ASEAN cảm ơn Mỹ trong nỗ lực duy trì luật pháp quốc tế trên Biển Đông
Đối đầu Mỹ - Trung trên Biển Đông các nước ASEAN được gì |
Mỹ có thể cấm vận Trung Quốc vì Biển Đông |
Đại diện các nước ASEAN tại thủ đô Washington trao đổi trực tuyến với Hạ nghị sỹ Joaquin Castro, Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ. |
Đại sứ Hà Kim Ngọc ngày 18/7 đã cùng Đại sứ, Đại biện các nước ASEAN tại thủ đô Washington trao đổi trực tuyến với Hạ nghị sỹ Joaquin Castro, Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, đồng Chủ tịch Nhóm ASEAN của Quốc hội Mỹ về củng cố quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN – Mỹ.
Tại cuộc trao đổi, Hạ nghị sỹ Joaquin Castro chia sẻ về sự ủng hộ lưỡng đảng tại Quốc hội Hoa Kỳ về tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN – Hoa Kỳ, vai trò trung tâm của ASEAN tại khu vực. Hạ nghị sỹ khẳng định với vai trò đồng Chủ tịch Nhóm ASEAN của Quốc hội Mỹ, cá nhân Hạ nghị sỹ sẽ tiếp tục ủng hộ và khuyến khích Chính quyền Mỹ mở rộng hợp tác với ASEAN.
Đại sứ, Đại biện các nước ASEAN cảm ơn sự ủng hộ của Mỹ trong nỗ lực duy trì luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển Liên Hợp Quốc 1982, tại Biển Đông và các vùng biển trong khu vực. Đại sứ Hà Kim Ngọc đánh giá cao Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Hạ viện ra tuyên bố khẳng định các yêu sách lãnh thổ và hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp.
Hạ nghị sỹ Joaquin Castro khẳng định sự đồng thuận lưỡng đảng đối với cách tiếp cận đề cao luật pháp quốc tế, giải quyết hòa bình các tranh chấp tại Biển Đông, nhấn mạnh giá trị pháp lý của Phán quyết Tòa trọng tài vụ Philippines kiện Trung Quốc và khẳng định Mỹ luôn sát cánh cùng các nước trong khu vực, không cho phép bất kỳ nước nào sử dụng sức mạnh để mở rộng lãnh thổ dù ở Biển Đông, biển Hoa Đông hay trên đất liền. Đại sứ Hà Kim Ngọc cũng đã chia sẻ kế hoạch tổ chức kỷ niệm trực tuyến Ngày ASEAN trong tháng 8.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz diễn tập trên Biển Đông ngày 6/7. Ảnh: US Navy. |
Thời gian qua, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết toàn bộ Biển Đông dưới danh nghĩa "đường chín đoạn" và đã đẩy nhanh việc mở rộng năng lực quân sự ở vùng biển này trong suốt cả thập kỷ qua. Họ đã xây dựng một đường băng cất hạ cánh cho các máy bay dài 3.000 mét và một cảng quân sự quy mô lớn trên vùng đảo san hô Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef).
Ngoại trưởng Mike Pompeo còn cảnh báo những lợi ích chung ở Biển Đông đang “gặp phải sự sự đe dọa chưa từng thấy” từ Trung Quốc. “Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh ứng xử Biển Đông như đế chế hàng hải của riêng mình… Chúng tôi ủng hộ cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ tự do trên biển và tôn trọng chủ quyền, và bác bỏ bất cứ đòi hỏi nào nhằm áp đặt “chân lý thuộc về kẻ mạnh” ở Biển Đông hoặc ở khu vực rộng lớn hơn”, ông Pompeo nhấn mạnh.
Tờ Nikkei Asian Review ngày 17.7 đưa tin quân đội Mỹ sẽ triển khai hai đơn vị đặc nhiệm đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào năm 2021, thực hiện nhiều sứ mệnh khác nhau, trong đó có tác chiến điện tử và tác chiến mạng. Ít nhất một trong hai đơn vị sẽ được triển khai ở Biển Đông.
Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt 3 tháng trên vùng biển Nam Mỹ Trung Quốc đã ban lệnh cấm câu mực kéo dài 3 tháng trên vùng biển Nam Mỹ với lý do "thúc đẩy phát triển bền ... |
Chiến hạm Mỹ áp sát tàu thăm dò của Trung Quốc trên Biển Đông Chiến hạm USS Gabrielle Giffords của hải quân Mỹ áp sát tàu thăm dò Hải Dương 4 của Trung Quốc đang hoạt động trên Biển ... |
Diễn biến mới Biển Đông sẽ lên bàn nghị sự Asean Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN đã nêu bật những nội dung liên quan đến RCEP, Biển Đông, ứng phó Covid-19, ... |