Ấn Độ tố Trung Quốc có ‘động thái quân sự khiêu khích’ ở biên giới hai nước
Trung Quốc phản đối việc Ấn Độ điều tàu chiến đến Biển Đông |
Nga - Ấn Độ sắp ký kết Hiệp ước chia sẻ hậu cần quốc phòng |
Ngày 1/9, quân đội Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc đã thực hiện “các động thái quân sự khiêu khích” ở khu vực biên giới trong đêm từ 30-31/8. Trong đó có việc triển khai lại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 gần Ladakh.
Ấn Độ tố Trung Quốc có ‘động thái quân sự khiêu khích’ ở biên giới hai nước. Ảnh: The Financial Express |
Times of India dẫn lời Quân đội Ấn Độ tuyên bố đã đánh chặn hoạt động của quân đội Trung Quốc trên hồ Pangong Tso ở Ladakh. Tuyên bố khẳng định rẳng quân đội Ấn Độ đang thực hiện các bước để ngăn chặn nỗ lực “đơn phương thay đổi” sự thật của Trung Quốc.
Đáp lại, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ cáo buộc, trong khi Bộ tư lệnh khu vực cáo buộc Ấn Độ đã "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc" với hoạt động được tổ chức vào hôm 1/9 và yêu cầu quân đội Ấn Độ rút quân.
Ấn Độ chưa đưa ra phản ứng. Nhưng trước đó đã có cáo buộc Trung Quốc đang triển khai tên lửa đất đối không ở Kailash-Mansarovar, một địa điểm linh thiêng với người Ấn Độ. Tên lửa được triển khai được cho là DF-21, một loại tên lửa tầm trung phạm vị hoạt động 2.200km, có thể bao phủ các thành phố phía Bắc của Ấn Độ, bao gồm cả New Delhi.
Các quan chức quân đội hai bên đang họp để giải quyết tranh chấp biên giới mới nhất xảy ra hơn hai tháng sau khi 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc giao tranh nổ ra giữa hai bên ở Thung lũng Galwan của Ladakh.
Kể từ tháng 5 đã có các cuộc đàm phán để giải quyết những căng thẳng leo thang này. Nưng bất chấp các cuộc đàm phán này đang diễn ra, đã có một cuộc đụng độ rất dữ dội vào ngày 15/6, nơi 20 binh sĩ Ấn Độ và một số lượng chưa xác định của binh sĩ Trung Quốc đã thiệt mạng, Al Jazeera đưa tin.
Kể từ đó, các cuộc đàm phán giữa hai bên đã được đẩy mạnh, song tuyên bố mới nhất từ quân đội Ấn Độ chỉ ra rằng họ vẫn chưa có giải pháp cho vấn đề này.
Trong nhiều tháng, quân đội hai bên đã ở trong thế đối đầu ở phía tây dãy Himalaya, nơi mỗi quốc gia cáo buộc bên kia vi phạm đường biên giới dài gần 3.500 km của mình. Hầu hết trong số đó vẫn chưa phân định.
Căng thẳng biên giới gần đây là nghiêm trọng nhất trong hơn nửa thế kỷ qua.
Cáo buộc nhau xúi giục bạo lực, cả hai bên cam kết bảo vệ lãnh thổ của mình nhưng cũng cố gắng chấm dứt tình trạng bế tắc đã làm thay đổi đáng kể mối quan hệ song phương Ấn Độ - Trung Quốc.
Mỹ phản đối Đại sứ Trung Quốc giữ ghế thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển Mỹ bày tỏ phản đối mạnh mẽ việc ứng viên của Trung Quốc được bầu vào Toà án quốc tế về Luật biển vì cho ... |
Nga - Ấn Độ sắp ký kết Hiệp ước chia sẻ hậu cần quốc phòng Ấn Độ và Nga cuối cùng đã tiến đến rất gần đến thỏa thuận về Hiệp ước Chia sẻ Hậu cần Quốc phòng. |
Thủ tướng Ấn Độ bất ngờ gửi "cảnh báo thép" tới Trung Quốc Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố, Ấn Độ sẽ đáp trả bất kỳ quốc gia nào đe dọa chủ quyền của Ấn Độ một cách ... |
Mỹ trình dự luật ngăn chặn Trung Quốc bá quyền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương Trong lúc quan hệ Mỹ - Trung đang trong giai đoạn nguy hiểm, các nghị sĩ Cộng hòa ra dự luật ngăn chặn Trung Quốc ... |