa, Giám đốc HTX ba khía Đầm Dơi (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau), cho biết: được gặp gỡ các doanh nghiệp, nhà mua là cơ hội để các chủ thể OCOP có cơ hội cải thiện chất lượng sản phẩm của mình. Theo bà Xa, các kinh nghiệm có được từ các cuộc gặp gỡ, chia sẻ rất bổ ích cho các đơn vị làm sản phẩm OCOP. “Chúng tôi hiểu rằng, mình phải thay đổi nhiều hơn về mẫu mã, chất lượng và cách tiếp cận thị trường để từ đó sản phẩm của chúng tôi vươn xa hơn ở các thị trường mới mẻ”, bà Xa chia sẻ.
Tại hội nghị, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - cho biết, trên cơ sở những ý kiến đóng góp, chia sẻ của các nhà mua, doanh nghiệp phân phối tại hội nghị lần này, các chủ thể OCOP cần tập trung cải thiện về chất lượng sản và xây dựng giải pháp để quảng bá, giới thiệu sản phẩm; chủ động, mạnh dạn đầu tư nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tham gia chương trình OCOP. Các sở, ngành có liên quan, nghiên cứu theo chức năng nhiệm vụ có đề xuất UBND tỉnh triển khai các hoạt động cụ thể, hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP thời gian tới.
Tại hội nghị, tỉnh Cà Mau cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thủy sản, sản phẩm đặc sản và sản phẩm OCOP giữa tỉnh Cà Mau và Tập đoàn Central Retail.
Khai trương Khu trưng bày sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2022 Cũng trong chiều ngày 26/4, UBND tỉnh tổ chức khai trương Khu trưng bày sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2022, tổ chức tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau (đường Lê Duẩn, phường 1, thành phố Cà Mau).
Khu trưng bày có sự tham gia của 70 chủ thể, với hơn 160 sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, đặc trưng của tỉnh. Trong đó, có 77 sản phẩm OCOP của 40 chủ thể tham gia. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện “Họp mặt doanh nghiệp và các hoạt động phát triển sản phẩm OCOP” năm 2022 nhằm giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh đến đông ảo người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển mặt hàng, sản phẩm OCOP.
Phát biểu tại lễ khai trương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử kêu gọi các cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp của tỉnh tăng cường kết nối giao thương, thường xuyên trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau để các biên bản ký kết được triển khai trên thực tế, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, đặc trưng của tỉnh. Các sở, ngành có liên quan cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP; có cách làm mới, sáng tạo, tạo điều kiện cho các chủ thể trưng bày, giới thiệu sản phẩm; cập nhật vào trang Website OCOP, sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh nhằm thông tin, quảng bá giới thiệu các sản phẩm OCOP của tỉnh đến đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. |
Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Đà Nẵng với các địa phương của Nhật Bản Sáng 31/3, tân Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng Yakabe Yoshinori đến chào xã giao lãnh đạo thành phố Đà Nẵng nhân nhiệm kỳ công tác mới. Qua đó, tạo cầu nối thúc đẩy mối quan hệ giữa các đối tác Nhật Bản với thành phố Đà Nẵng nói riêng, các tỉnh khu vực miền Trung nói chung. |
Hà Nội tổ chức các tuần lễ quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP Ngày 23/3/2022, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 92/KH-UBND về phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn thành phố. |
Cà Mau mong muốn VUFO hỗ trợ kết nối các chương trình dự án về nông thôn Chiều 23/3, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Nguyễn Phương Nga cùng Đoàn công tác đã có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau. Tiếp Đoàn có ông Nguyễn Tiến Hải - Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh Cà Mau. |