8 điều thú vị về đất nước Armenia cổ đại
Hội hữu nghị Việt Nam-Armenia trao 121 triệu đồng giúp nhân dân nước bạn chống COVID-19 Chiều ngày 17/6, tại trụ sở Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, thành phố Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam-Armenia đã trao 121 triệu tiền quyên góp được cho Đại sứ quán Armenia tại Việt Nam để chuyển tới nhân dân nước bạn chống dịch. |
Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Angola và Armenia Đó là những khẳng định của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ông Nguyễn Thành Phong tại buổi tiếp tân Đại sứ Angola tại Việt Nam, ông Agostinho Andre De Carvalho Fernandes và tân Đại sứ Armenia tại Việt Nam ông Vahram Kazhoyanđến chào xã giao. |
Armenia là một quốc gia có nền văn minh cổ đại của thế giới
Armenia là một trong những nước có nền văn minh cổ đại trên thế giới với khoảng 6000 năm lịch sử và văn hóa, nằm ở khu vực rộng lớn của cao nguyên Armenia. Thủ đô hiện nay của Armenia là thành phố Yerevan, có từ năm 782 trước công nguyên. Armenia là một nơi rất hấp dẫn để chiêm ngưỡng với lịch sử thế giới cổ đại, trung đại và hiện đại.
Armenia là một quốc gia có nền văn minh cổ đại của thế giới. |
Nhà thờ đầu tiên trên thế giới được xây dựng ở Armenia
Armenia là quốc gia đầu tiên chọn đạo cơ đốc là quốc giáo vào năm 301 sau công nguyên. Nhà thờ thiên chúa giáo đầu tiên – nhà thờ lớn Echmiatsin được xây dựng vào năm 301-300, là một trong số những nơi của Armenia nằm trong danh sách di sản thế giới của UNESCO. Armenia có nhiều nhà thờ nằm ở các khu vực khác nhau. Thời kỳ phục hưng ở Armenia kéo dài từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10, trước thời kỳ phục hưng ở Châu Âu ở thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 6.
Nhà thờ thiên chúa giáo đầu tiên – nhà thờ lớn Echmiatsin được xây dựng vào năm 301-300. |
Armenia - Quê hương của điêu khắc cổ khachkars
Kiến trúc tôn giáo và đô thị của Armenia với phong cách riêng đã được phát triển trên toàn lãnh thổ Armenia. Sau này, nó được xem là cơ sở cho nhiều yếu tố phong cách kiến trúc của Châu Âu và Hồi giáo.
Kiến trúc tôn giáo và đô thị của Armenia. |
Khachkars (đá chữ thập) là một hình thức điêu khắc cổ của Armenia, đặc trưng cho Armenia, được tạo ra từ thế kỷ thứ 5. Được sử dụng làm bia mộ hoặc đài tưởng niệm, những tượng đài đá ngoài trời được trang trí hình chữ thập, rất công phu. Mỗi đá chữ thập là duy nhất, không bao giờ lặp lại thiết kế với các đá chữ thập khác. Các công trình đỉnh cao được xây dựng vào thế kỷ thứ 12 và thế kỷ 14. Ngày nay, còn trên 50.000 đá chữ thập được khắc bằng tay.
Armenia - Trung tâm viết và sao chép bản thảo thời Trung cổ của thế giới
Armenia cũng là một trong những trung tâm viết và sao chép các bản thảo thời trung cổ nổi tiếng thế giới, minh họa bằng những bức tiểu họa đa màu sắc tuyệt vời, sử dụng màu tự nhiên. Ngày nay, Viện Bản thảo cổ Mesrop Mashtots – Matenadaran vừa là viện bảo tàng vừa là trung tâm nghiên cứu khoa học với trên 17.300 bản thảo có giá trị.
Armenia cũng đã mang đến cho thế giới những họa sỹ như Vostanik Adoyan (được gọi là Arshile Gorky) một họa sỹ người Mỹ gốc Armenia, một trong những nhà sáng lập chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng, Hovhannes (Ivan) Ayvazovski, một họa sĩ vẽ cảnh biển người Nga gốc Armenia, Martiros Saryan, Minas Avetisyan, Yervand Kochar, Jean Carzou, họa sỹ người Pháp gốc Armenia và nhiều người khác nữa.
Thủ đô hiện nay của Armenia là thành phố Yerevan. |
Tấm thảm lâu đời nhất thế giới được dệt ở Armenia
Thảm và dệt thảm là nghề thủ công cổ đại mà vẫn được thực hiện cho đến ngày nay ở Armenia. Thảm truyền thống có màu sắc tươi sáng và trang trí các họa tiết như rồng, hình học cách điệu và các vật trang trí khác mang tính biểu tượng cao. Thảm trang trí được dùng nhiều hơn là thảm trải sàn ở các gia đình Armenia; thảm được trải trên bàn, trên ghế và giường nghủ.
Tấm thảm Pazyryk có niên đại từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 3 trước công nguyên và là tấm thảm tồn tại lâu đời nhất trên thế giới được làm ở thời Armenia cổ đại. Hiện nay, tấm thảm được trưng bày ở Hermitage, St. Petersburg.
Thủ đô Yerevan nhìn từ trên cao. |
Quê hương của điệu múa cổ nhất Kochari
Trong lịch sử, người Armenia cũng có kỹ năng về âm nhạc. Vào thời trung cổ, nhạc sỹ Armena đã tạo ra âm nhạc bằng cách sử dụng các nốt nhạc riêng của họ, được gọi là “khaz”.
Những nhạc sỹ Armenia nổi tiếng như Komitas, Arno Babajanian và Aram Khachaturian đều được những người yêu nhạc biết tới. Những bản nhạc ba lê của Khachaturian’s Gayane (1942) và Spartacus (1954), với tác phẩm nổi tiếng nhất là “Vũ điệu Sabre” của Gayane được cả thế giới biết đến.
Một trong những điệu múa Armenia cổ nhất mà đến giờ vẫn được biểu diễn là điệu kochari, nói về lòng dũng cảm nhưng sâu xa hơn là đề cập đến mối quan hệ giữa người phàm và các vị thần.
Armenia - quốc gia của những phát minh
Nhà văn người Mỹ gốc Armenian, William Saroyan là một tiểu thuyết gia, nhà viết kịch và là một nhà văn viết truyện ngắn. Ông đã được trao giải Pulitzer cho vở kịch vào năm 1940, và năm 1943 ông đã giành được giải thưởng của Viện hàn lâm (Oscars) cho câu chuyện hay nhất trong phim “The Human Comedy”.
Khoa học hiện đại Armenia đã có nhiều đóng góp và khám phá quan trọng cho nền khoa học thế giới,
Viktor Hambardzumian, nhà vật lý thiên văn người Liên Xô gốc Armenia được xem là một trong những nhà thiên văn hàng đầu của thế kỷ 20 và là người sáng lập ra vật lý thiên văn lý thuyết.
Sergey Mergelyan là nhà toán học Liên Xô gốc Armenia, người đã có những đóng góp lớn cho Lý thuyết Xấp xỉ. Chàng trai 20 tuổi Mergelyan đã giải được một trong những vấn đề cơ bản của lý thuyết toán học về các hàm, mà vẫn chưa ai giải được trong hơn 70 năm. Mergelyan là nhà tiên phong của toán học máy tính của Liên Xô.
Cảnh về đêm tại Thủ đô thành phố Yerevan. |
Raymond Vahan Damadian, một bác sỹ người Mỹ gốc Armenia là người phát minh ra máy quét MRI đầu tiên.
Luther George Simjian, một nhà phát minh và doanh nhân người Mỹ gốc Armenia, người đã nắm giữ hơn 20 bằng sáng chế, chủ yếu liên quan đến quang học và điện tử, với phát minh quan trọng nhất là thiết bị mô phỏng bay và máy ATM đầu tiên.
Hovhannes Adamyan, nhà phát minh người Armenia đã nắm giữ trên 20 bằng sáng chế cho các phát minh được coi là người phát minh ra ti vi màu và công nghệ fax.
Alex Manoogian, một doanh nhân người Mỹ gốc Armenia là người đã phát minh ra vòi tay gạt đơn mà mọi người sử dụng ngày nay.
Oscar H. Banker, tên khai sinh là Asatour Sarafian, là một nhà phát minh người Mỹ gốc Armenia, người đã được cấp bằng sáng chế cho một số công trình, có nhiều cải tiến bao gồm bộ điều khiển chính của chiếc trực thăng Sikorsky đầu tiên, nhưng với việc phát minh ra hộp số tự động cho ô tô, ông đã được biết đến như là “cha đẻ của hộp số tự động”.
Nhà văn người Mỹ gốc Armenia William Saroyan là một tiểu thuyết gia, nhà viết kịch và nhà văn viết truyện ngắn người Mỹ gốc Armenia. Ông đã được trao giải Pulitzer cho phim truyền hình vào năm 1940, và năm 1943 giành giải Oscar (Oscars) cho Câu chuyện hay nhất cho bộ phim "The Human Comedy".
Mkhitar Heratsi, một bác sỹ người Armenia thế kỷ 12 được xem là cha đẻ của y học Armenia. Amirdovlat Amasiatsi, là một bác sỹ ở thế kỷ 15. Các công trình nghiên cứu y khoa của các nhà y khoa này rất có giá trị thực tiễn và vẫn được sử dụng trong y khoa hiện nay của Armenia.
Tu viện Geghard nằm cạnh núi. |
Armenia là quốc gia cờ vua
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là vai trò của Cờ vua ở Armenia. Armenia là một trong những quốc gia cờ vua, nơi mà hầu hết mọi người đều chơi cờ hay nói về nó. Cờ vua là một trong những môn học bắt buộc được giảng dạy ở tất cả các trường học.
Những Đại kiện tướng người Armenia như Tigran Petrosian, Nhà vô địch thế giới cờ vua lần thứ 9 và Garry Kasparov, Nhà vô địch thế giới cờ vua lần thứ 13 đều được mọi người trên thế giới biết đến.
Những người hùng cờ vua Armenia đương đại như như Levon Aronian và Elina Danielyan, đều trở thành những nữ quán quân cờ vua Châu Âu hiện tại.
Việt Nam-Armenia thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 14/7/1992. Kể từ đó đến nay, hai nước đã duy trì và củng cố quan hệ chính trị tốt đẹp. Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Armenia năm 2017 đạt 34,94 triệu USD, năm 2018 đạt 46,95 triệu USD. Năm 2020, nhập khẩu Armenia từ Việt Nam là 33,17 triệu USD. |
Xúc tiến thúc đẩy việc thành lập Hội hữu nghị Armenia - Việt Nam trong năm 2021 Ngày 20/1, Hội hữu nghị Việt Nam - Armenia đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và phương hướng hoạt động năm 2021. |
Hội Hữu nghị Việt Nam – Armenia chúc mừng 29 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Armenia Ngày 18/9, Hội Hữu nghị Việt Nam – Armenia đã đến chúc mừng Đại sứ Armenia tại Việt Nam nhân dịp Kỉ niệm 29 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Armenia. |