Bánh giầy giã tay - đặc sản vùng đất Tổ
Đối với bánh giầy, cần nhiều kinh nghiệm và bí quyết để làm ra được hương vị thơm ngon. Để làm ra được một chiếc bánh giầy chuẩn vị Đất Tổ, người làm phải chuẩn bị kỹ lưỡng các công đoạn. Bánh giầy thơm ngon phải được giã từ gạo xôi lên, chứ không phải loại trộn bột.
Xôi chín nóng được gĩa bằng chày gỗ đến khi dẻo (Ảnh: Báo Phú Thọ) |
Trải bánh cho nguội bớt trước khi nặn thành hình (Ảnh: Báo Phú Thọ) |
Gạo nếp hoa vàng cũng được ngâm qua đêm, trước khi ngâm gạo được chọn kỹ lưỡng, hạt gạo mẩy đều, không nứt vỡ đôi. Khi xôi gạo chín mềm, dẻo dính, hương thơm ngào ngạt thì đổ vào cối rồi bắt đầu giã. Xôi phải được thổi bằng bếp củi, bí quyết để chiếc bánh giầy dẻo, thơm nằm ở kĩ thuật xôi gạo. Xôi nếp nóng càng giã càng dính đòi hỏi người giã phải thật khéo léo.
Chiếc bánh ra lò tròn mịn, thơm dẻo, trắng trong (Ảnh: Báo Phú Thọ) |
Làm bánh giầy giã tay vừa kỳ công lại “mạo hiểm”. Bánh chỉ làm và thưởng thức ngay trong ngày, không thể dùng lại nguyên liệu cho ngày hôm sau. Bánh thừa nếu không bán được cũng phải bỏ. Đặc sản bánh giầy giã tay Lang Liêu hiện được bày bán tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, là món bánh gắn với truyền thuyết nên được nhiều du khách chọn lựa bánh giầy làm quà.