Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt 3 tháng trên vùng biển Nam Mỹ
Trung Quốc cùng lúc làm dậy sóng 3 vùng biển châu Á |
Mỹ bất ngờ huy động 3 tàu sân bay kiềm chế Trung Quốc? |
Đội tàu cá của thành phố Chu San, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) trong một lần đồng loạt ra khơi - Ảnh chụp màn hình SCMP |
Theo đó, mọi tàu cá Trung Quốc sẽ bị cấm câu mực trong khu vực ngoài khơi Argentina từ tháng 7 đến hết tháng 9 năm nay và từ tháng 9 đến hết tháng 11-2020 ngoài khơi Chile.
Trong giai đoạn thí điểm này, các tàu công vụ Trung Quốc sẽ được cắt cử tới khu vực để giám sát việc thực thi lệnh cấm và bắt các tàu vi phạm.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc sau đó sẽ lắp hệ thống thu thập số liệu sản lượng mực để đánh giá mức độ hiệu quả của lệnh cấm. Trung Quốc khẳng định lệnh cấm này là cần thiết và cho thấy trách nhiệm của nước này đối với việc "thúc đẩy phát triển bền vững nghề cá ở vùng biển mở" - tức các vùng biển quốc tế.
Theo Tân Hoa xã, đây là lần đầu tiên Bắc Kinh áp lệnh cấm đánh bắt hải sản tại vùng biển quốc tế.
Tuy nhiên, theo tạp chí Maritime Executive, tác động của lệnh cấm này sẽ rất hạn chế trừ khi Trung Quốc lập hẳn một Cục bảo vệ mực Nam Mỹ.
"Hạm đội" tàu cá của Trung Quốc mỗi năm đánh bắt từ 50 tới 70% tổng sản lượng đánh bắt hải sản trên các vùng biển quốc tế. Mực ống chiếm 1/3 tổng sản lượng đánh bắt của Trung Quốc và trong 9 năm liên tiếp, các tàu cá Trung Quốc câu mực nhiều hơn bất kỳ nước nào khác.
Một số nước như Chile và Mexico đã áp đặt hạn ngạch và lệnh cấm câu mực trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Tuy nhiên, đặc tính của mực là không ở yên một chỗ. Chúng có thể sinh ra trong vùng biển của quốc gia này nhưng lại phát triển ở vùng biển quốc tế, nơi tàu thuộc mọi quốc tịch đều có thể đánh bắt.
Trung Quốc thi hành lệnh cấm đánh bắt cá thường niên từ năm 1995 để bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của đại dương. Đối với khu vực Biển Đông, lệnh cấm bắt đầu được Bắc Kinh áp đặt đơn phương vào năm 1999.
Trước đó, Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè từ ngày 1.5 - 16.8 trên Biển Đông, trong đó có khu vực quanh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cảnh sát biển và Bộ Nông nghiệp - Nông thôn của Trung Quốc còn ngang nhiên đe dọa tiến hành chiến dịch “trấn áp” tất cả tàu vi phạm.
Thông qua lệnh cấm đánh bắt, Trung Quốc đang cố ý sử dụng sai hoặc lạm dụng hệ thống và nguyên tắc pháp lý để đạt được mục đích chính trị, độc chiếm ngư trường ở Biển Đông, theo nhận định của giới chuyên gia.
Trả lời Báo Thanh Niên, đại tá hải quân Mỹ Christopher Howard Sharman, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Hoover thuộc Đại học Stanford, nhận định: “Bắc Kinh đang áp dụng luật pháp trong nước để thực thi quy định hạn chế đối với hoạt động đánh bắt cá của Trung Quốc lẫn nước ngoài. Đây là hành động phi pháp nguy hiểm và khiêu khích”.
Ông Sharman đánh giá Trung Quốc áp đặt luật riêng đối với chuẩn mực chung về hàng hải quốc tế là nhằm thể hiện mức độ kiểm soát hành chính của Bắc Kinh đối với phần lớn Biển Đông, mở rộng sức ảnh hưởng, thách thức luật pháp quốc tế, vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) và đe dọa quyền đánh bắt của ngư dân các nước láng giềng. “Chính quyền Trung Quốc muốn chứng tỏ tất cả thực thể bị nước này chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông đều đang nằm trong sự quản lý, kiểm soát nội bộ và không có tranh chấp”, theo ông Sharman.
Lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc ở vùng biển Việt Nam không có giá trị Bộ NN&PTNT khẳng định việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh cá, trong đó có việc tạm ngừng đánh cá đối với những khu ... |
Việt Nam bác bỏ quyết định cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng ... |
Hội Nghề cá Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông Ngày 4/5, Hội Nghề cá Việt Nam có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ Ngoại giao và Ban đối ngoại Trung ... |