Đối đầu Mỹ - Trung trên Biển Đông các nước ASEAN được gì
Hải quân Mỹ phô diễn sức mạnh ở Biển Đông Lầu Năm Góc đang sử dụng chiến hạm cận bờ USS Gabrielle Giffords (LCS 10) thuộc lớp Independence hoạt động gần tàu khảo sát Hải ... |
Nhiều nước phản đối việc Tàu thăm dò của Trung Quốc trên Biển Đông Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh, việc Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối ... |
Chiến hạm Mỹ áp sát tàu thăm dò của Trung Quốc trên Biển Đông Chiến hạm USS Gabrielle Giffords của hải quân Mỹ áp sát tàu thăm dò Hải Dương 4 của Trung Quốc đang hoạt động trên Biển ... |
Tính đường lui để dễ bề mặc cả?
Tuy nhiên, có một vấn đề có thể khiến nhiều người thất vọng, đó là Hoa Kỳ vẫn không nêu rõ quan điểm của mình về quyền thụ đắc lãnh thổ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cho dù dưới ánh sáng của Luật pháp quốc tế, quan điểm của các bên liên quan đã thể hiện đúng sai, mạnh yếu, đã quá rõ ràng.
Mặc dù được đánh giá là khá cụ thể, rõ ràng hơn so với trước đây, nhưng lập trường trung lập trong vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Mỹ vẫn chưa thay đổi. Phải chăng Mỹ không muốn làm tổn hại đến các tuyên bố chủ quyền của những bên khác đối với các đảo này, tất nhiên kể cả yêu sách của Trung Quốc?
Nhóm tàu chiến của Hải quân Mỹ và Australia trên Biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ. |
Có lẽ, Mỹ vẫn còn tính đến phương án dành một đường lùi để mặc cả với Trung Quốc chỉ vì lợi ích của bản thân nước Mỹ theo đúng slogan mà Tổng thống Donal Trump luôn luôn đề cao: “Nước Mỹ trên hết”. Đây chính là điều mà các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, không thể không tính đến nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế tối đa mặt tiêu cực trong quan hệ với Mỹ, dù là quan hệ chặt chẽ của từng nước, với Mỹ, ở mức độ nào chăng nữa.
Nhiều người cho rằng thế giới sẽ phải biết cách thích nghi với những bất định và rối loạn có thể tiếp tục xảy đến thời gian tới, khi đối đầu chiến lược Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng. Trong đó, cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ chỉ là một trong nhiều biểu hiện…
Vì vậy, bài học mà các nước nhỏ, yếu phải biết rút ra là tránh không để trở thành những “món quà” để các nước lớn đổi chác cho nhau trên bàn thỏa thuận.
Bốn kịch bản
Từ những diễn biến nói trên có thể thấy rằng trong thời gian tới, nhất là thời kỳ hậu đại dịch Covid-19, Trung Quốc sẽ tính toán triển khai các hoạt động theo bốn kịch bản mà ông Ngô Sỹ Tồn (Wu Shicun) Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Đông (NISCSS) đã có bài viết bằng tiếng Anh đăng trong Tạp chí SCSPI (Đại học Bắc Kinh):
Kịch bản một: Công bố hệ thống đường cơ sở ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà họ gọi là Nam Sa, để từ đó mở rộng phạm vi vùng biển “kế cận” và “liên quan” của quần đảo này, đến 200 hải lý;
Kịch bản hai: Đẩy mạnh việc ngăn cấm, đánh đập, giam cầm các ngư dân Việt Nam (và ngư dân các nước trong khu vực) hoạt động trong phạm vi biển theo yêu sách đường “lưỡi bò”.
Kịch bản ba: Tăng cường ngăn cản Việt Nam (và các bên liên quan khác) quân sự hóa ở Trường Sa. Nói cách khác là sẽ mở rộng chiếm đóng thêm các thực thể trong quần đảo Trường Sa bằng vũ lực…
Kịch bản thứ tư: Triển khai hoạt động khai thác dầu khí ở Bãi Tư Chính (và các khu vực thềm lục địa của các nước khác xung quanh Biển Đông). Cụ thể là:
1. Sử dụng sức mạnh để chiếm đóng thêm các thực thể địa lý, hoặc tạo ra tại hiện trường “sự đã rồi” nằm trong khu vực quần đảo Trường Sa, trong vùng đặc quyền kinh tế và trên thềm lục địa của các nước xung quanh Biển Đông nhằm hợp thức hóa yêu sách “lưỡi bò”, gây sức ép buộc các nước phải chấp nhận yêu sách phi lý của họ.
2. Tiếp tục đầu tư xây dựng các căn cứ quân sự trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nấp dưới hình thức dân sự, như: đèn biển, trạm nghiên cứu khoa học kỹ thuật biển… không chỉ phục vụ cho mục tiêu an ninh quốc phòng, mà trước mắt là nhằm vào các mục tiêu như:
-Về chính trị: mê hoặc, mua chuộc, đánh lừa dư luận, che đậy các hoạt đông phi pháp của họ; khẳng định các hoạt động của họ là hợp tình, hợp lý, nhằm mục đích nhân đạo, vì cuộc sống cộng đồng…
-Về pháp lý: tiếp tục tạo cơ sở để biện minh rằng các thực thể mà họ đánh chiếm là thích hợp cho đời sống con người và có đời sống kinh tế riêng, cho nên có quyền mở rộng phạm vi biển “kế cận”, “liên quan” của chúng đến 200 hải lý;
-Về kinh tế: tìm cách “xí phần” nguồn lợi biển hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước xung quanh Biển Đông, theo chủ trương “chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác”…; gạt bỏ các đối tác là các công ty của các nước đang hợp tác với các quốc gia trong khu vực...
Tàu tên lửa Type 22 của Trung Quốc Ảnh: NAVY MATTERS |
Chiến tranh lạnh 2.0
Tình hình căng thẳng hiện nay ở Biển Đông cho thấy rõ sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Chuyên gia Lucio Blanco Pitlo III, trên báo mạng Hồng Kông South China Morning Post ngày 07/05/2020, cho rằng Trung Quốc cần một “điểm nóng” để đánh lạc hướng công luận trong nước về cách xử lý khủng hoảng, bị công luận thế giới chỉ trích. Bắc Kinh kích động tinh thần dân tộc thông qua các cuộc tập trận rầm rộ thể hiện sức mạnh quân sự được chiếu trên truyền hình Nhà nước để khẳng định không lơ là “bảo vệ chủ quyền” trước “những khiêu khích” của đối thủ, vừa được Hoàn Cầu Thời Báo (05/05) chỉ đích danh là Hoa Kỳ.
Tàu sân bay USS Ronald Regan (trên) và USS Nimitz được triển khai tới Biển Đông. Ảnh: Reuters. |
Trong khi đó, Washington, thông qua ngoại trưởng Mike Pompeo và bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, liên tục lên án Bắc Kinh “đục nước béo cò”, lợi dụng cả thế giới chống dịch để củng cố yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Trong cuộc họp báo ngày 05/05, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu: “Trong khi Bắc Kinh tăng cường chiến dịch tuyên truyền sai lệch nhằm chuyển hướng chỉ trích và đánh bóng hình ảnh, chúng tôi tiếp tục chứng kiến cách hành xử hung hăng của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông, từ đe dọa tầu hải quân Philippines đến đâm chìm tầu cá Việt Nam và đe doạ các nước khác phát triển dầu khí ngoài khơi”…
Như vậy, cùng với những diễn biến đang xẩy ra tại các khu vực khác trên thế giới trong bối cảnh quốc tế hiện nay, cho thấy rõ cuộc đối đầu chiến lược Mỹ - Trung đã bước sang một thời kỳ mới mà theo nhận xét của nhiều chuyên gia, đó là một cuộc chiến tranh lạnh, dù khác về phương tiện và tính chất so với cuộc chiến tranh lạnh của thế kỷ 20, nhưng xét về tác động thì có nhiều điểm tương đồng… Tình hình Biển Đông vì vậy đang chịu tác động của cuộc chiến tranh lạnh mới đó./.