7 tác phẩm được trao Giải thưởng Văn học tuổi 20 lần VII
Anh Vũ (T/H) 24/05/2022 17:47 | Giải trí
![]() |
Bìa những tác phẩm đạt giải Văn học tuổi 20 lần VII. |
Giải thưởng Văn học tuổi 20 lần VII năm nay không có giải Nhất. Giải Nhì thuộc về 2 tác phẩm: Vụn ký ức (Yang Phan) và Nửa lời chưa nói (Duy Ân).
Giải Ba thuộc về 2 tác phẩm: Vệt sáng của bụi (Lê Quang Trạng) và Chuồng cọp trên cao (Nguyễn Thu Hằng). Giải Tư thuộc về 3 tác phẩm: Có thú dữ trong thành phố (tác giả Nguyên Nguyên); Bảy bảy bốn chín (Hoàng Công Danh); Chopin biến mất (Hiền Trang).
![]() |
Đại diện Ban tổ chức trao giải cho các nhà văn trẻ đoạt giải năm nay. (Ảnh: TTXVN) |
Ông Nguyễn Thành Nam, Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ cho biết, các tác phẩm đoạt giải đều phản ánh được phần lớn cuộc sống và quan tâm của tuổi 20 hôm nay. Đó là cuộc sống khi đi du học hay sinh sống nơi đất khách, phải nỗ lực vươn lên; là trách nhiệm của người trẻ trước cuộc sống và xã hội, là vấn đề môi trường, chữa lành tâm lý hay lột tả những thân phận dưới đáy xã hội; hoặc có những tác phẩm đưa người đọc đến những áp lực của cuộc sống công sở, cuộc sống mưu sinh nơi thành thị mà người trẻ đang phải trải qua... Trong mỗi tác phẩm, tất cả những góc cạnh của cuộc sống đã được các tác giả trẻ thể hiện phong cách viết đa dạng, chỉn chu, mới mẻ và hiện đại khiến cho người đọc có những cái nhìn mới mẻ hơn, hiện thực hơn.
Giải thưởng Văn học tuổi 20 do Nhà xuất bản Trẻ tổ chức nhiều năm qua. Ban giám khảo chung khảo Giải lần VII (2019 - 2022) gồm: PGS.TS Ngô Văn Giá, PGS.TS Nguyễn Thành Thi, nhà báo Thúy Nga, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và nhà văn Phan Hồn Nhiên.
Đáng chú ý
Việt Nam - Campuchia nỗ lực đàm phán phân giới cắm mốc khoảng 16% đường biên giới còn lại

Bài viết mới
Bộ sưu tập "Thanh âm Việt và sắc màu 5 châu" mở màn Thailand Fashion Week 2022

Tuần lễ Festival Huế 2022: Thể hiện “Ước vọng về Huế” chào đón tương lai

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.