Bồi dưỡng kỹ năng phiên dịch cho cán bộ đối ngoại Lào
Các đại biểu tại lễ khai giảng khóa bồi dưỡng kỹ năng phiên dịch cho cán bộ đối ngoại Lào. |
Đây là hoạt động hợp tác đào tạo đầu tiên được nối lại giữa Học viện Ngoại giao và Viện Ngoại giao Lào sau thời gian bị gián đoạn do dịch bệnh.
Các giảng viên là chuyên gia hàng đầu về phiên dịch của Bộ Ngoại giao đã chia sẻ, cập nhật với học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phiên dịch và hỗ trợ thực hành qua các bài tập thực tế phiên dịch các chủ đề đối ngoại.
Tham dự và phát biểu bế giảng khóa bồi dưỡng, trao chứng chỉ cho học viên, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Thongphane Savanphet đánh giá cao ý nghĩa và kết quả của khóa bồi dưỡng, cảm ơn sự hỗ trợ và hợp tác của Bộ Ngoại giao và Học viện Ngoại giao Việt Nam.
Hoạt động hợp tác thiết thực này càng mang thêm ý nghĩa, trong bối cảnh Năm Đoàn kết hữu nghị Việt-Lào khi hai nước kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962-5/9/2022) và 45 năm ngày ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào (18/7/1977-18/7/2022).
Các giảng viên khóa bồi dưỡng là chuyên gia hàng đầu về phiên dịch của Bộ Ngoại giao. |
Kể từ năm 2015, Học viện Ngoại giao đã phối hợp cùng Viện Ngoại giao Lào triển khai đa dạng các hoạt động hợp tác đào tạo cho cán bộ làm công tác đối ngoại của Lào trên các nội dung như cập nhật các vấn đề quốc tế, tập huấn kỹ năng biên-phiên dịch, kỹ năng lễ tân đối ngoại...
Hằng năm, Viện Ngoại giao Lào cử học viên sang tập huấn tại Việt Nam và Học viện Ngoại giao cử giảng viên sang chia sẻ tại các khóa bồi dưỡng tổ chức ở Viện Ngoại giao Lào. Việc nối lại khóa bồi dưỡng kỹ năng phiên dịch lần này thể hiện nỗ lực tích cực của cả hai phía, khắc phục thời gian gián đoạn do dịch bệnh.
Học viện Ngoại giao và Viện Ngoại giao Lào sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác đào tạo cho giai đoạn tiếp theo, nhất là trong bối cảnh các hoạt động đối ngoại trực tiếp được nối lại và Lào chuẩn bị đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2024.
Các đại biểu tại lễ bế giảng khóa bồi dưỡng kỹ năng phiên dịch cho cán bộ đối ngoại Lào. |
Bình Phước: Bồi dưỡng kiến thức về công tác nhân quyền cho 200 cán bộ Hội nghị công tác nhân quyền năm 2022 tại tỉnh Bình Phước nhằm góp phần bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là lãnh đạo, cán bộ trực tiếp tham mưu, thực hiện công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh. |
Bồi dưỡng, phát triển nguồn cán bộ nữ DTTS tại Lai Châu: Chú trọng công tác tạo nguồn Việc bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nữ cán bộ người dân tộc thiểu số (DTTS) trong thời gian qua ở vùng khó khăn, biên giới Lai Châu là một trong những nhiệm vụ quan trọng, đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần vào sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tạo nguồn cán bộ nữ đồng bào DTTS ở vùng cao, biên giới vẫn còn nhiều khó khăn. |