Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
15:03 | 11/07/2023 GMT+7

Ý nghĩa cây nêu trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên

aa
Trong các nghi lễ, lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên, cây nêu chính là biểu tượng tâm linh kết nối giữa trời - đất, con người và thần linh. Tuy nhiên, mỗi dân tộc có hình thức thể hiện cây nêu mang ý nghĩa riêng.
Bộ trưởng Park Bo Gyoon: sẽ giới thiệu Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho người dân Hàn Quốc Bộ trưởng Park Bo Gyoon: sẽ giới thiệu Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho người dân Hàn Quốc
Chiếc khăn piêu trong đời sống văn hóa dân tộc Thái Lai Châu Chiếc khăn piêu trong đời sống văn hóa dân tộc Thái Lai Châu
Ý nghĩa cây nêu trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên
Cây nêu trong lễ cúng lúa mới của đồng bào Mnông.

Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, cây nêu có mặt trong hầu hết các lễ hội, nghi lễ, lễ cúng. Từ lễ hội lớn trong phạm vi cộng đồng như mừng buôn làng mới, nhà rông mới, mừng lúa mới, tìm ra nguồn nước mới đến nghi lễ trong gia đình, dòng tộc như lễ mừng thọ, đặt tên cho bé, lễ cưới, lễ tang… cây nêu đều giữ vai trò quan trọng. Hình dáng, màu sắc, hoa văn của cây nêu thể hiện rõ quy mô lớn hay nhỏ của lễ hội.

Cây nêu của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, thường có 4 màu chủ đạo là vàng, đỏ, trắng, đen; thân cây nêu được tô vẽ cầu kỳ. Đây cũng chính là những màu sắc chính trong nghệ thuật điêu khắc dân gian của đồng bào Tây Nguyên.

Am hiểu về cây nêu, già làng Y Xuyên, dân tộc Mnông, bon Ja Răh, xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông cho biết: Cây nêu không chỉ mang yếu tố văn hóa dân tộc mà còn mang ý nghĩa tâm linh, kết nối giữa đất và trời, giữa con người với thần linh. Dựng cây nêu là việc làm quan trọng, bon làng phải họp bàn, huy động nam giới vào rừng chọn những cây tre thẳng, chắc.

Theo quan niệm của đồng bào, người dựng cây nêu phải là người đàn ông có uy tín trong bon làng, am hiểu về cách dựng, trang trí, khéo léo và có kinh nghiệm về cuộc sống, hiểu biết về thế giới tự nhiên. “Đối với đồng bào dân tộc Mnông ở xã Nâm Nung, cây nêu là nơi trú ngụ của các thần linh, nơi các vị thần sẽ về ngự và tham dự các lễ hội cùng bon làng”, già làng Y Xuyên chia sẻ.

Cây nêu của đồng bào Mnông trong các lễ hội thường cao 3-5m trở lên, chia làm 3 tầng (tùy theo lễ cúng). Trong đó, tầng trên cùng là hình con chim én, có ý nghĩa thể hiện khát vọng cuộc sống, vươn cao bay xa, trừ tà, đuổi thú và được trang trí lục lạc, bông lúa. Phía dưới là một mô hình tròn được làm bằng quả bầu, tượng trưng cho đất. Xung quanh quả bầu có gắn bông gòn trắng tượng trưng cho nước. Bốn góc treo những chùm tua lồ ô, tượng trưng cho những bông lúa trĩu hạt.

Tầng giữa của cây nêu được làm bằng tấm đan từ cây lồ ô, bốn góc được gắn những con vật được đan bằng tre, nứa như dê, trâu, chim, gà… Đây là nơi mà các vị thần linh về ngự nên các các lễ vật dâng cúng gồm con gà, gạo nếp, rượu, thịt nướng, máu của con vật hiến tế đều đặt ở đây.

Tầng dưới cùng của cây nêu cách mặt đất 2m, để người cúng tế có hể nói chuyện với thần linh, xin thần linh đem lại cho bon làng sự giàu mạnh, con người khỏe mạnh, làm ra nhiều của cải, xua đuổi những cái xấu, đem lại cho bon làng sự bình yên, tốt đẹp.

Ý nghĩa cây nêu trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên
Cây nêu trong các nghi lễ của đồng bào Ê Đê.

Đối với dân tộc Ê Đê, cây nêu được trang trí những họa tiết, hoa văn khác nhau tùy theo ý nghĩa của từng lễ hội, nghi lễ nhưng đều mang ý nghĩa tạ ơn, cầu cho gia đình, buôn làng ấm no, hạnh phúc.

Cây nêu của đồng bào Ê Đê thường có chiều cao thấp hơn các dân tộc khác, vì các lễ hội của người Ê Đê được tổ chức trong nhà dài nhiều hơn. Họa tiết, trang trí cây nêu cũng đơn giản màu sắc chủ đạo là màu đỏ, đen và vàng. Người Ê Đê làm cây nêu bằng gỗ, mềm như cây xoan và thường chọn cây có thân thẳng, cây không bị sâu đục, lá không úa vàng.

Theo ông Y Kô Niê, dân tộc Ê Đê ở TP. Buôn Ma thuột, tỉnh Đắk Lắk, một người am hiểu văn hóa Ê Đê, ý nghĩa của biểu tượng và họa tiết từng phần trên cây nêu của người Ê Đê được ví như thân hình của một vị thần gồm 5 phần: phần đầu hình bắp chuối thể hiện sự kết nối giữa đất và trời, giao tiếp giữa các vị thần và linh hồn vạn vật với con người. Phần cổ hình chữ Z biểu trưng cho con cá, bên dưới là 4 thanh gỗ được gắn ngàm với nhau như bếp lửa tượng trưng cho giàn bếp,cầu mong gia đình, dòng họ an lành. Phần ngực hình nồi đồng và cái bếp cầu no đủ và hạnh phúc, thể hiện sự đoàn kết, sum vầy gắn kết con người với con người và gia đình với cộng đồng buôn làng. Phần bụng khắc vòng quanh thân cây nêu thể hiện số lần tổ chức nghi lễ trong gia đình. Phần chân được trang trí bằng họa tiết cách điệu như chong chóng, tổ ong với hai màu đỏ và vàng, là nơi mọi người trong cộng đồng, khách mời gửi gắm mơ ước, cầu xin các vị thần phù hộ.

Ý nghĩa cây nêu trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên
Lễ cúng lúa mới của người Xơ Đăng không thể thiếu cây nêu.

Đồng bào Xơ Đăng, cây nêu tượng trưng cho cây lúa, dựng cây nêu đầu năm mới cầu mong mùa màng bội thu, mọi gia đình ấm no. Vì thế, cây nêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong ngày đầu năm mới của người Xơ Đăng, đặc biệt là lễ cúng mừng lúa mới.

Để làm cây nêu, đồng bào Xơ Đăng chọn cây lồ ô to, đẹp và thẳng để làm thân cây nêu. Ngọn cây nêu được tạo hình 6 nhánh cây, trên ngọn tạo hình bông hoa nhiều cánh, phía dưới là hình con chim, chùm tua sợi được làm từ tre tô màu đỏ và đen thể hiện mong ước nô ấm, đủ đầy. Thân cây nêu được tô màu trắn, đen và đỏ. Gốc cây nêu có một sàn đan bằng tre để vật dâng cúng thần linh.

Ông Y Krắp, trú bon Ja Răh là thầy cúng lâu năm ở xã Nâm Nung chia sẻ: Nhìn tổng thể, cây nêu là một tác phẩm nghệ thuật sinh động, hoa văn trang trí được khắc, đan, đẽo rất tinh tế. Cây nêu đứng giữa trời cao vút, là linh hồn và là “lễ đài” của toàn bộ buổi lễ. Cây nêu không chỉ mang giá trị nghệ thuật điêu khắc mà còn có ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Vì thế, đồng bào Mnông coi cây nêu là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.

Với đồng bào Tây Nguyên, cây nêu là cầu nối giữa đất và trời, là sự kết nối vô hình giữa con người với thần linh nhằm đưa những mong muốn, ước nguyện của dân làng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, thể hiện khát vọng sống vươn tới cuộc sống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.

Theo Lê Hường/Báo Dân tộc và phát triển

https://baodantoc.vn/cay-neu-trong-doi-song-dong-bao-dan-toc-thieu-so-tay-nguyen-1688545544520.htm

Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác tín ngưỡng, tôn giáo khu vực Miền trung và Tây Nguyên Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác tín ngưỡng, tôn giáo khu vực Miền trung và Tây Nguyên
Giới thiệu đặc trưng văn hóa các dân tộc thiểu số Nam Trung bộ và Tây Nguyên Giới thiệu đặc trưng văn hóa các dân tộc thiểu số Nam Trung bộ và Tây Nguyên
Theo Báo Dân tộc và phát triển
Nguồn: baodantoc.vn

Tin bài liên quan

Đặc sắc Festival văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai 2023

Đặc sắc Festival văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai 2023

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lao vừa ký ban hành Kế hoạch tổ chức Festival văn hóa cồng chiêng tỉnh năm 2023 với chủ đề “Gia Lai-những sắc màu văn hóa”. Đây sẽ là sự kiện văn hóa đặc sắc, hứa hẹn nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút du khách.
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Ấn Độ và Tây Nguyên

Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Ấn Độ và Tây Nguyên

Sáng 31/8, chương trình kết nối giao thương giữa doanh nghiệp các tỉnh vùng Tây Nguyên của Việt Nam và doanh nghiệp Ấn Độ đã diễn ra tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đây là một trong ba hoạt động trong khuôn khổ tổ chức Hội nghị hợp tác kinh doanh và đầu tư giữa tỉnh Lâm Đồng và Ấn Độ.
Giới thiệu đặc trưng văn hóa các dân tộc thiểu số Nam Trung bộ và Tây Nguyên

Giới thiệu đặc trưng văn hóa các dân tộc thiểu số Nam Trung bộ và Tây Nguyên

Chiều 1/6, trong khuôn khổ Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023, Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk tổ chức triển lãm “Đặc trưng văn hóa các dân tộc thiểu số Nam Trung bộ và Tây Nguyên”.

Các tin bài khác

Clip khách Tây đẩy gậy kịch tính với chàng trại H'Mông tại Lễ hội Gầu tào

Clip khách Tây đẩy gậy kịch tính với chàng trại H'Mông tại Lễ hội Gầu tào

Đến Lào Cai dịp này, nhiều du khách nước ngoài thích thú, hào hứng trải nghiệm nét văn hóa bản địa đặc sắc của dân tộc H’Mông trong lễ hội Gầu Tào.
Những việc nên làm vào Ngày Thần Tài (10/1) để đón tài lộc cả năm

Những việc nên làm vào Ngày Thần Tài (10/1) để đón tài lộc cả năm

Cần chuẩn bị cho lễ cúng Thần Tài vào ngày Thần Tài mùng 10 tháng Giêng Âm lịch. Bạn cũng cần lau dọn ban thờ và làm lễ đón Thần Tài.
Ảnh: Phiên chợ Âm Dương "mua may, bán rủi" độc đáo nhất đất Bắc, mỗi năm chỉ mở một lần

Ảnh: Phiên chợ Âm Dương "mua may, bán rủi" độc đáo nhất đất Bắc, mỗi năm chỉ mở một lần

Chợ Âm Dương - nơi "mua may, bán rủi", nằm tại Làng Ó (khu Xuân Ổ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh). Mỗi năm chợ chỉ họp một lần vào đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 Tết.
Tục xin chữ đầu năm của người Việt

Tục xin chữ đầu năm của người Việt

Từ xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân Việt Nam luôn giữ thông lệ đi xin chữ đầu năm như một cách thể hiện niềm hy vọng trong năm mới.

Đọc nhiều

Nghệ An tri ân những chuyên gia Đức đã tham gia tái thiết thành phố Vinh

Nghệ An tri ân những chuyên gia Đức đã tham gia tái thiết thành phố Vinh

Ngày 28/4, Hội hữu nghị Việt - Đức tỉnh Nghệ An phối hợp với Hội kiến trúc sư tỉnh Nghệ An và nhóm Vinh Xưa tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày tái thiết ...
Sinh viên Lào, Campuchia, Việt Nam giao lưu, tìm hiểu văn hoá, ẩm thực

Sinh viên Lào, Campuchia, Việt Nam giao lưu, tìm hiểu văn hoá, ẩm thực

Ngày 27/4/2024, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam - Quận Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam - Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Quận Tân Bình ...
Nhiều trường học khu vực Đông Nam Á cân nhắc việc cho học sinh nghỉ học vì nền nhiệt cao

Nhiều trường học khu vực Đông Nam Á cân nhắc việc cho học sinh nghỉ học vì nền nhiệt cao

Đông Nam Á đang đón đợt nắng nóng khắc nghiệt. Chính quyền các quốc gia trong khu vực đưa ra cảnh báo về sức khỏe và cho phép các trường học đóng cửa.
Các bãi biển đông nghẹt khách dịp nghỉ lễ

Các bãi biển đông nghẹt khách dịp nghỉ lễ

Dịp lễ 30/4-1/5 năm nay cả nước nắng nóng, du khách từ các tỉnh, thành đổ về các bãi biển tắm mát, vui chơi.
Vùng 5 Hải quân cấp nước ngọt cho người dân đảo Hòn Chuối

Vùng 5 Hải quân cấp nước ngọt cho người dân đảo Hòn Chuối

Những giọt nước nghĩa tình của cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân đã giúp người dân đảo Hòn Chuối vơi bớt khó khăn, ổn định cuộc sống trong những ngày hạn hán, nắng nóng kéo dài.
Nghĩa tình quân dân trong ngày nắng hạn

Nghĩa tình quân dân trong ngày nắng hạn

Đến với huyện Trần Văn Thời, U Minh và Thới Bình của tỉnh Cà Mau những ngày cuối tháng 4/2024, nhiều kênh, rạch cạn khô, nhiều công trình giếng khoan cũng đã cạn kiệt, hoa màu héo khô, bà con thiếu cả nước ngọt để ăn, uống. Không khí cỗi cằn nơi đây đã trở nên xốn xang, thấm đẫm hơn khi đón nhận dòng nước mát được trao gửi từ những người lính Hải quân.
Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Tối 27/4, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), 15 tác phẩm văn học nghệ thuật với chủ đề “Biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân” do hội viên và cộng tác viên của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Kiên Giang sáng tác đã được giới thiệu đến đông đảo cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị thuộc Vùng 5 Hải quân trên địa bàn TP. Phú Quốc.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Mới đây, Sở Tư pháp TP Hà Nội đã xây dựng tài liệu hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh xác thực điện tử (VNeID) và hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ nhận kết quả cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thông tin về tình hình thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo thời tiết chủ đạo trên cả nước là nắng nóng, có nơi nắng nóng trên 40 độ.
Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Trong ngày cuối tuần, cả nước xảy ra nắng nóng trong đó các khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa-Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt.
Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Hầu hết các khu vực trên cả nước đón ngày nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch - 18/4 dương lịch) trong thời tiết nắng nóng, nhiều nơi xuất hiện nắng nóng gay gắt. Thời điểm chiều tối và đêm khả năng mưa rào và dông vài nơi
Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển sinh đi học tại Kazakhstan diện Hiệp định năm 2024. Theo đó, Chính phủ Kazakhstan cấp 3 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại quốc gia này theo trình độ đại học.
Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Chương trình học bổng của chính phủ Ấn Độ; cơ hội việc làm; những lưu ý khi du học Ấn Độ... là những thông tin được cung cấp tại tọa đàm “Tăng cường giao lưu nhân dân-kết nối giáo dục, đào tạo Việt Nam-Ấn Độ” diễn ra vào ngày 10/4 tại Hà Nội.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động