43,2 triệu người ở Mỹ Latinh và Caribe bị đói ăn
Trẻ em đói nghèo - bài toán cần thế giới chung tay tìm lời giải 333 triệu trẻ em sống trong nghèo đói trong khi các cuộc khủng hoảng phức tạp do tác động của Covid-19, xung đột, biến đổi khí hậu và các cú sốc kinh tế đang làm chậm tiến độ xóa đói nghèo của thế giới. Giảm nghèo trẻ em đang là bài toán cần thế giới chung tay tìm lời giải. |
Việt Nam là một trong những nước tiên phong tiếp cận và áp dụng giảm nghèo đa chiều Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững. |
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) vừa công bố báo cáo với tiêu đề "An ninh Lương thực và dinh dưỡng năm 2023". Theo đó, 6,5% dân số Mỹ Latinh và Caribe bị đói, tương đương 43,2 triệu người.
Mặc dù tỷ lệ đói ăn tại Mỹ Latinh, khu vực có tổng cộng 650 triệu dân, đã giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn cao hơn 0,9% so với năm 2019, giai đoạn trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.
Người dân Haiti chờ nhận viện trợ lương thực |
Khu vực Mesoamerica (gồm Mexico và các nước Trung Mỹ) có khoảng 9,1 triệu người đang bị thiếu ăn, chiếm 5,1% dân số.
Tại khu vực Caribe, 7,2 triệu người phải chịu nạn đói vào năm 2022, với tỷ lệ phổ biến là 16,3%. So với năm 2021, con số này tăng thêm 700.000 người. Từ năm 2019 đến năm 2022, mức tăng là một triệu người, với tỷ lệ cao nhất ở Haiti.
"Các số liệu về nạn đói trong khu vực tiếp tục đáng lo ngại, ngày càng xa rời mục tiêu xóa đói nghèo vào năm 2030 và đến nay vẫn chưa thể cải thiện các số liệu trước cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra. Khu vực này có những thách thức dai dẳng như bất bình đẳng, nghèo đói và biến đổi khí hậu, đã làm đảo ngược tiến bộ trong cuộc chiến chống đói nghèo ít nhất 13 năm. Kịch bản này buộc chúng ta phải hợp tác và hành động sớm nhất có thể”, ông Mario Lubetkin - Phó Tổng Giám đốc FAO phụ trách Mỹ Latinh và Caribe cho biết
Còn theo bà Lola Castro - Giám đốc khu vực của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), cần lấy con người làm trung tâm của mọi giải pháp giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng, đặc biệt trong bối cảnh khẩn cấp về khí hậu hiện nay. Cần thúc đẩy các hành động nhằm bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất và chuyển đổi hệ thống thực phẩm để hỗ trợ, đi kèm với việc thông qua các chính sách công toàn diện nhằm thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh và giá cả phải chăng.
Bà Lola Castro - Giám đốc khu vực của Chương trình Lương thực Thế giới kêu gọi giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng |
Báo cáo của Liên hợp quốc lưu ý rằng, sự bất bình đẳng ở Mỹ Latinh và Caribe ảnh hưởng đáng kể đến an ninh lương thực của những người dễ bị tổn thương nhất. Tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng tiếp tục ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Ở Nam Mỹ, hơn 36,4% dân số phải chịu tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ vừa hoặc nghiêm trọng. Ở Trung Mỹ, tỷ lệ mất an ninh lương thực ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng lên tới 34,5% vào năm 2022, tăng 0,4 điểm phần trăm, tương đương thêm 1,3 triệu người so với năm 2021. Trong khi đó, ở Caribe, trong năm 2022, 60,6% dân số trải qua tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ vừa phải hoặc nghiêm trọng.
Mặt khác, châu Mỹ Latinh và Caribe đang ngày càng phải đối mặt với vấn đề suy dinh dưỡng phức tạp, bao gồm cả tình trạng suy dinh dưỡng - thấp còi, gầy còm ở trẻ em, thiếu hụt vitamin và khoáng chất - cũng như thừa cân và béo phì. "Ở khu vực này, suy dinh dưỡng ở trẻ em là một vấn đề, dưới nhiều hình thức khác nhau, tiếp tục tác động đến trẻ em và thanh thiếu niên. Suy dinh dưỡng và thừa cân ở trẻ em là hai mặt của một vấn đề và cần có cách tiếp cận toàn diện. Tình trạng suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến hầu hết những người dân có hoàn cảnh khó khăn, gốc Phi và dân cư nông thôn. Cần bảo vệ quyền dinh dưỡng của trẻ em, đảm bảo cho các em tiếp cận được thực phẩm dinh dưỡng cũng như các dịch vụ đầy đủ”, Garry Conille - Giám đốc khu vực của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Mỹ Latinh và Caribe - nhấn mạnh.
Liên hợp quốc cảnh báo về nguy cơ đói nghèo chưa từng có Theo báo cáo về an ninh lương thực và dinh dưỡng mới đây của Liên hợp quốc, năm 2021 là năm thứ hai liên tiếp số người nghèo đói trên thế giới gia tăng do đại dịch COVID-19. |
Khủng hoảng vật giá đẩy người dân châu Á-Thái Bình Dương vào đói nghèo Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), bên cạnh tác động của đại dịch Covid-19, khủng hoảng vật giá leo thang do lạm phát tăng cao đang tiếp tục đẩy người dân châu Á-Thái Bình Dương vào tình trạng nghèo cùng cực. |