Trung Quốc phản đối việc Ấn Độ điều tàu chiến đến Biển Đông
Nhật, Mỹ kiên quyết phản đối hoạt động gây bất ổn của Trung Quốc ở Biển Đông |
Sau Mỹ, Nhật Bản lên tiếng phản đối Trung Quốc gia tăng căng thẳng trên Biển Đông |
Hãng thông tấn ANI của Ấn Độ dẫn các nguồn thạo tin trong chính phủ tiết lộ ngày 30-8 cho biết Hải quân Ấn Độ đã bí mật triển khai một tàu chiến tới Biển Đông. |
Thông tin về tàu chiến được cử tới Biển Đông không được tiết lộ nhưng theo ANI, đây là một trong các tàu chiến của Ấn Độ đang hoạt động gần Biển Đông.
Việc điều tàu chiến này diễn ra ngay sau vụ đụng độ với Trung Quốc ở biên giới đất liền khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng hồi tháng 6 vừa qua tại thung lũng Galwan trên cao nguyên Ladakh.
Hải quân Ấn Độ cũng triển khai thêm một nhóm tàu chiến khác tới gần eo Malacca chiến lược để theo dõi tàu chiến Trung Quốc.
Việc triển khai được giữ bí mật tuyệt đối vì không muốn thu hút sự chú ý của dư luận Ấn Độ vào thời điểm căng thẳng với Trung Quốc, nguồn tin của ANI khẳng định.
Về vấn đề này, Trung Quốc phản đối sự hiện diện của Hải quân Ấn Độ ở Biển Đông, nơi Trung Quốc ngang nhiên gia tăng sự hiện diện thông qua các hoạt động bồi đắp các đảo nhân tạo phi pháp và quân sự hóa, bất chấp sự phản đối của các nước.
“Ngay sau khi vụ đụng độ ở Galwan nổ ra khiến 20 binh sĩ của chúng tôi thiệt mạng, Hải quân Ấn Độ đã điều một trong những tàu chiến ở tiền phương đến Biển Đông”, các nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho hay, nhưng không nêu tên hay loại tàu.
Theo đó, sự điều động tức thời tàu chiến của Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông đã có tác động đối với Trung Quốc khi phía Trung Quốc phàn nàn về sự việc này trong các cuộc đàm phán ngoại giao với phía Ấn Độ.
Trong thời gian hoạt động trên Biển Đông, tàu chiến Ấn Độ đã trao đổi thông tin qua các kênh bảo mật với tàu chiến Mỹ tại khu vực.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ gia tăng vào giữa tháng 6 sau vụ đụng độ ở khu vực tranh chấp Galwan. Truyền thông Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc đã "ủ mưu" từ trước khi dùng gậy gộc gắn đinh sắt tấn công binh sĩ Ấn Độ đang tuần tra không vũ trang.
New Delhi đã tăng cường các hoạt động quân sự trên biển từ sau sự cố Galwan. Hồi cuối tháng 7, 4 tàu chiến của Ấn Độ đã tập trận bắn đạn thật chung với tàu sân bay Mỹ gần eo biển Malacca - cửa ngõ tiến vào Biển Đông từ phía tây.
Nhà phân tích Derek Grossman (Mỹ) khẳng định với tạp chí Nikkei Asian Review rằng đối tượng mà Mỹ và Ấn Độ hướng tới khi tập trận tại khu vực trên là Trung Quốc.
"Rõ ràng là vậy, vì chẳng lẽ tập trận phòng không để chống cướp biển hay khủng bố trong khu vực?", ông Grossman lập luận.
Các nguồn tin cho hay Hải quân Ấn Độ có đủ năng lực để theo dõi bất cứ sự bất ngờ nào của kẻ thù ở phía đông lẫn phía tây.
Hải quân Ấn Độ còn có các kế hoạch mua và điều động các tàu ngầm tự hành và các hệ thống, cảm biến khác nhằm theo dõi sự di chuyển của Hải quân Trung Quốc từ eo biển Malacca vào khu vực Ấn Độ Dương, cũng như các tàu của Trung Quốc ở khu vực Djibouti nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, theo ANI.
Mỹ phản đối Đại sứ Trung Quốc giữ ghế thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển Mỹ bày tỏ phản đối mạnh mẽ việc ứng viên của Trung Quốc được bầu vào Toà án quốc tế về Luật biển vì cho ... |
Mỹ đưa công ty Trung Quốc đang hoạt động trên Biển Đông vào danh sách đen Hôm 26/8, Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt và hạn chế đối với hơn hai chục công ty và các quan chức ... |
Hơn 80 tổ chức kêu gọi phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Hơn 80 tổ chức, hội đoàn tại châu Âu, Canada, Australia, Mỹ và Nhật Bản đã gửi thư đến 3 ngoại trưởng của Anh, Nhật ... |