Xuất khẩu xanh - đòi hỏi bắt buộc nếu muốn bán hàng vào thị trường châu Âu
Liên minh châu Âu quyết tâm trong sạch hóa mạng xã hội Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) là một quy tắc tự nguyện giữa Liên minh châu Âu (EU) và khoảng 30 nền tảng mạng xã hội. Với các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ngăn chặn thông tin sai lệch, DSA được kỳ vọng sẽ góp phần giúp EU làm sạch mạng xã hội. |
Liên minh châu Âu thúc đẩy nguồn năng lượng tái tạo Liên minh châu Âu (EU) đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh bằng cách thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, thực hiện cam kết đi đầu trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu. |
Liên minh châu Âu (EU) là khu vực thương mại đầu tiên trên thế giới thực hiện Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) đối với hàng hóa nhập khẩu giai đoạn 1. Đây là giai đoạn chuyển tiếp, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh.
Ông Paolo Gentiloni - Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế của EU - cho biết, cơ chế CBAM được áp dụng nhằm khuyến khích quá trình chuyển đổi xanh trên toàn thế giới và ngăn chặn tình trạng các nhà sản xuất ở châu Âu chuyển hoạt động sản xuất đến các nước có tiêu chuẩn môi trường thấp hơn. CBAM là công cụ mang tính bước ngoặt của EU nhằm chống rò rỉ carbon và là một trong những trụ cột trong Chương trình nghị sự 55 đầy tham vọng của khối.
Cơ chế CBAM sẽ đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường EU. Ảnh minh họa |
Trong giai đoạn chuyển tiếp, CBAM sẽ áp dụng đối với nhập khẩu xi măng, sắt, thép, nhôm, phân bón, điện và khí hydro. Các nhà nhập khẩu ở EU sẽ phải báo cáo khối lượng nhập khẩu và lượng phát thải khí nhà kính có trong hàng hóa nhập khẩu, nhưng không phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào ở giai đoạn này.
Cơ chế CBAM sẽ bắt đầu áp dụng trong giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/10/2023 với giai đoạn báo cáo đầu tiên cho các nhà nhập khẩu kết thúc vào ngày 31/1/2024. Điều này có nghĩa là xuất khẩu xanh đang là đòi hỏi bắt buộc nếu các quốc gia muốn bán hàng vào thị trường châu Âu.
EU phân loại hàng hóa thành 2 loại để tính suất phát thải thực tế gồm hàng hóa đơn giản và hàng hóa phức tạp. Hàng hóa phức tạp sẽ tính toán cả lượng phát thải của nguyên liệu đầu vào.
Tính tới hiện tại, sắt thép, nhôm, khí hydro là những mặt hàng chỉ áp dụng CBAM cho phát thải trực tiếp ở giai đoạn đầu. Còn phân bón, xi măng, điện là những mặt hàng sẽ bị áp dụng CBAM cho cả phát thải trực tiếp và gián tiếp.
Giai đoạn chuyển tiếp cho phép Ủy ban châu Âu (EC) thu thập thông tin về lượng khí thải tạo ra đối với hàng hóa nhập khẩu để chuẩn bị cho giai đoạn áp dụng CBAM tiếp theo. Bắt đầu từ năm 2026, các nhà nhập khẩu sẽ bị tính thuế carbon, tức phải phải mua các chứng chỉ phát thải carbon (hay còn gọi là chứng chỉ CBAM), tương ứng với lượng phát thải carbon với phát thải carbon vượt quá tiêu chuẩn của EU.
Nếu các nhà nhập khẩu EU có thể chứng minh, dựa trên thông tin đã được xác minh từ các nhà sản xuất ở nước thứ ba, rằng giá carbon đã được thanh toán trong quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu, thì số tiền tương ứng có thể được khấu trừ vào hóa đơn cuối cùng của họ.
Theo Nghị viện châu Âu, EU cam kết nhằm giảm 55% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 so với các mức ghi nhận năm 1990 và đạt mục tiêu trung hòa khí carbon vào năm 2050. Như vậy, thuế carbon được xem là một trong những công cụ hiệu quả nhất để điều chỉnh lượng xả thải carbon hằng năm tuân theo thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 mà các quốc gia đã ký kết.
Sắt thép là một trong 6 mặt hàng xuất khẩu chịu cơ chế CBAM. |
CBAM là cơ chế đầu tiên trên thế giới đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu. Cơ chế này được thiết kế để tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm ngăn chặn chính sách bảo hộ.
Dù nhằm mục đích chống biến đổi khí hậu nhưng cơ chế carbon sẽ tạo thêm chi phí đáng kể đối với các hàng hóa xuất khẩu. Theo ước tính của WTO, riêng lĩnh vực thép có khả năng sẽ giảm khoảng 4% giá trị xuất khẩu dưới tác động của CBAM. Nhu cầu giảm kéo theo sản lượng giảm khoảng 0,8%.
EU hỗ trợ Việt Nam gỡ “thẻ vàng IUU” trong quy trình đánh bắt thủy hải sản Đây là nội dung trao đổi giữa Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và ông Daniel Caspary, Trưởng Đoàn Nghị sỹ Nghị viện châu Âu phụ trách quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN trong buổi gặp gỡ vào chiều 20/6 tại Hà Nội. |
Đại sứ Julien Guerrier: EU muốn cùng Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển Ngày 27/9, ông Julien Guerrier, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam đã có buổi gặp gỡ báo chí đầu tiên kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ mới. |