Yên Bái: Thanh niên huyện Trấn Yên tự tin nhờ dự án khởi nghiệp, giảm nghèo
Phú Yên: Khai mạc dự án trại lắp chân giả Jaipur Foot Ngày 6/12, tại Bệnh viện Phục hồi chức năng (PHCN) Phú Yên đã diễn ra lễ khai mạc dự án xã hội Trại chân giả Jaipur Foot. |
Giúp thanh niên Việt Nam "Tự tin lập nghiệp" Dự án “Tự tin lập nghiệp” do Google.org tài trợ đã hỗ trợ 1.210 thanh niên (63% là nữ) được đào tạo nghề và trang bị các kỹ năng, kiến thức cần thiết và được giúp đỡ tìm được việc làm phù hợp với nhu cầu thời kỳ hậu Covid-19. |
Bệ phóng khát vọng khởi nghiệp của thanh niên huyện Trấn Yên
“Tôi rất muốn lưu giữ gen giống gà đen của người Mông…. Rất may mắn, dự án "sáng kiến gà đen Trại Trế" của chúng tôi được hỗ trợ ngay từ vòng đầu tiên và được chọn nhận tài trợ". Đây là chia sẻ từ anh Giàng A Bê, xã Hồng Ca, Trấn Yên, Yên Bái. Anh là một trong 130 thanh niên được Dự án "EU/Sự tham gia: Nâng cao năng lực cho các đoàn thể, tổ chức xã hội và thanh niên dân tộc thiểu số tham gia tích cực vào việc khởi nghiệp, ra quyết định kinh tế - xã hội tại Yên Bái, Việt Nam" (Dự án) hỗ trợ trong quá trình khởi nghiệp. Dự án đã được triển khai tại 9 xã thuộc huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái từ tháng 2/2020-4/2023.
Anh Giàng A Bê được dự án hỗ trợ với sáng kiến gà đen Trại Trế (Ảnh: Tổ chức cứu trợ trẻ em). |
Vượt qua bao gian khó, anh Giàng A Bê cùng các bạn trong nhóm sáng kiến gà đen Trại Trế đã ấp nở thành công 120 chú gà con từ đàn gà giống ban đầu và thu về được trên dưới 20 triệu. Điều này đã trở thành điểm tựa tinh thần to lớn cho các bạn trẻ có tình yêu và lòng tự hào với giống gà đen bản địa của người Mông. Chuyện của Giàng A Bê đã thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết và lan toả tinh thần thanh niên huyện Trấn Yên tự tin khởi nghiệp.
Tương tự, anh Triệu Kim Hoàn cũng đã được Dự án đã hỗ trợ 70 triệu đồng mua dê, trong đó có 16 con dê nái, và 2 con dê đực để gây đàn.
Nhờ có hỗ trợ từ dự án, chị Đinh Kiều Anh đã gây dựng nên hợp tác xã với thương hiệu Miến đao Tráng Thái Toàn Nga. Chị Kiều Anh cho biết, từ tháng 8/2022 đến Tết 2023 doanh thu đạt 500 triệu đồng. Đây là một kết quả xứng đáng cho những nỗ lực của chị Đinh Kiều Anh xây dựng hợp tác xã cũng như lên ý tưởng hoạt động.
“Bản thân tôi và mọi người trong hợp tác xã đã thay đổi rất nhiều, từ kiến thức, kỹ năng cho tới sự bản lĩnh, tự tin, dám ước mơ và hành động để gây dựng nên thương hiệu miến đao quê hương. Nhờ có sự hỗ trợ về nguồn vốn, kỹ thuật triển khai và cả sự động viên tinh thần, đồng hành sát cánh của dự án mà chúng tôi dù còn rất trẻ đã dám đứng lên và tự tin theo đuổi ước mơ của mình”, Đinh Kiều Anh chia sẻ.
Dự án mang lại tác động tích cực nhất là giúp thanh niên thay đổi tư duy về lập nghiệp
Bà Trần Thị Vân Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trấn Yên, đại diện cho các tổ chức xã hội tham gia dự án chia sẻ: “Khi tham gia Dự án, chúng tôi đã có cơ hội học từ những trải nghiệm thực tế và cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt về kĩ năng và thái độ của chính mình trong hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên.
Trong quá trình tham gia, bà Nga nhớ nhất về chia sẻ của một bạn nữ thanh niên dân tộc thiểu số trong nhóm sáng kiến khởi nghiệp, rằng rào cản lớn nhất đối với các bạn nữ khi tham gia khởi nghiệp không chỉ đến từ định kiến xã hội mà còn ở tâm lí rụt rè, sợ thất bại của chính các bạn. Vì thế, các tổ chức xã hội tại địa phương cùng với dự án có mặt kịp thời, sát cánh cùng các bạn vượt qua những khó khăn đó để đến với thành công.
"Có thể nói thành công của các bạn thanh niên tham gia dự án không chỉ đo đếm bằng số tiền các bạn kiếm được mà còn đến từ những câu chuyện truyền cảm hứng về việc vượt qua những định kiến xã hội và chính bản thân mình”, bà Nga chia sẻ.
Hợp tác xã của chị Đinh Kiều Anh với thương hiệu Miến đao Tráng Thái Toàn Nga. |
Theo ông Hoàng Mạnh Cường - Phó Chánh Văn phòng UBND huyện Trấn Yên - dự án đã mang lại tác động tích cực nhất là giúp thanh niên thay đổi tư duy về lập nghiệp và phát triển bản thân nhằm đóng góp cho sự phát triển tình hình kinh tế xã hội địa phương.
“Chúng tôi vẫn luôn trăn trở rằng làm thế nào để đi sâu đi sát cùng với thanh niên trên hành trình lập thân lập nghiệp. Sự có mặt kịp thời và phù hợp của dự án đã giúp chúng tôi giải bài toán khó về nguồn vốn và kĩ thuật hỗ trợ thanh niên. Chúng tôi rất mong muốn các tổ chức xã hội tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi trong việc khuyến khích thanh niên tận dụng nguồn lực sẵn có để góp phần làm giàu đẹp quê hương mình”, ông Cường nói.
Đánh giá về Dự án "EU/Sự tham gia: Nâng cao năng lực cho các đoàn thể, tổ chức xã hội và thanh niên dân tộc thiểu số tham gia tích cực vào việc khởi nghiệp, ra quyết định kinh tế - xã hội tại Yên Bái, Việt Nam", bà Lê Thị Thanh Hương, Trưởng Đại diện Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tin tưởng rằng, với sự hỗ trợ và ủng hộ của chính quyền địa phương, sự đồng lòng vào cuộc của các cơ quan ban ngành, các tổ chức xã hội và các bạn thanh niên, dự án sẽ được tiếp tục duy trì hiệu quả và tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.
18 sáng kiến khởi nghiệp và 4 sáng kiến xã hội được hỗ trợ Dự án "EU-Sự tham gia: Nâng cao năng lực cho các đoàn thể, tổ chức xã hội và thanh niên dân tộc thiểu số tham gia tích cực vào việc khởi nghiệp, ra quyết định kinh tế - xã hội tại Yên Bái, Việt Nam" được triển khai tại 9 xã thuộc huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái từ tháng 2/2020 đến tháng 4/2023. Dự án đặt mục tiêu nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội tỉnh Yên Bái để hỗ trợ năng lực khởi nghiệp, phát triển kinh tế và xã hội cho thanh niên, thúc đẩy bình đẳng giới và khẳng định vai trò của thanh niên dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại có 18 sáng kiến khởi nghiệp và 4 sáng kiến xã hội của thanh niên được lựa chọn hỗ trợ. Bao gồm các lĩnh vực 5 mô hình trồng trọt (khôi Nhung, quế, nếp đen), 4 mô hình chăn nuôi (gà đen bản địa, gà đồi, dê cỏ, ốc nhồi), 4 mô hình dịch vụ (dịch vụ máy nông nghiệp, dịch vụ du lịch, cầu cân điện tử), 5 mô hình sản xuất (miến đao, xưởng nhôm kính, trà túi lọc, gỗ băm dăm, sản xuất nội thất gỗ quế). Dự án tạo việc làm ổn định cho thanh niên địa phương với thu nhập từ 5-7 triệu đồng/tháng. |
Hơn 5000 thanh thiếu niên LGBT và gia đình có cuộc sống tốt đẹp hơn từ dự án tại Cần Thơ Chiều 31/3, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Cần Thơ (Liên hiệp Cần Thơ) phối hợp với Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế (SCI) tại Việt Nam tổ chức Tổng kế Dự án “Quản trị quyền trẻ em - Trẻ em và thanh thiếu niên LGBT tại Việt Nam được tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội”. |
Nhiều trẻ em, phụ nữ mang thai tại Yên Bái, Sơn La đã có bữa ăn giàu dinh dưỡng Hơn 14.190 phụ nữ có thai và 14.953 trẻ em từ 0-2 tuổi khác tại Sơn La và Yên Bái đã có những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh hơn. Đó là kết quả tích cực sau 5 năm triển khai dự án “Lồng ghép cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em ở khu vực miền núi phía Bắc" do Tổ chức cứu trợ trẻ em hợp tác với Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế) thực hiện với sự tài trợ của Quỹ phát triển xã hội Nhật Bản và Ngân hàng Thế giới. |