Nga - Ấn Độ sắp ký kết Hiệp ước chia sẻ hậu cần quốc phòng
Thủ tướng Ấn Độ bất ngờ gửi "cảnh báo thép" tới Trung Quốc |
Đang căng thẳng với Trung Quốc, Mỹ bất ngờ điều 3 máy bay ném bom tàng hình tối tân tới Ấn Độ Dương |
Theo Modern Diplomacy, Hiệp ước Chia sẻ Hậu cần Quốc phòng dự kiến sẽ được ký kết vào cuối năm 2020 trong chuyến thăm của Tổng thống Putin tới Ấn Độ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: Forign Policy |
Hiệp ước Chia sẻ Hậu cần Quốc phòng cho phép cả hai quốc gia tiếp cận các căn cứ quân sự và cơ sở hỗ trợ của nhau. Nó cung cấp khả năng tương tác và hỗ trợ quân sự và đóng quân của tàu chiến và máy bay.
Hơn nữa, hiệp ước đảm bảo quyền tiếp cận các cảng và vùng đặc quyền kinh tế lẫn nhau cho các mục đích tiếp nhiên liệu.
Hiệp ước này có thể sẽ phục hồi vị thế của Nga với tư cách là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Ấn Độ.
Chuyến thăm chính thức Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, ông Rajnath Singh, càng khẳng định điều đó. Tại đây, Nga đã yêu cầu cung cấp các vũ khí như tên lửa, súng trường tấn công và đạn dược quan trọng dưới dạng mua khẩn cấp được đảm bảo.
Hiệp ước Chia sẻ Hậu cần Quốc phòng có thể cho phép Nga được tiếp cận các cảng chính của Ấn Độ như Mumbai và Visakhapatnam để tiếp nhiên liệu và các nguồn cung cấp khác.
Nga dường như đang đi theo chiến lược truyền thống của mình là thách thức Mỹ bằng cách duy trì sự hiện diện trong mọi sự kiện quốc tế có thể xảy ra. Đặc biệt khi Mỹ coi Ấn Độ là đồng minh đáng tin cậy trong khu vực chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc và Nga.
Việc ký kết Hiệp ước Chia sẻ Hậu cần Quốc phòng sớm nhất vào cuối năm nay có thể được coi là một bước tiến lớn của Ấn Độ trong việc nâng cao tầm quan trọng trong khu vực. Các cuộc xung đột trong nước và khu vực gần đây - cụ thể là tranh chấp Biên giới Ấn-Trung dọc theo LAC - đã khiến Ấn Độ bị cô lập trong khu vực.
Hiệp ước Chia sẻ Hậu cần Quốc phòng sẽ mang lại cho Ấn Độ cơ hội để đảm bảo vị trí trong khu vực của mình trước Trung Quốc và vươn tầm đến Bắc Cực.
Hiệp ước Chia sẻ Hậu cần Quốc phòng gây tranh cãi dự báo những tác động đến an ninh và ổn định của khu vực trong những năm tới, báo động mối quan hệ Mỹ-Ấn, Trung-Nga, Pakistan-Nga trong tương lai.
Mặc dù vậy, quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ấn sẽ không bị ảnh hưởng nếu Ấn Độ không quay lưng lại với Mỹ dưới bất kỳ áp lực chính trị nào đến từ Nga để thỏa thuận được ký kết.
Việc này chủ yếu vẫn là tác động đến mối quan hệ Trung-Nga-Ấn.
Dù thế nào, tác động của Hiệp ước Chia sẻ Hậu cần Quốc phòng là không thể phủ nhận. Nam Á rất có thể sẽ bị đẩy tới bất ổn và xung đột.
Nga: Trung Quốc và Ấn Độ "không cần sự giúp đỡ từ bên ngoài" Hai quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ cam kết sẽ giải quyết vấn đề xung đột biên giới bằng phương pháp hòa bình và ... |
Chuyên gia Nga: Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế trên Biển Đông có hệ thống Ngày 1/11, tại Đại học Tư pháp quốc gia Nga (RGUP) trực thuộc Tòa án Tối cao LB Nga đã diễn ra hội thảo khoa ... |
Tổng thống Putin: Quan hệ Nga - Mỹ đang "xuống dốc" Trong một cuộc phỏng vấn ngày 13/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết quan hệ giữa Moscow và Washington đang ngày càng trở nên ... |