Mỹ phản đối Đại sứ Trung Quốc giữ ghế thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển
Mỹ đưa công ty Trung Quốc đang hoạt động trên Biển Đông vào danh sách đen |
Ứng cử viên Trung Quốc trúng cử ghế thẩm phán Tòa quốc tế về Luật biển |
Một nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ với tàu sân bay USS Ronald Reagan dẫn đầu ở Biển Đông. Hình ảnh: Hải quân Hoa Kỳ. |
Mỹ không phải một bên ký kết của UNCLOS nhưng trước đó bày tỏ phản đối mạnh mẽ ứng viên của Trung Quốc vì cho rằng Bắc Kinh không tuân thủ luật pháp quốc tế trên Biển Đông.
Ngày 24/8, ông Đoàn Khiết Long (Duan Jielong), đại sứ Trung Quốc tại Hungary, là 1 trong 6 thẩm phán được bầu tại kỳ họp lần thứ 30 của các quốc gia thành viên của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNLCOS) tại trụ sở của Liên Hợp quốc ở New York.
Ông David Stilwell, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ về Đông Á và Thái Bình Dương, nói: “Bầu đại diện Trung Quốc vào cơ quan này giống như thuê kẻ đốt nhà vào điều hành sở cứu hỏa”.
Trong tuyên bố hồi tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng chỉ trích những yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông là trái luật quốc tế. Ngày 26/8, Mỹ đưa thêm hàng chục quan chức và công ty Trung Quốc tham gia xây dựng trái phép vào danh sách đen.
Trước đó vụ bỏ phiếu, ông Jonathan G. Odom - một cựu thẩm phán quân đội Mỹ, hiện là giáo sư về luật quốc tế tại Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Châu Âu George C. Marshall ở Garmisch-Partenkirchen (Đức) - đã kêu gọi các nước thành viên UNCLOS là không nên bỏ phiếu cho ứng cử viên Trung Quốc.
Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS) với 168 quốc gia thành viên là một trong nhiều tổ chức giải quyết tranh chấp. Từ khi thành lập năm 1996, tổ chức này luôn có một thẩm phán người Trung Quốc.
Đây là một vấn đề khác thường, vì Trung Quốc dính dáng đến nhiều vụ kiện vi phạm luật biển. Họ cũng tẩy chay các phiên tòa về tranh chấp hàng hải và không chấp nhận các phán quyết quốc tế.
Năm 2013, Tòa án trọng tài thường trực về Luật biển, một tổ chức trọng tài quốc tế khác có trụ sở tại La Hay, Hà Lan, ra phán quyết “đường 9 đoạn” của Trung Quốc trên Biển Đông là vô giá trị và các đảo nhân tạo mà nước này tạo nên trên Biển Đông không được hưởng các quyền trên biển. Trung Quốc tuyên bố quyết định này là bất hợp pháp, vô hiệu.
Phát biểu tại Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 10 của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), trợ lý ngoại trưởng Mỹ David Stilwell nói: “Bắc Kinh đã bỏ qua phán quyết này, dù có nghĩa vụ phải tuân thủ với tư cách là một bên phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982). Trung Quốc thích thể hiện họ là một quốc gia chủ xướng đa phương và đề cao các tổ chức quốc tế, nhưng họ đã ngó lơ và xem phán quyết như một tờ giấy lộn”.
Thời gian qua, Trung Quốc liên tục có nhiều hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam và coi thường luật pháp quốc tế khi tiến hành các tập trận trái phép ở gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và đưa tàu Hải Dương 4 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông.
Hơn 80 tổ chức kêu gọi phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Hơn 80 tổ chức, hội đoàn tại châu Âu, Canada, Australia, Mỹ và Nhật Bản đã gửi thư đến 3 ngoại trưởng của Anh, Nhật ... |
Philippines: Chủ quyền "đường lưỡi bò" của Trung Quốc nuốt trọn gần hết Biển Đông là “bịa đặt” Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana khẳng định yêu sách chủ quyền "đường lưỡi bò" của Trung Quốc nuốt trọn gần hết Biển Đông ... |
Mỹ thể hiện quan điểm cứng rắn ở Biển Đông, Trung Quốc mời nhà ngoại giao 10 nước Asean Theo thông tin từ báo South China Morning Post (SCMP) sáng 24-8, Trung Quốc gần đây đã mời các nhà ngoại giao từ 10 nước ... |